Điều hoà hỏng, máy tính hư... chờ "luồng xanh" cho dịch vụ thiết yếu

Phạm Đông |

Nếu thời gian giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài, cần tính toán việc mở thêm "luồng xanh" cho các dịch vụ thiết yếu để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và làm việc tại nhà của người dân. Máy tính hỏng hóc, đường ống nước vỡ, thiết bị điện chập cháy..., rơi vào những trường hợp này, người dân không còn cách nào khác ngoài chờ hết giãn cách.

Thiết bị điện tử hư hỏng

Vừa qua, Hà Nội đã quyết định giãn cách xã hội thêm 2 tuần (đến 6h ngày 6.9); yêu cầu tất cả người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.

Tuy nhiên, khi thời gian giãn cách tiếp tục kéo dài đã bắt đầu phát sinh ra một số vấn đề liên quan tới sinh hoạt thiết yếu của người dân.

Tuân thủ chỉ đạo của thành phố, bà Phạm Hải Yến (48 tuổi, Tổ 21, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) thực hiện nghiêm quy định, chỉ ra khỏi nhà khi đi mua nhu yếu phẩm. Thế nhưng, 1 tuần trở lại đây, chồng và con trai bà bắt đầu than thở vì sự cố thiết bị điện tử, đồ dùng sinh hoạt bị hư hỏng.

Điều hoà của gia đình bà Yến được thay mới từ năm ngoái nhưng năm nay đã trở chứng. Ảnh: P.Đ
Điều hoà của gia đình bà Yến được thay mới từ năm ngoái nhưng năm nay đã giở chứng. Ảnh: P.Đ

Trong căn phòng chật chội chỉ rộng hơn 15m2, không khí trong ngôi nhà càng ngột ngạt hơn bởi thường xuyên phải đóng kín cửa. Thiết bị làm mát duy nhất của bà Yến lúc này chỉ là một chiếc quạt cây. Bởi lẽ, đã 1 tuần nay chiếc điều hoà được bà thay từ năm trước đã gặp sự cố, không còn hoạt động để làm mát cho căn phòng trong những ngày nắng nóng.

“Điều hoà tắt ngấm không hoạt động, không có chỗ sửa và đặc biệt là nóng bức những ngày nhiệt độ cao khiến gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Vừa qua Hà Nội đã gia hạn thêm thời gian giãn cách, nếu dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử không được hoạt động thì nhiều người gặp sự cố như tôi sẽ rất khổ”, bà Yến nói.

Cửa hàng điện máy tại cầu giấy đóng cửa im lìm dừng hoạt động.
Cửa hàng điện máy tại cầu giấy đóng cửa im lìm dừng hoạt động.

Anh Nguyễn Vũ Thế Bình, sống tại ngõ 20 Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy) cho biết, thời tiết nắng nóng những ngày qua khiến thời lượng sử dụng điều hòa rất cao. Chính điều này đã khiến thiết bị làm mát đứng im sau những ngày hoạt động gần như 24/24.

Căn phòng của anh Bình nóng bức hơn vì chiếc điều hoà cũ bị hỏng.
Căn phòng của anh Bình nóng bức hơn vì chiếc điều hoà cũ bị hỏng.

Anh Bình đã liên hệ với nhiều đầu số trên web để tìm thợ sửa điều hoà. Tuy nhiên, mỗi cuộc điện thoại anh gọi đi đều chỉ nhận về chung một câu trả lời không thể đến sửa vì dịch vụ không được phép ra đường. Những người này đều hẹn anh Bình sau ngày 6.9 hết giãn cách sẽ đến sửa lại.

Anh Bùi Văn Thái - một thợ sửa điều hoà cho biết, những ngày vừa qua, thời tiết tại Hà Nội khá nắng nóng, khiến cho nhu cầu sử dụng điều hòa của người dân tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu vệ sinh và sửa chữa điều hoà của các gia đình cũng tăng đột biến. Tuy nhiên, do đang thực hiện giãn cách, không thuộc danh mục dịch vụ được hoạt động nên anh Thái và những đồng nghiệp chỉ có thể ở nhà.

Anh Bùi Văn Thái - thợ sửa điều hoà. Ảnh chụp tháng 7
Anh Bùi Văn Thái - thợ sửa điều hoà. Ảnh chụp tháng 7

Hỏng điện thoại, máy tính ảnh hưởng tới làm việc, học tập tại nhà

Ba ngày qua, chị Đinh Thuý Hằng (27 tuổi, ngõ 279 Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai) chỉ có thể sử dụng laptop để trò chuyện, liên lạc với gia đình và bạn bè. Chiếc điện thoại bị hư, đồng nghiệp không thể liên lạc trao đổi công việc khiến chị gặp rất nhiều khó khăn. Chị Hằng nhờ trợ giúp trên mạng xã hội, nhưng thời điểm “ai ở ở đâu thì ở đó” này, không ai có thể trợ giúp chị.

Chị Đinh Thuý Hằng - nhân viên một bệnh viện than thở khi điện thoại hỏng không có nơi sửa.
Chị Đinh Thuý Hằng - nhân viên một bệnh viện than thở khi điện thoại hỏng không có nơi sửa.

