Dịch COVID-19 giảm mạnh từng ngày: Cuộc sống bình thường đang trở lại

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, trung bình số ca nhiễm COVID-19 mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua chỉ còn 11.593 ca/ngày. Dịch bệnh được kiểm soát tốt và có xu hướng giảm mạnh cả 4 tiêu chí: Số ca cộng đồng; số ca đang điều trị tại bệnh viện; số ca nặng, nguy kịch; số ca tử vong. Cứ đà giảm mạnh như vậy, cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường.

Số ca mắc mới, ca nặng và tử vong giảm mạnh từng ngày

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.563.502 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.794 ca nhiễm).

Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trên cả nước là hơn 10,5 triệu ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (hơn 1,5 triệu ca), TP.Hồ Chí Minh (hơn 600.000 ca), Nghệ An (gần 500.000 ca), Bắc Giang, Bình Dương (gần 400.000 ca)...

Đáng chú ý, số người mắc COVID-19 đã được công bố khỏi bệnh ở nước ta cũng ở mức kỷ lục với hơn 9 triệu ca. Hiện nay hệ thống y tế đang điều trị, giám sát hơn 1,4 triệu trường hợp, trong đó có 612 trường hợp nặng đang điều trị, chỉ 1 ca phải chạy tim phổi nhân tạo ECMO. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.013 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 10 ca, mức thấp nhất kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam. Những con số trên là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của công cuộc chống dịch COVID-19 tính đến ngày hôm nay của Việt Nam.

Bộ Y tế cho biết, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước. Từ cuối tháng 12.2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số ca mắc mới, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay. Số ca nhiễm mới, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày, do Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử.

Việc triển khai chiến dịch được thực hiện trên quan điểm thống nhất "tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả và phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để đảm bảo không bỏ sót đối tượng tiêm chủng đặc biệt với người nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị…

Theo Bộ Y tế, hệ thống y tế của chúng ta đã trụ vững trong đợt cao điểm của dịch với khả năng đáp ứng tối đa 200.000 giường điều trị. Bộ Y tế đã bảo đảm đủ thuốc điều trị, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các bệnh viện chủ động mua thuốc điều trị; phân bổ, hỗ trợ kịp thời thuốc điều trị cho các địa phương; đối với các loại thuốc thiết yếu, có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu.

Cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường

Nhận định về tình hình dịch COVID-19 và phương án đối phó của Việt Nam trong thời gian tới, GS-TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết, hiện nay, trong bối cảnh đi lại nhiều trên toàn thế giới, việc phòng chống dịch COVID-19 không phải của một địa phương, một quốc gia mà của toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các kịch bản về diễn biến dịch COVID-19 có thể xảy ra. Có 2 kịch bản phòng chống dịch COVID-19 có thể triển khai thời gian tới. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Theo GS Phan Trọng Lân, kịch bản thứ nhất là biến thể Omicron xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Bên cạnh đó, với miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và mắc bệnh, số trường hợp chuyển nặng và tử vong sẽ giảm. Vị chuyên gia này nhận định đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn.

"Với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, tức là đưa COVID-19 sang bệnh lưu hành. Các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường nếu mỗi cá nhân trong xã hội đều biết được các nguy cơ của mình và nếu thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch thì cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Chúng ta chủ yếu tập trung vào những đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh nền..."- GS Phan Trọng Lân nói.

Kịch bản thứ 2, theo GS-TS Phan Trọng Lân, SARS-CoV-2 là một virus mới, đến nay hiểu biết về virus này và các biến chủng vẫn chưa được toàn diện, hiện thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và liên tục cập nhật. Vì vậy, khi giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra.

Các chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến thể đã xuất hiện hoặc là chủng khác mới hơn. Chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm đi hiệu lực bảo vệ của vaccine, có thể làm lây lan mạnh hơn và tăng nguy cơ chuyển nặng. Nếu xảy ra tình trạng như vậy, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như đã từng thực hiện trước đây.

