Điểm dừng xe buýt hòa làm một với đường quốc lộ, hành khách nơm nớp lo sợ

VĨNH HOÀNG |

Điểm dừng xe buýt là mắt xích quan trọng trong hệ thống vận tải hành khách công cộng Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực này chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng lớn tới người dân tham gia sử dụng dịch vụ giao thông công cộng.

Vừa ngước đầu lên nhìn số tuyến xe buýt thì đã phải nhìn xuống đường để chú ý xe máy, ông Nguyễn Quang Minh (62 tuổi, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay, đây là thói quen của ông và bà con khi dùng phương tiện xe buýt trên đường Ngọc Hồi.

"Biết là nguy hiểm nhưng đây là phương tiện giao thông duy nhất mà những người già như tôi có thể sử dụng được. Đành chấp nhận nguy hiểm chứ cũng không biết làm sao" - ông Minh nói.

Ông Nam chia sẻ với Lao Động. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ông Nguyễn Quang Minh phải đứng chờ xe buýt ngay dưới lòng đường. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Lí giải cho việc này, ông Minh cho hay, những điểm dừng xe buýt dọc tuyến đường Ngọc Hồi đều không có vỉa hè cho người dân chờ xe buýt, thậm chí nhiều chỗ còn không có cả hành lang an toàn.

"Đứng chờ xe buýt mà phía trước là xe khách, xe container, xe máy chạy tốc độ cao, sau lưng là đường ray tàu hoả, nhiều hôm đồng thời cả xe ôtô to và tàu chạy qua khiến tôi không biết xoay sở ra sao để giữ an toàn" - ông Minh nói.

Người dân phải rất để ý mới có thể an toàn khi đứng chờ xe buýt trên đường Ngọc Hồi. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân phải rất để ý mới có thể an toàn khi đứng chờ xe buýt trên đường Ngọc Hồi. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Thường xuyên sử dụng xe buýt để làm phương tiện đi học, anh Nguyễn Trường Giang (20 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, xe buýt rất tiện lợi, an toàn nhưng hạ tầng của điểm dừng lại tỉ lệ nghịch với ưu điểm mà xe buýt mang lại.

"Trường cách nhà gần 30 km nên xe buýt là phương tiện mà tôi ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, như đã thấy, sự mất an toàn của những điểm chờ lại đang làm cho người dân dần không mặn mà với việc sử dụng phương tiện công cộng nữa" - anh Giang nói.

Người dân .Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân lên xuống xe buýt rất nguy hiểm bởi không có nhà chờ .Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo ghi nhận, tại nhiều điểm dừng chờ xe buýt dọc QL1 cũ, đoạn đi qua các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, đa phần các điểm dừng đều bị cắm bên trong hàng rào hành lang đường sắt, không có vỉa hè. Hàng ngày, người dân đều phải đứng ngoài hàng rào, ngay trên lòng đường để chờ xe buýt.

Người dân phải chờ xe buýt trên lòng đường. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân đứng dưới lòng đường để đọc lộ trình. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tình trạng điểm dừng xe buýt không có "đất" để người dân đứng chờ không chỉ diễn ra tại một số tuyến đường ngoại thành mà ngay trong nội đô tình trạng đó cũng diễn ra thường xuyên.

Ngay trên phố Phương Mai, tại điểm dừng xe buýt gần cổng Bệnh viện Da liễu Trung ương, điểm dừng xe buýt đã bị xe tập kết rác chiếm dụng toàn bộ, vừa mất mỹ quan đô thị vừa ô nhiễm môi trường.

Xe thu gom rác lấn chiếm chỗ đứng chờ xe buýt của người dân. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Xe thu gom rác lấn chiếm chỗ đứng chờ xe buýt của người dân. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trên đường Láng, người dân chỉ sử dụng được khu vực bên trái nhà chờ vì bên phải đã bị một xe rác án ngữ.

Người dân phải ngồi sang hết mùi bên vì một góc nhà chờ xe buýt đã bị xe rác chiếm dụng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân phải ngồi sang hết mùi bên vì một góc nhà chờ xe buýt đã bị xe rác chiếm dụng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân phải ngồi sang hết một bên vì một góc nhà chờ xe buýt đã bị xe rác chiếm dụng. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tại phố Duy Tân, những điểm dừng xe buýt đã bị bức tử một cách ngang nhiên; hàng loạt ôtô dừng, đỗ ngay trên lòng đường chắn hết lối lên, xuống từ điểm dừng đến xe buýt.

Cũng tại đây, việc bố trí cây cảnh ngay tại điểm dừng xe buýt cũng đã vô tình đã cản trở nơi lên, xuống của người dân.

Điểm chờ xe buýt trên phố Duy Tân bị ôtô chắn ngang dưới lòng đường. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Điểm chờ xe buýt trên phố Duy Tân bị ôtô chắn ngang dưới lòng đường. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Dọc theo các phố nội đô, phải khó khăn lắm mới tìm được một nhà chờ thông thoáng, không bị hàng quán, rác thải bủa vây trên phố Láng Hạ.

