Điểm học bạ “vênh” với điểm thi tốt nghiệp THPT - xét tuyển đại học như thế nào?

Đặng Chung - Tường Vân |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố kết quả so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn. Kết quả đối sánh cho thấy, 8/9 môn trong kỳ thi có điểm thi thấp hơn điểm học bạ - trong đó Lịch sử chênh đến 2,68 điểm. Việc này đang đặt ra những băn khoăn về chất lượng đầu vào và công bằng trong xét tuyển đại học, khi cả nước có tới hơn 100 trường sử dụng điểm học bạ để tuyển sinh.

Điểm thi tốt nghiệp THPT hầu hết thấp hơn điểm học bạ

Đây là năm thứ hai Bộ GDĐT thực hiện việc đối sánh giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm học bạ và coi đây làm một trong những chỉ số đánh giá chất lượng, điều chỉnh việc dạy và học, cũng là cách để “siết” việc làm đẹp điểm học bạ, chạy theo thành tích của các trường phổ thông.

Từ kết quả đối sánh mà Bộ GDĐT vừa công bố, ở hầu hết các môn, trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT đều thấp hơn điểm học bạ - trừ Giáo dục công dân. Đặc biệt, Lịch sử chính là môn có điểm chênh lệch lớn nhất - điểm trung bình trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của cả nước môn Lịch sử là 4,971, trong khi đó điểm trung bình học bạ là 7,659 (chênh 2,689).

Một số môn khác như Sinh học, tiếng Anh cũng có độ chênh lệch cao, theo hướng điểm học bạ cao hơn điểm thi thực tế.

Một nơi như Bình Dương, Nam Định, TPHCM, điểm chênh lệch ở mức thấp. Ngược lại, nhiều tỉnh thành khác như Hòa Bình, Long An… có chênh lệch ở mức cao, tùy từng môn thi. Có địa phương, trung bình điểm thi chỉ ở mức trung bình, nhưng điểm học bạ ở các môn lại toàn ở mức điểm khá, giỏi. Chẳng hạn như Hà Nội, trung bình điểm học bạ môn Lịch sử là 8,231, nhưng trung bình điểm thi lại dưới trung bình (4,855 điểm), chênh lệch tới 3,376 điểm.

Theo Bộ GDĐT, việc có nhiều môn ở nhiều tỉnh/thành phố có chênh lệch giữa điểm thi với điểm học bạ cho thấy việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trong trường phổ thông chưa tương đồng với thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt ở môn tiếng Anh và Lịch sử, khi có độ chênh lệch lớn.

Bộ GDĐT cho rằng, ở tỉnh nào kết quả còn thấp và có sự chênh lệch lớn thì cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng. Sở GDĐT và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đó cũng cần điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bảo đảm sát hơn với năng lực của học sinh.

Tuy nhiên, kết quả đối sánh này không chỉ dừng ở việc giúp điều chỉnh dạy và học trong trường phổ thông, mà nó còn đặt ra những băn khoăn về chất lượng đầu vào đại học. Điểm học bạ ngoài việc chiếm 30% điểm xét tốt nghiệp, còn là căn cứ để tuyển sinh cao đẳng, đại học.

Cả nước đang có trên 100 trường đại học cả công lập và dân lập sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT và có xu hướng dành chỉ tiêu cho phương thức này nhiều hơn so với năm 2020. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 55%, chỉ tiêu xét tuyển bằng các hình thức khác chiếm khoảng 45%. Trong đó, xét tuyển bằng điểm học bạ khoảng 35%. Điểm thi thực tế không cao, nhưng chỉ cần có điểm học bạ cao, học sinh cũng có cơ hội vào đại học.

Điều khiến nhiều người lo ngại nhất là sự không công bằng trong tuyển sinh, khi không loại trừ có những nơi, giáo viên “rộng tay” với học sinh để tăng cơ hội đỗ đại học cho học sinh của mình.

Trường đại học tìm giải pháp để “siết” chất lượng

Đánh giá về mức độ chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ, PGS.TS Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng, cùng một thang điểm 10 nhưng các tiêu chí đánh giá riêng biệt, nên sự chênh lệch này là điều dễ hiểu. PGS.TS Nguyễn Phương Nga cho rằng, kết quả so sánh là một chỉ số để tham khảo, chứ chưa thể đánh giá địa phương này dạy tốt, địa phương khác dạy chưa tốt, hay giáo viên ở tỉnh này “nặng tay”, hoặc “nhẹ tay” khi cho điểm, đánh giá học sinh.