"Mặc dù thời điểm này, chúng ta đã có nhiều loại vũ khí chống lại COVID-19 như vaccine, thuốc điều trị, kinh nghiệm điều trị và các biện pháp phòng chống dịch, tuy nhiên ngành Y tế phải thường xuyên cập nhật hơn nữa, kể cả về thuốc điều trị và đặc biệt là công nghệ vaccine", GS-TS Phan Trọng Lân nói.

Như vậy, Việt Nam sẽ xây dựng song song hai kịch bản. Một là khi COVID-19 trở thành bệnh lưu hành, bình thường mới. Hai là vẫn luôn dự phòng các kịch bản khi xuất hiện tình huống mới, biến chủng mới mang tính nghiêm trọng để không bị động.

Bộ Y tế dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Đề nghị phương án điều chỉnh việc khai báo y tế tại cửa khẩu

Hiện Bộ Y tế đang tiếp tục tiến hành xây dựng dự phòng Dự thảo Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 - 2023 trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 được Tổ chức Y tế Thế giới ban hành ngày 31.3.2022, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và tạo điều kiện cho người nhập cảnh Việt Nam, Bộ Y tế tiến hành đề nghị các đơn vị, địa phương cho ý kiến về phương án điều chỉnh việc khai báo y tế tại cửa khẩu.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Cả nước ghi nhận hơn 7.000 ca COVID-19 mới, 8 bệnh nhân tử vong

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 24.4 đến 16h ngày 25.4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.417 ca nhiễm mới, đều là các ca ghi nhận trong nước, giảm 1.395 ca so với ngày trước đó. Hôm nay ghi nhận 8 bệnh nhân tử vong.

An Giang: Tọa đàm điều trị chăm sóc, điều trị hậu COVID-19 cho đoàn viên

Cẩm Tú |

An Giang - Bệnh COVID-19 đã gây nhiều tổn hại nặng nề về sức khỏe, tinh thần cho các bệnh nhân. Để góp phần hạn chế tối đa những tổn hại, giúp đoàn viên, CNVCLĐ an tâm, trở lại công tác bình thường sau mắc bệnh COVID-19.

Không để khám hậu COVID-19 rầm rộ, sử dụng thuốc bổ tràn lan

Phạm Đông |

Theo các bác sĩ, sau khi khỏi COVID-19 người bệnh cần tỉnh táo trước lời quảng cáo “thần thánh” về sản phẩm bổ phổi, thanh lọc phổi trên mạng xã hội. Người dân cần tỉnh táo để việc khám hậu COVID-19 không trở thành trào lưu rầm rộ, không cần thiết.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cả nước ghi nhận hơn 7.000 ca COVID-19 mới, 8 bệnh nhân tử vong

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 24.4 đến 16h ngày 25.4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.417 ca nhiễm mới, đều là các ca ghi nhận trong nước, giảm 1.395 ca so với ngày trước đó. Hôm nay ghi nhận 8 bệnh nhân tử vong.

An Giang: Tọa đàm điều trị chăm sóc, điều trị hậu COVID-19 cho đoàn viên

Cẩm Tú |

An Giang - Bệnh COVID-19 đã gây nhiều tổn hại nặng nề về sức khỏe, tinh thần cho các bệnh nhân. Để góp phần hạn chế tối đa những tổn hại, giúp đoàn viên, CNVCLĐ an tâm, trở lại công tác bình thường sau mắc bệnh COVID-19.

Không để khám hậu COVID-19 rầm rộ, sử dụng thuốc bổ tràn lan

Phạm Đông |

Theo các bác sĩ, sau khi khỏi COVID-19 người bệnh cần tỉnh táo trước lời quảng cáo “thần thánh” về sản phẩm bổ phổi, thanh lọc phổi trên mạng xã hội. Người dân cần tỉnh táo để việc khám hậu COVID-19 không trở thành trào lưu rầm rộ, không cần thiết.