Điện thoại trong trường học: Nên cấm từ hiệu trưởng

Dung Hà |

Mới đây, nước Pháp đã chính thức ra quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học, nhiều chuyên gia Việt Nam đã lên tiếng ủng hộ.

Đồng tình với việc cấm sử dụng điện thoại trong trường học, TS Phan Quốc Việt – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm đào tạo kỹ năng Tâm Việt cho rằng, dùng điện thoại trong trường, lớp dẫn đến việc không tập trung. Chỉ cần một người nhắn tin hay cúi xuống nói chuyện điện thoại sẽ làm mất đi sự chú ý của cả lớp học, đồng thời kéo theo sự lây lan, một người dùng được thì người kia cũng dùng được. Nguy hiểm ở đây không phải việc dùng điện thoại mà chính là thói quen, nếu có điện thoại sẽ có tâm lý mở ra xem thường xuyên.

TS Phan Quốc Việt phân tích, dù chỉ tìm một tin trên mạng nhưng bao giờ cũng sẽ hiện ra hàng loạt tin tương tự lôi kéo người dùng, hay việc nhắn tin cũng vậy. Nó làm học sinh mất tập trung, gây ra sự “nham nhở” trong lớp học. Tâm lý lây lan cũng là lý do khiến TS Việt phản đối việc sử dụng điện thoại trong trường học, một học sinh xem được một thông tin hay trên mạng sẽ có tâm lý cho bạn cùng xem, như vậy là rất nguy hiểm.

TS Việt lấy dẫn chứng trong các lớp của mình, khi bắt đầu tiết học đều yêu cầu học sinh tắt hết điện thoại, nếu có trường hợp vẫn dùng thì sẽ cho dừng lớp học ngay vì ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nếu có việc, học sinh có thể xin phép giáo viên gọi điện. “Theo tôi cách tốt nhất là nếu gia đình nào có việc thì gọi cho giáo viên, giáo viên sẽ thông báo trực tiếp đến học sinh đó”, TS Việt nói.

“Tôi cho rằng cũng nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong cả giờ ra chơi, chỉ nên dùng sau cánh cổng trường, sau tiếng trống trường. Giờ ra chơi là để chơi, trẻ con cũng nên vui đùa để tăng sự giao tiếp với nhau. Hiện nay rất nhiều trường hợp bị trầm cảm, tự kỉ vì sử dụng điện thoại, giờ đây chúng ta không còn lạ gì với hình ảnh cả gia đình, một nhóm bạn ngồi với nhau nhưng ai cũng cắm mặt vào chiếc điện thoại” – thầy Việt phân tích.

Cũng theo TS Phan Quốc Việt, việc cấm sử dụng điện thoại trong nhà trường phải làm gương ngay từ hiệu trưởng đến các thầy cô giáo. Hiệu trưởng có thể dùng điện thoại trong phòng riêng chứ không nên sử dụng điện thoại trong lúc họp, giáo viên cũng có thể sử dụng trong phòng chờ chứ không nên sử dụng điện thoại khi đang lên lớp. Thầy cô phải làm gương cho học sinh trước hết. 

Bộ trưởng Giáo dục Pháp đã thông báo kể từ tháng 9 năm 2018 sẽ cấm học sinh tiểu học và cấp 2 dùng điện thoại ở trường. Bộ Giáo dục Pháp cho rằng lệnh cấm này sẽ giúp ngăn chặn nạn bắt nạt trên mạng và khuyến khích học sinh ra ngoài chơi vào giờ giải lao.
Dung Hà
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh khi xét tuyển vào lớp 6

HUYÊN NGUYỄN |

Đây là nội dung đáng chú ý trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18.4.2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Phụ huynh “kêu cứu” vì Trường Nguyễn Đình Chiểu tăng các khoản thu với học sinh khiếm thị

Đặng Chung |

Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được coi là địa chỉ đặc biệt dành cho những học sinh không may mất đi ánh sáng. Có điều gần đây, nhiều phụ huynh chia sẻ, họ chưa bao giờ thấy lo lắng và bất an như thế trước chủ trương “hòa nhập” - cả về các khoản đóng góp - của lãnh đạo nhà trường.

Hàng chục học sinh nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm

MINH CHÂU |

Ngày 15.12, trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai xác nhận trên địa bàn đã xảy ra một vụ học sinh ngộ độc thực phẩm.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ GDĐT cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh khi xét tuyển vào lớp 6

HUYÊN NGUYỄN |

Đây là nội dung đáng chú ý trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18.4.2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Phụ huynh “kêu cứu” vì Trường Nguyễn Đình Chiểu tăng các khoản thu với học sinh khiếm thị

Đặng Chung |

Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được coi là địa chỉ đặc biệt dành cho những học sinh không may mất đi ánh sáng. Có điều gần đây, nhiều phụ huynh chia sẻ, họ chưa bao giờ thấy lo lắng và bất an như thế trước chủ trương “hòa nhập” - cả về các khoản đóng góp - của lãnh đạo nhà trường.

Hàng chục học sinh nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm

MINH CHÂU |

Ngày 15.12, trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai xác nhận trên địa bàn đã xảy ra một vụ học sinh ngộ độc thực phẩm.