Điện thoại cũ với nhiều người là dư thừa, với trò nghèo là cả trời mơ ước

Phạm Đông |

Năm học mới bằng hình thức trực tuyến đang diễn ra nhưng nhiều học sinh vẫn đang gặp khó khăn do thiếu điện thoại thông minh, máy tính. Trước tình thế này, một số người đã vận động điện thoại, xin máy tính đã qua sử dụng để sửa lại cho học sinh học trực tuyến.

Thầy giáo quyên góp, sửa chữa điện thoại cũ cho học sinh

Trong một buổi họp phụ huynh cho con diễn ra hồi cuối tháng 8, ông Nguyễn Ngọc Dũng (42 tuổi, trú tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - giảng viên Trường Đại học Dân lập Phương Đông - biết nhiều học sinh nghèo không thể học trực tuyến, vì gia đình thiếu thiết bị công nghệ.

Không muốn các em bị gián đoạn học tập, thầy giáo khởi xướng chương trình "Tiếp sức em thơ, giúp em học online" cho học sinh nơi mình sinh sống, gồm mầm non, tiểu học, THCS Phù Đổng. Chương trình đã tiếp nhận được nhiều chiếc điện thoại đã qua sử dụng từ bà con nhân dân, tiền mặt từ các mạnh thường quân để mua điện thoại mới, kịp thời trao gửi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm học mới.

Chỉ trong một tuần, thầy Dũng nhận được 13 triệu đồng cùng khoảng 30 điện thoại cũ từ bạn bè, người thân và các nhà hảo tâm. Trừ những chiếc quá cũ, không thể khôi phục, số còn lại đều được anh mày mò sửa chữa, thay màn hình, cài đặt phần mềm, ứng dụng phục vụ học trực tuyến.

Thầy Dũng trao tặng điện thoại cho các nhà trường. Ảnh: Trường Hùng
Thầy Dũng trao tặng điện thoại cho các nhà trường. Ảnh: Trường Hùng

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Dũng cho biết, rất nhiều người đang có những chiếc điện thoại dư thừa, không sử dụng đến. Nếu không quá cần thiết, chúng ta có thể quyên góp, tặng lại cho các em có hoàn cảnh gian khó, nó sẽ trở thành một vật dụng quý giá.

Ông Dũng cho rằng, đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực vì những chiếc điện thoại, máy tính cũ này sẽ thêm phần chắp cánh cho ước cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Bằng khả năng của mình, ông sẽ tiếp nhận và sửa chữa những chiếc điện thoại bị hư hỏng, đưa nó về sử dụng bình thường.

Ông Dũng cũng mong muốn không có sự lãng phí trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ. Số tiền người Việt dành cho việc mua sắm, đổi điện thoại rất lớn, nhiều máy điện thoại cũ không được sử dụng đến. Trong khi đó, hàng triệu học sinh khó khăn không có thiết bị học tập trực tuyến nên mọi người có thể tặng lại để sửa chữa sử dụng. Đối với những người dư thừa điện thoại cũ, không còn nhu cầu sử dụng, nó chỉ là một vật dụng bình thường. Nhưng đối với những em học sinh có hoàn cảnh gian khó nó lại trở thành một vật dụng quý giá.

Tận dụng tối đa những sản phẩm công nghệ cũ cho việc học tập

Là một người chuyên về máy tính và thiết bị ngoại vi, anh Trần Đức Việt - Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư DVS (Thanh Xuân, Hà Nội) - cho hay, bên cạnh những thiết bị mới được ủng hộ và trao tặng, các địa phương cần tận dụng những sản phẩm công nghệ cũ cho việc học tập của các em. Vào đầu năm học mới, việc mua sắm điện thoại thông minh, máy tính để bàn, laptop và ipad là tương đối lớn.

Với những người dân có mức thu nhập thấp, các phân khúc giá máy tính có giá từ 6-8 triệu được bán chạy nhất. Điều này dẫn đến lượng máy tính cấp ra thị trường có thể bị quá tải, dẫn tới khan hiếm hàng. Điều này dẫn tới việc một số người chọn phương thức mua máy cũ, sửa lại các thiết bị cũ để sử dụng.

Những
Những chiếc điện thoại cũ vấn có thể giúp học sinh học trực tuyến. Ảnh: Phạm Đông

Theo anh Việt, nhiều thiết bị dù cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng cho các em học sinh. Lúc này, dịch bệnh gây nhiều thiệt hại, ảnh hưởng tới nền kinh tế nên không được lãng phí. Do đó, chúng ta có thể cho, tặng lại những chiếc máy mà mình không sử dụng.

