Diện mạo Cung Thiếu nhi 1.300 tỉ đồng ở Hà Nội sau gần 2 năm thi công
HỮU CHÁNH |
Cung Thiếu nhi mới tại quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng đang dần hoàn thiện sau gần 2 năm thi công.
Dự án Cung Thiếu nhi là một trong những công trình trọng điểm của TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 với mục tiêu tạo một trung tâm văn hóa, thể thao, hoạt động chính trị lớn của thanh, thiếu nhi.
Đồng thời đây cũng là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi, thi đấu thể thao, rèn luyện thể chất, giao lưu văn hóa; tạo ra môi trường thuận lợi để bồi dưỡng và phát triển những tài năng tương lai của thành phố và đất nước.
Cung Thiếu nhi mới của Hà Nội nằm sát đường Vành đai 3. Ảnh: Hữu Chánh
Dự án được khởi công từ tháng 11.2021 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội Hà Nội làm chủ đầu tư, mức đầu tư là hơn 1.376 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, đề nghị cần tính toán phương án tích hợp không gian cảnh quanCông viênhồ điều hòa và mở rộng quảng trường để có thể tổ chức các sự kiện lớn của thành phố.
Đặc biệt, cần tính toán để nội thất bên trong Cung Thiếu nhi Hà Nội phù hợp, đồng bộ, nâng cao giá trị của công trình.
Đồng thời, cần đồng bộ việc hoàn thiện cả 3 dự án là Công viên hồ điều hòa, Cung Thiếu nhi Hà Nội và nút giao trước cửa công viên để khi đi vào hoạt động được hiệu quả.
Dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2024. Ảnh: Hữu Chánh
Hiện, nhà thầu Vinaconex đang thi công các hạng mục là thi công kết cấu phần thân, hoàn thiện nhà B1 (7 tầng nổi và mái); thi công kết cấu phần thân, hoàn thiện nhà B2 (7 tầng); Thi công tháp thiên văn (18 tầng) và thi công, cung cấp lắp đặt thiết bị ME nhà B.
Theo ghi nhận của Lao Động, đến nay sau khoảng 1 năm rưỡi thi công, nhiều hạng mục quan trọng của dự án đã dần thành hình.
Dự án Cung Thiếu nhi mới được xây dựng tại công viên và hồ điều hòa CV1, với vị trí giáp ranh thuộc địa bàn 2 quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm. Ảnh: Hữu ChánhCông trình bao gồm: Nhà hát, rạp chiếu phim, nhà thi đấu, bể bơi, nhà học và thư viện Tháp Thiên văn và khối hành chính - văn phòng... Ảnh: Hữu ChánhTổng thể dự án công trình Cung Thiếu nhi Hà Nội chia thành 2 khu. Ảnh: Hữu ChánhNhà A gồm tổ hợp khu nhà hát - rạp chiếu phim - câu lạc bộ nghệ thuật, là khu tập trung các hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, gồm các hạng mục chính: Nhà hát đa năng 800 chỗ; Rạp chiếu phim 3 - 4D 200 chỗ; Câu lạc bộ nghệ thuật múa, âm nhạc. Ảnh: Hữu ChánhCông nhân đang thi công các hạng mục ở công trình nhà A trong chiều 7.5. Ảnh: Hữu ChánhNhà B gồm khu văn phòng - thể thao - học tập với 3 khối nhà chức năng liên kết với nhau: Nhà B1: Nhà thi đấu, bể bơi; Nhà B2: Nhà hành chính, tháp thiên văn; Nhà B3: Nhà học, thư viện. Tầng hầm với diện tích khoảng 1.200m2 bao gồm các khu vực để xe, các phòng kỹ thuật điện, nước… Diện tích sử dụng đất khoảng 3,24ha. Ảnh: Hữu ChánhCầu nối giữa nhà A và nhà B. Ảnh: Hữu ChánhKhuôn viên bao quanh công trình đa phần đã được hoàn thiện về cơ sở vật chất. Ảnh: Hữu ChánhMột số trang thiết bị vui chơi cho trẻ em đã được lắp đặt. Ảnh: Hữu ChánhCác công trình phụ, hệ thống đèn điện, cây xanh cũng cơ bản hoàn thiện. Ảnh: Hữu Chánh
Theo ghi nhận của PV báo Lao Động, tại công viên Bách Thảo (quận Ba Đình, Hà Nội) xuất hiện hàng loạt cây cổ thụ chết khô, gây mất an toàn cũng như ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.
Dù lượng khách gia tăng đáng kể, người dân phấn khởi là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của chủ trương gỡ rào tại công viên Thống Nhất (Hà Nội), nhưng trên thực tế, việc gỡ rào nay vẫn "dậm chân tại chỗ" do gặp nhiều vướng mắc.
Trước thông tin Hà Nội sẽ tiến hành điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ 1.7 tới, nhiều người lao động lo ngại sẽ phải gánh thêm khoản chi tiêu không nhỏ.
Sáng 10.5 (tức 21.3 âm lịch), tại Lăng Ông Nam Hải, cửa biển Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, thu hút hàng nghìn ngư dân trong và ngoài tỉnh đến dự.
Trung tâm hành chính - chính trị Đồng Nai đã được chấp thuận chủ trương di dời về khu công nghiệp Biên Hòa 1 tại phường An Bình, TP Biên Hoà với quy mô 19 ha. Đây là khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam được thành lập từ năm 1963, nhưng đã bộc lộ hạn chế, lại nằm sát sông Đồng Nai nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Thời gian qua, xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng, lừa đảo mạo danh qua điện thoại… vô cùng tinh vi. Với những chiêu thức liên tục biến đổi, rất nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo và mất hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng.
Để bàn luận, chỉ ra những chiêu trò tinh vi và tìm giải pháp về vấn đề này, báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu - Trung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia.
Ngày 10.5, lãnh đạo Công an tỉnh Kon Tum đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm hỏi, động viên anh Bloong Điệp (20 tuổi, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động Công an tỉnh Kon Tum) bị một đối tượng nổ súng bắn trọng thương khi đang thi hành công vụ.
Theo ghi nhận của PV báo Lao Động, tại công viên Bách Thảo (quận Ba Đình, Hà Nội) xuất hiện hàng loạt cây cổ thụ chết khô, gây mất an toàn cũng như ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.
Dù lượng khách gia tăng đáng kể, người dân phấn khởi là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của chủ trương gỡ rào tại công viên Thống Nhất (Hà Nội), nhưng trên thực tế, việc gỡ rào nay vẫn "dậm chân tại chỗ" do gặp nhiều vướng mắc.