Về những lo ngại chất lượng đầu vào đại học khi xét tuyển bằng điểm học bạ, trao đổi với Lao Động, nhiều trường đại học cho biết, đã có nhiều giải pháp để tuyển được những thí sinh chất lượng, đặc biệt ở trường top đầu.

Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương, trường chỉ xét tuyển điểm học bạ dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, hoặc đoạt giải ở các cuộc thi kiến thức từ cấp tỉnh/thành phố trở lên, hay học ở các trường chuyên. Hoặc xét điểm học bạ nhưng kèm theo phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Tương tự, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường có nhiều phương thức xét tuyển kết hợp, trong đó điểm học bạ chỉ là một điều kiện , để đảm bảo tuyển được những thí sinh chất lượng.

Tại các trường đại học lớn khác như: Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, ngoài việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, bài kiểm tra tư duy để làm căn cứ tuyển sinh, các trường này vẫn cũng dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Nhiều trường top đầu nói không với việc xét tuyển bằng điểm học bạ.

TS Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện Tài chính - cũng cho biết, tại nhiều trường đại học lớn, kết quả xét tuyển bằng học bạ thường kèm theo các điều kiện khác như chứng chỉ IELTS, hoặc các giải thưởng tại cuộc thi học sinh giỏi.

Vì vậy, không cần quá lo lắng về chất lượng đầu vào đai học, vì các trường sẽ tự tìm cách để “siết” chất lượng, để giữ thương hiệu cho mình.

“Riêng tại Học viện Tài chính, qua kiểm nghiệm thực tế, chúng tôi nhận thấy chất lượng tuyển sinh đầu vào bằng học bạ tương đối ổn. Như vậy, điểm học bạ cũng phần nào phản ánh đúng năng lực học sinh, tất nhiên sẽ không tương đồng ở các khu vực”- TS Nguyễn Đào Tùng nhận định.

Đặng Chung - Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Đa dạng hình thức nộp đơn phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT

Tường Vân |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương đã linh hoạt các phương án nhận đơn phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT. Thay vì nộp trực tiếp, các em có thể nộp trực tuyến qua Zalo, email… nhằm bảo đảm an toàn trong tình hình dịch bệnh.

Môn Lịch sử: Điểm học bạ cao hơn điểm thi tốt nghiệp có mâu thuẫn?

Bạn đọc Nguyễn Văn Lực |

Lịch sử là môn có kết quả thi "đội sổ" khi so sánh với tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, theo kết quả đối sánh thì điểm học bạ lớp 12 của môn học này cao hơn rất nhiều so với điểm thi.

Môn học duy nhất có độ "chênh âm" giữa điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ

Thiều Trang |

Theo kết quả đối sánh điểm học bạ lớp 12 và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), môn Giáo dục công dân là môn học duy nhất có độ "chênh âm" - điểm trung bình thi tốt nghiệp lớn hơn điểm trung bình học bạ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Đa dạng hình thức nộp đơn phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT

Tường Vân |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương đã linh hoạt các phương án nhận đơn phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT. Thay vì nộp trực tiếp, các em có thể nộp trực tuyến qua Zalo, email… nhằm bảo đảm an toàn trong tình hình dịch bệnh.

Môn Lịch sử: Điểm học bạ cao hơn điểm thi tốt nghiệp có mâu thuẫn?

Bạn đọc Nguyễn Văn Lực |

Lịch sử là môn có kết quả thi "đội sổ" khi so sánh với tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, theo kết quả đối sánh thì điểm học bạ lớp 12 của môn học này cao hơn rất nhiều so với điểm thi.

Môn học duy nhất có độ "chênh âm" giữa điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ

Thiều Trang |

Theo kết quả đối sánh điểm học bạ lớp 12 và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), môn Giáo dục công dân là môn học duy nhất có độ "chênh âm" - điểm trung bình thi tốt nghiệp lớn hơn điểm trung bình học bạ.