Vì vậy, anh Việt cho rằng, bên cạnh việc kêu gọi quyên góp, ủng hộ điện thoại, máy tính mới cho học sinh thì nên tận dụng những thiết bị cũ. Với những chiếc điện thoại, máy tính cũ không được sử dụng đến có thể quyên góp để sửa chữa lại linh kiện. Chúng ta sẽ cần đến một khâu trung gian là bên sửa chữa thiết bị cũ. Anh Việt tin tưởng khi chính quyền địa phương, các trường học kêu gọi cơ sở sửa chữa giá rẻ, thậm chí là miễn phí tham gia sẽ có nhiều người hưởng ứng, cùng chung tay.

"Tôi tin rằng, rất nhiều cửa hàng sẵn sàng bán giá gốc, không lấy lãi với những chiếc điện thoại, máy tính mới cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Còn khi sửa chữa những thiết bị cũ, cửa hàng sẽ miễn phí hoặc chỉ thu lại tiền thay linh kiện" - anh Việt nói.

Anh Việt cũng bày tỏ, chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp phát động vào tối 12.9 thực sự đã chạm đến trái tim của cả triệu đồng bào, tạo sư lan tỏa mạnh mẽ. "Máy tính cho em", "Sóng và máy tính cho em" là những cụm từ bắt đầu trở nên quen thuộc trong tháng đầu bước vào năm học mới. Câu chuyện nhân văn góp "sóng", góp "máy tính" và góp "điện thoại" đang mang tới cơ hội học tập cho hàng triệu em học sinh.

Về vấn đề này, anh Hoàng Văn Phúc - cửa hàng Macbook Việt (Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy) - nói rằng, với những chiếc máy cũ còn nguyên bản, chưa bị tác động ngoại lực thì sử dụng vẫn không thua kém gì máy mới. Lúc này, chỉ cần sửa chữa lại pin hoặc nâng cấp hệ điều hành thì sẽ phục vụ rất tốt cho việc học tập của các em. Khi sửa chữa hoặc mua lại các thiết bị cũ, thời gian bảo hành tại một số cửa hàng không khác là mấy so với máy mới.

Theo anh Phúc, chỉ cần được kêu gọi, nhiều người sẵn sàng quyên góp những chiếc máy tính, điện thoại cũ không sử dụng đến cho các học sinh khó khăn. Do đó, các địa phương cần kêu gọi người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ phương tiện học tập cho các trường hợp học sinh nghèo, không phân biệt đồ cũ hay mới.

Theo khảo sát của Statista, doanh số smartphone hàng năm tại Việt Nam đã tăng gấp 3 lần từ năm 2009 đến năm 2015. Sau đó, thị trường bắt đầu ổn định với mức tăng khoảng 1,5 triệu chiếc mỗi năm. Vào năm 2020, khoảng 1,38 tỉ smartphone đã được bán trên toàn thế giới, và con số sẽ tiếp tục tăng vào năm 2021 với số lượng dự đoán là hơn 1,53 tỉ chiếc.

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia và Việt Nam là hai thị trường có lượng người dùng cao nhất. Indonesia có tới 160,2 triệu người dùng smartphone và đứng thứ tư trong danh sách. Việt Nam có 61,3 triệu người dùng, nằm trong top 10 quốc gia có số lượng người dùng smartphone lớn nhất thế giới.


Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

“Sóng và máy tính cho em”: Ước mơ không còn xa xỉ với học sinh khó khăn

Phạm Đông |

"Máy tính cho em", "Sóng và máy tính cho em" là những cụm từ bắt đầu trở nên quen thuộc trong tháng đầu bước vào năm học mới. Việc kêu gọi toàn xã hội chung tay sẽ góp phần hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến.

Sóng và máy tính cho em: Truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn

. |

Tối 12.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến, nhất là các khu vực đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động.

Phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Sẽ hỗ trợ cho 1,5 triệu học sinh

Phạm Đông - Bích Hà |

Tối 12.9, chương trình “Sóng và máy tính cho em” được tổ chức trực tuyến giữa Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố và 1 điểm cầu ở Bộ GDĐT. Tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bộ GDĐT, Bộ TTTT và một số doanh nghiệp. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ TTTT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

“Sóng và máy tính cho em”: Ước mơ không còn xa xỉ với học sinh khó khăn

Phạm Đông |

"Máy tính cho em", "Sóng và máy tính cho em" là những cụm từ bắt đầu trở nên quen thuộc trong tháng đầu bước vào năm học mới. Việc kêu gọi toàn xã hội chung tay sẽ góp phần hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến.

Sóng và máy tính cho em: Truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn

. |

Tối 12.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến, nhất là các khu vực đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động.

Phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Sẽ hỗ trợ cho 1,5 triệu học sinh

Phạm Đông - Bích Hà |

Tối 12.9, chương trình “Sóng và máy tính cho em” được tổ chức trực tuyến giữa Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố và 1 điểm cầu ở Bộ GDĐT. Tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bộ GDĐT, Bộ TTTT và một số doanh nghiệp. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ TTTT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”.