Nhà chờ xe buýt trên phố Láng Hạ thông thoáng, không bị hàng quán bức tử. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhà chờ xe buýt trên phố Láng Hạ thông thoáng, không bị hàng quán bức tử. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tiến sĩ Phan Lê Bình - chuyên gia giao thông đô thị - cho biết, việc bảo vệ hạ tầng nhà chờ, điểm dừng xe buýt cần có sự chung tay của nhiều ban, ngành, nhưng chính quyền địa phương cũng có vai trò rất quan trọng.

Theo ông Bình, UBND phường, xã, thị trấn phải có trách nhiệm xử lý, giải tỏa hành vi lấn chiếm nhà chờ, điểm dừng xe buýt. Đồng thời, cần làm việc với các công ty thu gom rác để bố trí, phân tách được nhà chờ, điểm dừng xe buýt với điểm thu gom rác để tạo điều kiện tốt hơn cho người dân đi xe buýt.

VĨNH HOÀNG
TIN LIÊN QUAN

Khách đi xe buýt ở Hà Nội có thêm app mới với loạt tính năng thông minh

Tô Thế |

Hà Nội - Ứng dụng “BusMap Ha Noi” vừa được ra mắt có tích hợp các tính năng chính, như: tìm đường thông minh, kết hợp xe buýt và xe công nghệ, dẫn đường thông minh, hỗ trợ người khiếm thị và một số tính năng khác...

Hà Nội: Loạt điểm chờ xe buýt bị lấn chiếm, ôtô, xe ôm bủa vây

Phương Trang |

Hà Nội - Tình trạng điểm chờ xe buýt  bị các phương tiện khác lấn chiếm, trở thành nơi dừng, đỗ xe ôtô, xe ôm đang diễn ra phổ biến.

Nhếch nhác, kém hiệu quả ở các điểm chờ xe buýt

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Nhiều điểm thì không có nhà chờ, điểm có nhà chờ xe buýt thì cỏ mọc um tùm, đầy rác thải tạo nên khung cảnh nhếch nhác, gây mất mỹ quan.

Trưởng đoàn U22 Indonesia canh thang máy cả đêm trước trận gặp U22 Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Ông Sumardji, trưởng đoàn U22 Indonesia tại SEA Games 32 đã tiết lộ những thông tin thú vị, trong đó ông nhấn mạnh bản thân sợ nhất gặp U22 Việt Nam ở bán kết.

Bạc Liêu vận động mỗi hộ dân trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy 4kg

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ban hành Công văn 1790 yêu cầu vận động mỗi hộ gia đình tự trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy trong năm 2023. Tỉnh này có trên 226.800 hộ, trong đó có 41.000 hộ vừa thoát nghèo. Nếu trang bị tất cả cần đến gần 80 tỉ đồng để mua bình chữa cháy.

Phòng khám nha khoa Lucia đã dỡ biển sau phản ánh của Báo Lao Động

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vừa phản ánh thông tin phòng khám nha khoa Lucia hoạt động rầm rộ không phép. Sau phản ánh, phòng khám này đã dỡ biển quảng cáo, ngừng hoạt động.

Loạn Tiktoker làm nội dung bẩn, nhận quảng cáo trục lợi bất chấp

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Nhiều nhà sáng tạo nội dung TikTok liên tục khiến dư luận bức xúc về việc làm nội dung xấu, độc hại và quảng cáo tràn lan. Trước thực trạng trên, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cho biết không chỉ TikTok, các nền tảng xuyên biên giới không hợp tác với cơ quan quản lí sẽ bị xử lý nghiêm.

Xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở đâu hợp lý?

Trần Việt (thực hiện) |

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam trở thành vấn đề “nóng” mấy ngày qua. Ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Việc xây dựng một Nhà hát các dân tộc Việt Nam có thực sự cần thiết không? Và vị trí khu đất phía sau Nhà hát Lớn có thuận tiện và phù hợp?

Khách đi xe buýt ở Hà Nội có thêm app mới với loạt tính năng thông minh

Tô Thế |

Hà Nội - Ứng dụng “BusMap Ha Noi” vừa được ra mắt có tích hợp các tính năng chính, như: tìm đường thông minh, kết hợp xe buýt và xe công nghệ, dẫn đường thông minh, hỗ trợ người khiếm thị và một số tính năng khác...

Hà Nội: Loạt điểm chờ xe buýt bị lấn chiếm, ôtô, xe ôm bủa vây

Phương Trang |

Hà Nội - Tình trạng điểm chờ xe buýt  bị các phương tiện khác lấn chiếm, trở thành nơi dừng, đỗ xe ôtô, xe ôm đang diễn ra phổ biến.

Nhếch nhác, kém hiệu quả ở các điểm chờ xe buýt

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Nhiều điểm thì không có nhà chờ, điểm có nhà chờ xe buýt thì cỏ mọc um tùm, đầy rác thải tạo nên khung cảnh nhếch nhác, gây mất mỹ quan.