Diệu kế sống chung khi đến hẹn lũ lại lên

Thảo Anh |

“Trẻ con sống trong lũ còn khôn ngoan, biết trèo lên mái nhà để đỡ ướt chân. Bản năng sinh tồn của trẻ con rất mạnh, người lớn cũng nên "bắt chước” sự khôn ngoan và trí tuệ của thế hệ trẻ để chủ động sống chung với lũ".
Trước câu hỏi về những biện pháp khả thi thoát lũ, KTS Trần Huy Ánh cho rằng: “Theo tôi, thoát lũ có hai cách, thứ nhất là dùng hệ thống thủy lợi đê điều bơm nước ra các dòng sông.

Thứ hai là mở rộng các vùng bán ngập để giảm áp lực của nước. Nhưng việc dùng máy bơm chỉ là việc làm tình thế, bơm nước vòng quanh thì vô ích. Còn mở rộng vùng bán ngập, nuôi trồng thủy sản kết hợp với cây trồng khả thi hơn”.

Về biện pháp lâu dài cho cư dân vùng lũ, KTS Huy Ánh đưa ra giải pháp nên tái thiết không gian sống thích ứng với 2 mùa lũ/cạn; coi nước là tài nguyên thay vì thảm họa. Lấy trữ nước chủ động thay vì thoát nước bị động.

Từ đó từng bước tổ chức giao thông thủy mùa lũ kết hợp giao thông bộ mùa cạn một cách chủ động, an toàn. Làm nhà cộng đồng, trường học, kho tàng, trạm điện cao, nổi trên mặt nước, kết hợp hành lang đi bộ an toàn trên cao kết nối các khu dân cư.

“Tôi nghĩ thiết thực nhất bây giờ là làm nhà cao lên, tầng 1 để nước lưu thông. Khi nước đến thì rút lên tầng 2 ở. Hình ảnh trẻ con trèo lên những mái nhà để đến trường có lẽ là chính là câu trả lời hoàn hảo cho giải pháp mùa lũ.

Trẻ con còn khôn ngoan, trèo lên mái nhà để đỡ ướt chân. Bản năng sinh tồn của trẻ con rất mạnh, người lớn cũng nên “bắt chước” sự khôn ngoan của trẻ con. Nhưng trẻ con leo qua mái nhà cũng khá nguy hiểm, người lớn nên giúp sức bằng việc làm các cầu nối chắc chắn để nối các mái nhà lại với nhau. Mùa lũ đi không ướt chân đến trường an toàn” - KTS Huy Ánh bày tỏ quan điểm.

Đồng thời, KTS Huy Ánh phân tích dù khó khăn nhưng một năm chỉ có vài tuần mưa lũ nên bây giờ hãy hướng đến những giải pháp để định cư tại chỗ và sống chung với hoàn cảnh thiên tai. Đối mặt với thiên tai chứ không thể trốn chạy, đó là thái độ sống chủ động và thông minh nhất trong thời điểm hiện tại.

Đồng quan điểm đó, KTS Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam phân tích: "Nhà chống lũ thường làm ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ. Còn với trường hợp Chương Mỹ, các gia đình nên làm sàn chống lũ vượt cao độ, kiên cố, để có thể thích ứng với thiên tai thì hơn".

Tuy nhiên, theo KTS Quốc Thông, việc làm có hiệu quả nhất là thiết kế một không gian công cộng an toàn hơn là thiết kế những căn nhà đơn lập. 

Khi thiết kế phải tính đến khả năng chứa được đông người trong trường hợp có thiên tai. Đó có thể là một trường học hoặc sử dụng cảnh quan như công viên có điểm cao. Khi có sự cố, dân sẽ ra ở đó trong những ngày lũ.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Rốn lũ Chương Mỹ và những nụ cười trong nghịch cảnh

Thảo Anh |

Cơn lũ lịch sử tràn vào Chương Mỹ (Hà Nội), cả một vùng quê yên bình trở nên xơ xác, tiêu điều. Nhưng người dân ngoại thành Hà Nội vẫn không hề nao núng, vì “sống chung với lũ, chúng tôi phải quen lũ thôi”.

Hành trình đến trường gian nan của các em học sinh vùng "rốn lũ"

Văn Thắng - Hà Phương |

Mặc dù không còn những cơn mưa nhưng các em học sinh của xóm Bến Vôi (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội) ngày ngày vẫn lội nước lũ và ngồi canô đến trường.

Đứng giữa đỉnh lũ, nhìn lại hệ thống đê điều mà lo!

khánh vũ |

Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai lụt, bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được, đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Công sức của nhiều thế hệ đã xây dựng nên một hệ thống công trình đê điều có quy mô rất lớn với chiều dài khoảng 9.300km (gần 2.900km đê biển và 6.400km đê sông). Trong đó có trên 2.700km đê được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt, đây là các tuyến đê bảo vệ các khu vực có dân số tập trung đông và nhiều công trình hạ tầng quan trọng của đất nước. Song do công trình đê điều chủ yếu đắp bằng đất, dưới tác động của lũ, bão... nhiều tuyến đê bị xuống cấp không đảm bảo an toàn. Mùa mưa lũ năm 2018 đã cho thấy hệ thống đê điều có nhiều bất cập.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Rốn lũ Chương Mỹ và những nụ cười trong nghịch cảnh

Thảo Anh |

Cơn lũ lịch sử tràn vào Chương Mỹ (Hà Nội), cả một vùng quê yên bình trở nên xơ xác, tiêu điều. Nhưng người dân ngoại thành Hà Nội vẫn không hề nao núng, vì “sống chung với lũ, chúng tôi phải quen lũ thôi”.

Hành trình đến trường gian nan của các em học sinh vùng "rốn lũ"

Văn Thắng - Hà Phương |

Mặc dù không còn những cơn mưa nhưng các em học sinh của xóm Bến Vôi (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội) ngày ngày vẫn lội nước lũ và ngồi canô đến trường.

Đứng giữa đỉnh lũ, nhìn lại hệ thống đê điều mà lo!

khánh vũ |

Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai lụt, bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được, đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Công sức của nhiều thế hệ đã xây dựng nên một hệ thống công trình đê điều có quy mô rất lớn với chiều dài khoảng 9.300km (gần 2.900km đê biển và 6.400km đê sông). Trong đó có trên 2.700km đê được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt, đây là các tuyến đê bảo vệ các khu vực có dân số tập trung đông và nhiều công trình hạ tầng quan trọng của đất nước. Song do công trình đê điều chủ yếu đắp bằng đất, dưới tác động của lũ, bão... nhiều tuyến đê bị xuống cấp không đảm bảo an toàn. Mùa mưa lũ năm 2018 đã cho thấy hệ thống đê điều có nhiều bất cập.