Điểm sáng từ du lịch “thuận thiên”: Nói không với “bêtông hóa”

TRẦN LƯU |

Trà Vinh không có những dự án, công trình du lịch ngàn tỉ; nhưng nơi đây lại sở hữu những kho tàng văn hóa vô cùng độc đáo. Trên cơ sở định hướng từ Nghị quyết 120 của Chính phủ, tỉnh Trà Vinh đã từng bước xây dựng một nền du lịch xanh, “thuận thiên”, nói không với “bêtông hóa”; ở đó, những giá trị văn hóa từ ngàn xưa đã được gìn giữ, phát huy trên chặng đường phát triển bền vững...

Tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 14.000 cây cổ thụ với tuổi đời lên đến hàng trăm năm, được gọi ví von là “đại ngàn giữa đô thị”. Nói như anh Võ Hoài Nam - du khách đến từ Bình Dương - thì ngồi dưới bóng của rừng cây đã là điểm đến hấp dẫn.

Nắm bắt những giá trị đó, suốt nhiều năm qua, tỉnh Trà Vinh đã tập trung vào phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa. Đến nay, tỉnh này đã quy hoạch 5 khu, điểm du lịch, bao gồm: Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động (thị xã Duyên Hải, quy mô 368,80ha); Khu văn hóa du lịch Ao Bà Om 84ha (phường 8, TP. Trà Vinh); Khu du lịch sinh thái Hàng Dương huyện Cầu Ngang (20ha); Khu du lịch sinh thái Cù lao Long Trị, thành phố Trà Vinh (50,28ha) và Khu du lịch sinh thái Cù lao Tân Quy, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (48ha).

Tỉnh Trà Vinh sở hữu kho tàng văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ. Ảnh: P.V.
Tỉnh Trà Vinh sở hữu kho tàng văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ. Ảnh: P.V.

Tỉnh Trà Vinh là một trong những địa phương có đồng bào dân tộc Khmer lớn nhất nước (32%). Cộng đồng Khmer có ngôn ngữ và chữ viết riêng, có kho tàng phong phú về truyện cổ như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, có nền sân khấu truyền thống như Dù kê, Dì kê, một nền âm nhạc vừa có nguồn gốc Ấn Ðộ, vừa có nguồn gốc Ðông Nam Á.

Mỗi năm, đồng bào Khmer có 3 lần tết và lễ hội lớn, gồm: Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay mừng năm mới; Lễ hội Ok-om-bok, còn gọi là Lễ cúng trăng; và lễ hội Sene Dolta… Cùng với đó là 143 ngôi chùa Khmer cổ kính, với những nét kiến trúc độc đáo, không nơi nào có được. Tất cả đã tạo thành nguồn tài nguyên du lịch vô giá cho tỉnh này.

Vẻ đẹp cổ kính của những ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh, đã cuốn hút, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Ảnh: P.V.
Vẻ đẹp cổ kính của những ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh, đã cuốn hút, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Ảnh: P.V.

Đó là tiền đề để ra đời Dự án “Làng Văn hóa du lịch Khmer Trà Vinh”, nằm cách trung tâm TP.Trà Vinh 3km. Bước chân vào làng, du khách sẽ được hòa mình vào nét đẹp độc đáo của nền văn hóa Khmer lâu đời, lan tỏa bằng hình thức du lịch cộng đồng. Đến đây, du khách được tham quan những bức bích họa sinh động về lễ hội truyền thống, nghề thủ công và những nét sinh hoạt thường ngày của đồng bào Khmer cùng với truyền thuyết về các vị thần trong văn hóa Khmer trên “Con đường ánh sáng”. Du khách thưởng thức văn hóa văn nghệ dân gian Khmer như dàn nhạc ngũ âm, múa trống Chay-dăm, các điệu múa dân tộc, tham quan làng nghề, ẩm thực, tham quan tìm hiểu và cùng nghệ nhân chế tác mão, mặt nạ truyền thống, ăn các món ăn đặc sản dân tộc Khmer, đến vườn ước nguyện (chùa Lò Gạch) để gửi gắm những ước mơ tại cây ước nguyện, trải nghiệm buộc chỉ đỏ cầu may mắn, một phong tục của người Khmer...

Những con đường rợp bóng cây xanh với vẻ đẹp nên thơ ở Trà Vinh. Ảnh: P.V.
Những con đường rợp bóng cây xanh với vẻ đẹp nên thơ ở Trà Vinh. Ảnh: P.V.

Ông Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh cho biết, thời gian qua, tỉnh chú trọng phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng và du lịch văn hóa, trong đó phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch xanh, nói không với ‘‘bê tông hóa”. Nhờ đó mà từ 2018 đến nay, du lịch Trà Vinh đã có vị trí trên bản đồ du lịch cả nước nhờ các sản phẩm du lịch xanh, du lịch bền vững; tiêu biểu như mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim, du lịch sinh thái Cồn Hô là mô hình mẫu cho việc phát triển du lịch bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, thuận thiên, mùa nào thì sản phẩm đó.

Đến nay, tỉnh đã thu hút khoảng 500 tỉ đồng vốn xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; vốn ngân sách hỗ trợ người dân hơn 1 tỉ đồng để đầu tư du lịch làm du lịch trong năm 2020; đầu tư đưa vào khai thác Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim (xã Hòa Minh, Châu Thành) với mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp; điểm du lịch cộng đồng Cồn Hô (xã Đức Mỹ, Càng Long) khai thác thế mạnh vườn cây ăn trái;…

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

“Thuận thiên” trước biến đổi khí hậu: ĐBSCL sẽ xuất khẩu điện

NHẬT HỒ |

Từ vùng đất thường xuyên bị cúp điện vào mùa hạn, sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết 120, ĐBSCL sẽ trở thành trung tâm năng lượng quốc gia và có khả năng xuất khẩu điện từ những dự án điện tái tạo, điện khí, nhiệt điện đang triển khai.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/CP: ĐBSCL từng bước chuyển mình

Nhật Hồ |

Vào cuối tuần này, tại Cần Thơ, Chính phủ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Những kết quả đạt được từ sau khi thực hiện NQ 120 vùng đất ĐBSCL đã dần phát triển đi lên.

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

“Thuận thiên” trước biến đổi khí hậu: ĐBSCL sẽ xuất khẩu điện

NHẬT HỒ |

Từ vùng đất thường xuyên bị cúp điện vào mùa hạn, sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết 120, ĐBSCL sẽ trở thành trung tâm năng lượng quốc gia và có khả năng xuất khẩu điện từ những dự án điện tái tạo, điện khí, nhiệt điện đang triển khai.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/CP: ĐBSCL từng bước chuyển mình

Nhật Hồ |

Vào cuối tuần này, tại Cần Thơ, Chính phủ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Những kết quả đạt được từ sau khi thực hiện NQ 120 vùng đất ĐBSCL đã dần phát triển đi lên.

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.