Điện Biên: Dân đốt phá rừng tái sinh, xã nói chưa biết vì bận chống dịch

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Ông Vừ A Hừ - Phó Chủ tịch UBND xã Nà Nhạn (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) cho biết, do các lực lượng phải tập trung chống dịch COVID-19 nên việc dân phá rừng, xã chưa nắm được.

Trong những ngày ngày đầu năm 2021, theo ghi nhận thực tế của PV, nhiều người dân bản Nà Pen, xã Nà Nhạn, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên thường xuyên vác cưa máy vào phá khu rừng tái sinh trên địa bàn để chặt hạ cây, chế biến gỗ. Nhiều diện tích đã bị đốt để làm nương rẫy, những cây gỗ có đường kính từ 20-30cm đã được lấy đi hoặc xẻ thành ván và cất giấu ngay tại trong rừng.

Vấn đề ở chỗ, những hành động đó diễn ra công khai, ngang nhiên từ ngày này qua tháng khác nhưng không thấy sự can thiệp của lực lượng chức năng.

Gỗ được xẻ thành ván chờ vận chuyển đi tiêu thụ.

PV đã có buổi làm việc với UBND xã Nà Nhạn để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này.

Trả lời câu hỏi, ông Vừ A Hừ - Phó Chủ tịch UBND xã Nà Nhạn - cho biết các lực lượng chức năng xã... chưa nắm được nội dung phản ánh từ đầu năm 2021, trên địa bàn xã có người mắc COVID-19 nên trong tháng 1 và tháng 2, UBND xã chưa triển khai đi kiểm tra, tuần tra bảo vệ rừng lần nào.

"Công tác tuyên truyền từ đầu năm đến nay cũng chưa được tổ chức, còn kết quả tuần tra, bảo vệ rừng từ đầu tháng 3 đến nay chưa thấy Kiểm lâm phụ trách địa bàn báo cáo", ông Hừ nói thêm.

PV tiếp tục mang câu hỏi tới làm việc với Kiểm lâm phụ trách địa bàn Nguyễn Trọng Mười. Ông Mười nói rằng: “Phải được sự đồng ý của lãnh đạo Hạt (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP. Ðiện Biên Phủ) thì tôi mới được trả lời”. Tuy nhiên, sau 5-6 cuộc điện thoại của ông Mười để "xin ý kiến" thì lãnh đạo Hạt vẫn không nghe máy.

Có những cây gỗ có đường kính khoảng 30cm cũng bị hạ gục bằng cưa máy.
Có những cây gỗ đường kính khoảng 30cm cũng bị hạ gục bằng cưa máy.

Được biết, trong năm 2020, chính quyền địa phương đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm thành phố Điện Biên Phủ xử lý 10 vụ phá rừng trên địa bàn với các mức xử phạt từ 5-10 triệu đồng. Cơ quan chức năng cũng đã khởi tố vụ án hủy hoại đối với ông Lò Văn Chôm, bản Huổi Hụ vì đã phá hơn 4.000m2 rừng phòng hộ.

Nhiều tấm gỗ đã được xẻ vuông vức và cất giấu tại những khe núi.
Nhiều tấm gỗ đã được xẻ vuông vức và cất giấu tại những khe núi.

Khu vực vùng cao Nà Pen được chia làm hai bản, Nà Pen 1 và Nà Pen 2, có 220 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu 100% là người dân tộc Mông. Do nhu cầu lấy gỗ để làm nhà, chuồng trại và nguồn chất đốt; cùng với đó, hầu hết người dân ở đây sống bằng nghề nương rẫy nên nhiều năm qua, tình trạng phá rừng tái sinh vẫn diễn ra thường xuyên, nhất là vào mùa phát nương (từ tháng 11 hàng năm đến hết tháng 4 năm sau).

Theo báo cáo của UBND xã Nà Nhạn, năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng trên địa bàn toàn xã là hơn 41%. Thế nhưng với tình trạng phá rừng, phá rừng tái sinh hằng năm vẫn diễn ra như hiện nay thì tỉ lệ che phủ rừng trên thực tế là bao nhiêu? Câu hỏi này dành cho chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan!

Những cây nhỏ được người dân cắt để dùng làm chất đốt và bán.
Những cây nhỏ được người dân cắt để dùng làm chất đốt và bán.
VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

"Trận chiến Điện Biên Phủ" - kiệt tác tranh tường lớn bậc nhất thế giới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

"Trận chiến Điện Biên Phủ" - bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ - được vẽ ngay trên tường của bảo tàng. Đây một trong những tác phẩm lớn nhất thế giới vẽ về đề tài chiến tranh.

Loay hoay giữ rừng Điện Biên

Văn Thành Chương |

Trên đường vào huyện biên giới Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), chúng tôi gặp một mảnh rừng mới bị đốt; trong mùi cay nồng của khói, hàng trăm thân gỗ nằm la liệt trên nền đất nham nhở tro than…

Khởi công Đền thờ Liệt sĩ hơn 100 tỉ đồng tại Chiến trường Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng nay (13.3), tỉnh Điện Biên đã trọng thể tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 100 tỉ đồng, trong đó 90 tỉ đồng là tiền tài trợ.

Nhiều hecta rừng ở Điện Biên ngang nhiên bị tàn phá

Văn Thành Chương |

Nhiều hecta rừng tại huyện Nậm Pồ liên tiếp bị tàn phá, cơ quan chức năng nói khó xử lý vì không nằm trong quy hoạch. Rừng vẫn cứ chảy máu...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

"Trận chiến Điện Biên Phủ" - kiệt tác tranh tường lớn bậc nhất thế giới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

"Trận chiến Điện Biên Phủ" - bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ - được vẽ ngay trên tường của bảo tàng. Đây một trong những tác phẩm lớn nhất thế giới vẽ về đề tài chiến tranh.

Loay hoay giữ rừng Điện Biên

Văn Thành Chương |

Trên đường vào huyện biên giới Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), chúng tôi gặp một mảnh rừng mới bị đốt; trong mùi cay nồng của khói, hàng trăm thân gỗ nằm la liệt trên nền đất nham nhở tro than…

Khởi công Đền thờ Liệt sĩ hơn 100 tỉ đồng tại Chiến trường Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng nay (13.3), tỉnh Điện Biên đã trọng thể tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 100 tỉ đồng, trong đó 90 tỉ đồng là tiền tài trợ.

Nhiều hecta rừng ở Điện Biên ngang nhiên bị tàn phá

Văn Thành Chương |

Nhiều hecta rừng tại huyện Nậm Pồ liên tiếp bị tàn phá, cơ quan chức năng nói khó xử lý vì không nằm trong quy hoạch. Rừng vẫn cứ chảy máu...