Dịch vụ làm đẹp để đón Tết: Khách đặt lịch cả ban đêm

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Nhiều tiệm làm đẹp đông khách từ sáng sớm đến tối muộn. Có khách còn đặt lịch cả ban đêm để kịp làm đẹp đón Tết.

Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, càng về thời điểm cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần (2022), các cửa hàng, spa chăm sóc sắc đẹp, làm tóc, uốn mi trên địa bàn quận Cầu Giấy luôn trong tình trạng tấp nập người ra vào.

Càng về cuối năm, số lượng khách hàng đi làm đẹp càng nhiều. Ảnh: PV
Càng về cuối năm, số lượng khách hàng đi làm đẹp càng nhiều. Ảnh: Hữu Chánh

Là chủ cửa hàng làm tóc trên đường Trần Quý Kiên, chị Nguyễn Thị Duyên (SN 1995) cho biết, số lượng khách năm nay chỉ bằng 2/3 so với năm ngoái. Năm ngoái mặc dù cũng dịch bệnh nhưng số ca nhiễm ít hơn nên số lượng khách đến làm đẹp nhiều hơn.

“Trước đây, tiệm phục vụ nhu cầu làm đẹp của sinh viên rất lớn. Nhưng năm nay, do tình hình dịch bệnh phức tạp, các trường đều cho sinh viên học online nên salon giảm mất đi một lượng khách đáng kể. Thời điểm này, khách đến đây làm tóc chủ yếu là nhân viên văn phòng, những người đã đi làm…”, chị Duyên chia sẻ.

Salon tóc của chị Duyên có 2 tầng, trong đó có gần 20 nhân viên phục vụ. Khách hàng đến đây chủ yếu là uốn, nhuộm và tẩy tóc. Chị Duyên cho hay, có những vị khách không có thời gian làm tóc vào ban ngày "đặt lịch" vào ban đêm. Có nhiều hôm quá tải, phải làm tới muộn mới xong.

“Khách hàng khi đến đây đều phải đặt lịch trước 1 ngày, bên mình sẽ sắp xếp lịch để các bạn đến. Không ít người tới mà không hẹn trước phải tiếc nuối quay về vì cửa hàng kín chỗ”, chị Duyên nói.

 
Khách đến salon chị Đào làm đẹp. Ảnh: Hữu Chánh.

Cách đó không xa là salon tóc của chị Hà Thị Đào (SN 1991), chị Đào cho hay, lịch hẹn làm tóc tới ngày 28 âm lịch đã được khách hàng đặt hết một số khung giờ.

"Mỗi ngày, tiệm tiếp đón khoảng 20-30 người. Cửa hàng chỉ có 8 nhân viên nên mọi người phải luôn tay luôn chân, bố trí nhân sự hợp lý để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của khách hàng dịp cuối năm. Chính vì vậy, nhân viên gần như phải làm hết công suất so với những ngày thường, nên sẽ vất vả hơn", chị Đào nói.

Nhằm phòng ngừa dịch COVID-19, chị Đào cho biết, cửa hàng cũng đề nghị khách đến phải thực hiện các quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như quét mã QR code, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang trong quá trình đến làm đẹp ở cửa hàng.

Khách hàng đến làm tóc được yêu cầu quét mã Qr code, khai báo y tế. Ảnh: PV.
Khách hàng đến làm tóc được yêu cầu quét mã Qr code, khai báo y tế. Ảnh: Hữu Chánh.

Nhiều vị khách đến làm tóc trên phố này cho biết phải đặt lịch từ trước để được phục vụ chu đáo nhất.

"Mình thấy tiệm cắt tóc nào ngày Tết cũng đông hơn. Nhưng để có mái tóc ưng ý đi chơi tết thì chờ đợi một chút cũng không vấn đề", Ngân Hạnh (23 tuổi, Nghệ An) chia sẻ.

Quan sát của phóng viên, từ trưa tới tối muộn 22.1, những cửa hàng cắt tóc, uốn mi trên các tuyến đường như Trần Quý Kiên, Trung Kính, Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy) tấp nập người ra vào. Cả nhân viên và người đi làm đẹp đều thực hiện đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19.

"Năm nay mình được nghỉ Tết nên chỉ có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi ra ngoài làm tóc để chuẩn bị về quê đón Tết. Hôm nay, mình tới đây từ 9h sáng và được đón tiếp ngay, không phải chờ đợi như các năm trước", Vũ Quỳnh (23 tuổi, Bắc Kạn) chia sẻ.