Không chỉ vậy, nhiều trường hợp trong thời gian giãn cách xã hội, xe đang di chuyển bất ngờ gặp sự cố không biết phải làm sao khi các cửa hàng sửa chữa đã đóng cửa. Trường hợp xe hỏng nhẹ, người dân có thể tự khắc phục được ngay. Tuy nhiên, một số chủ xe hỏng hóc nặng hơn, hoặc cần sửa chữa, thay thế phụ tùng thì không thể tự làm.

Những ngày phong tỏa, người dân phải làm việc trực tuyến, học sinh cũng phải học online nhiều hơn. Do đó, thiết bị cần sử dụng tương đối nhiều trong thời gian này là máy tính. Chị Nguyễn Thu Huyền (38 tuổi, trú tại Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân) rất lo lắng khi công việc trực tuyến bị trì trệ.

Gia đình chị Huyền rơi vào cảnh máy tính xách tay bị hư hỏng nhưng không thể di chuyển ra ngoài và không có chỗ nhận sửa chữa. Trong khi 2 người con của chị đang phải học bài trực tuyến nên khi máy tính bị hỏng, mọi người lại phải luân phiên sử dụng chiếc máy tính còn lại.

"Chúng tôi cũng chấp hành nghiêm và ủng hộ chủ trương giãn cách xã hội để mong sớm hết dịch bệnh COVID-19, trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách xã hội kéo dài, thành phố cũng nên xem xét "mở luồng xanh" cho các dịch vụ thiết yếu để giữ chân người dân tại nhà, thuận lợi cho công việc và học tập online của các con" - chị Huyền cho hay.

Cửa hàng mua bán, sửa chữa điện thoại tại Vũ Phạm Hàm và Thái Hà đóng cửa, dừng hoạt động (ghi nhận ngày 24.8). Ảnh: H.Nguyễn
Cửa hàng mua bán, sửa chữa điện thoại tại Vũ Phạm Hàm và Thái Hà đóng cửa, dừng hoạt động (ghi nhận ngày 24.8). Ảnh: H.Nguyễn
Cửa hàng mua bán, sửa chữa điện thoại tại Vũ Phạm Hàm và Thái Hà đóng cửa, dừng hoạt động (ghi nhận ngày 24.8). Ảnh: H.Nguyễn

Theo tìm hiểu của PV, tại Hà Nội hiện nay, tất cả những cửa hàng điện máy, thiết bị điện tử trên địa bàn thành phố đều tuân thủ việc đóng cửa, phòng dịch. Nơi có nhiều cửa hàng sửa chữa điện thoại như phố Thái Hà (Đống Đa) cũng trong tình cảnh "cửa đóng, then cài".

Ngoài ra, khi thực hiện giãn cách xã hội, các gara, xưởng sửa chữa xe tư nhân đã đều đóng cửa phòng dịch.

Trước đó, chiều 21.8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký Công điện số 19 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn thành phố. Chính quyền Hà Nội quyết định kéo dài thêm việc giãn cách thêm 2 tuần.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Bí thư Hà Nội: Thành phố đã tranh thủ được "thời gian vàng" kiểm soát dịch

Nguyễn Hà |

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, đến nay có thể khẳng định, Hà Nội đã tranh thủ được thời cơ “thời gian vàng” để kiểm soát dịch.

Tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà mới "rà" hết người khó khăn do dịch

Phạm Đông |

Sau hơn 1 tháng giãn cách xã hội, Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh để họ yên tâm thực hiện giãn cách. Nhiều lãnh đạo các phường cho biết, tổ dân phố là lớp đầu tiên thực hiện việc rà soát danh sách, số lượng người để hỗ trợ nên có vai trò rất quan trọng.

Săn sale điện máy "mùa dịch": Khách hàng chấp nhận nhận hàng sau giãn cách

Khương Duy |

Để giải quyết hàng tồn kho, nhiều siêu thị điện máy đang tung ra khuyến mãi. Không ít người chấp nhận mua và nhận hàng sau giãn cách để nhận được mức giá ưu đãi tốt.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Bí thư Hà Nội: Thành phố đã tranh thủ được "thời gian vàng" kiểm soát dịch

Nguyễn Hà |

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, đến nay có thể khẳng định, Hà Nội đã tranh thủ được thời cơ “thời gian vàng” để kiểm soát dịch.

Tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà mới "rà" hết người khó khăn do dịch

Phạm Đông |

Sau hơn 1 tháng giãn cách xã hội, Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh để họ yên tâm thực hiện giãn cách. Nhiều lãnh đạo các phường cho biết, tổ dân phố là lớp đầu tiên thực hiện việc rà soát danh sách, số lượng người để hỗ trợ nên có vai trò rất quan trọng.

Săn sale điện máy "mùa dịch": Khách hàng chấp nhận nhận hàng sau giãn cách

Khương Duy |

Để giải quyết hàng tồn kho, nhiều siêu thị điện máy đang tung ra khuyến mãi. Không ít người chấp nhận mua và nhận hàng sau giãn cách để nhận được mức giá ưu đãi tốt.