Theo thông báo mới nhất của UBND TP.Hà Nội vào tối 21.1, quận Cầu Giấy đã chuyển từ "vùng cam" (nguy cơ cao, cấp độ 3) về "vùng vàng" (nguy cơ trung bình, cấp độ 2). Theo nghị quyết Hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, dịch vụ cắt tóc, cơ sở làm đẹp được hoạt động hoặc hạn chế hoạt động ở cấp độ 1, cấp độ 2. Ở cấp độ 3 phải ngừng hoặc hạn chế hoạt động theo quyết định của chính quyền địa phương.

 
Nhân viên salon tóc này đều làm việc liên tục, không có thời gian nghỉ tay. Ảnh: Hữu Chánh.
Nhân viên cắt tóc cẩn thận từng động tác, chăm sóc cho khách hàng. Ảnh: PV.
Nhân viên cắt tóc cẩn thận từng động tác, chăm sóc cho khách hàng. Ảnh: Hữu Chánh.
 
Thợ làm tóc và khách hàng đều thực hiện đeo khẩu trang phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Hữu Chánh.
 
Người thợ cắt tóc tỉ mỉ từng chi tiết để khách hàng được ưng ý nhất. Ảnh: Hữu Chánh.
Một khách hàng tranh thủ làm việc trong quá trình làm tóc. Ảnh: PV.
Một khách hàng tranh thủ làm việc trong quá trình làm tóc. Ảnh: Hữu Chánh.
Khách hàng gội đầu. Ảnh: PV.
Khách hàng gội đầu. Ảnh: Hữu Chánh
HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Chủ nhà hàng ở Hà Nội: "Cạn sức rồi, khó phục hồi vì bấp bênh đóng - mở"

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Mới đây tập thể Những nhà sáng lập và chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống (F&B) đã có kiến nghị gửi lãnh đạo TP. Hà Nội cho phép hàng quán ở Hà Nội bán tại chỗ. Trao đổi với Lao Động, một số chủ nhà hàng ở Hà Nội cho rằng, chỉ cần ra quy định buộc hàng quán tuân thủ 5K, lập vách ngăn và nhận 50% khách, đồng thời xử lý nghiêm những người vi phạm phòng chống dịch, thay vì cấm bán tại chỗ như hiện nay.

Quán "vùng vàng" trong quận "vùng cam" ở Hà Nội

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Thương hiệu Lâm Cafe có 2 cửa hàng cùng nằm trên tuyến đường Nguyễn Hữu Huân (Hoàn Kiếm), chỉ cách nhau 100 mét nhưng lại thuộc 2 phường khác nhau cũng rơi vào cảnh "nơi tấp nập, chỗ đìu hiu".

Hà Nội: Nhà hàng, quán ăn mệt mỏi vì quận liên tục "đổi màu" cấp độ dịch

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cấp độ dịch thay đổi liên tục khiến các nhà hàng, quán ăn ở quận Đống Đa cứ mở rồi lại phải đóng, đóng rồi lại mở, gây thiệt hại lớn về kinh tế... Tình cảnh này có thể sẽ còn diễn ra ở các quận khác tại Hà Nội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chủ nhà hàng ở Hà Nội: "Cạn sức rồi, khó phục hồi vì bấp bênh đóng - mở"

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Mới đây tập thể Những nhà sáng lập và chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống (F&B) đã có kiến nghị gửi lãnh đạo TP. Hà Nội cho phép hàng quán ở Hà Nội bán tại chỗ. Trao đổi với Lao Động, một số chủ nhà hàng ở Hà Nội cho rằng, chỉ cần ra quy định buộc hàng quán tuân thủ 5K, lập vách ngăn và nhận 50% khách, đồng thời xử lý nghiêm những người vi phạm phòng chống dịch, thay vì cấm bán tại chỗ như hiện nay.

Quán "vùng vàng" trong quận "vùng cam" ở Hà Nội

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Thương hiệu Lâm Cafe có 2 cửa hàng cùng nằm trên tuyến đường Nguyễn Hữu Huân (Hoàn Kiếm), chỉ cách nhau 100 mét nhưng lại thuộc 2 phường khác nhau cũng rơi vào cảnh "nơi tấp nập, chỗ đìu hiu".

Hà Nội: Nhà hàng, quán ăn mệt mỏi vì quận liên tục "đổi màu" cấp độ dịch

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cấp độ dịch thay đổi liên tục khiến các nhà hàng, quán ăn ở quận Đống Đa cứ mở rồi lại phải đóng, đóng rồi lại mở, gây thiệt hại lớn về kinh tế... Tình cảnh này có thể sẽ còn diễn ra ở các quận khác tại Hà Nội.