"Đi trước một bước" giúp Điện Biên thành "vùng xanh" giữa vòng vây COVID-19

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Là tỉnh biên giới còn bộn bề khó khăn, ít ai ngờ rằng Điện Biên từ rất sớm đã chủ động áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) và thậm chí còn tự viết riêng ứng dụng để phục vụ công tác phòng, chống COVID-19.

Đi trước một bước

Với 65 ngày không có ca mắc mới, hơn 80 ngày không phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng và 58/58 bệnh nhân được chữa khỏi, tỉnh Điện Biên hiện được coi là "vùng xanh" trong bản đồ phòng chống COVID-19.

Trong các cuộc họp Ban chỉ đạo (BCĐ) về phòng chống COVID-19, cả những cuộc họp khẩn trong đêm, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên - Nguyễn Văn Thắng - không ít lần nhắc đến cụm từ “phải đi trước một bước, không để bị động, bất ngờ”.

Vào tháng 2.2021, ngay sau khi ghi nhận các ca dương tính với COVID-19 đầu tiên, tỉnh Điện Biên nhanh chóng đã quyết định thành lập bệnh viện dã chiến.

Khi trực tiếp có mặt tại tâm dịch xã Si Pa Pìn, huyện Nậm Pồ, Bí thư Điện Biên cũng đã chỉ đạo khẩn trương thành lập thêm các cơ sở cách ly tập trung để đảm bảo không bị động khi có thêm nhiều F1.

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên - ông Nguyễn Văn Thắng (áo trắng) và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng khi đi kiểm tra công tác phòng dịch tại xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ. Ảnh: Văn Thành Chương

Được sự hỗ trợ của Bộ Y tế và bệnh viện tuyến Trung ương, trong vòng chưa đầy 1 ngày đêm, tỉnh Điện Biên đã xây dựng xong Bệnh viện dã chiến với quy mô 250-300 giường bệnh.

Tại thời điểm đó, nhiều cán bộ, y, bác sĩ của Điện Biên cũng được các chuyên gia đầu ngành tập huấn, đào tạo để tiếp nhận và vận hành các thiết bị hiện đại; kiểm soát nhiễm khuẩn và phân luồng cách ly bệnh nhân.

Nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên trong đợt dịch bùng phát vào tháng 5 vừa qua, tỉnh Điện Biên đã hoàn toàn chủ động trong việc truy vết, phân luồng, cách ly và điều trị.

Nhanh chóng thiết lập được những “bộ khung” cán bộ y tế có chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ sở điều trị COVID-19 từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện.

Cán bộ, y, bác sĩ của Điện Biên được các chuyên gia đầu ngành tập huấn, đào tạo ngay từ khi xuất hiện những ca mắc COVID-19 đầu tiên.
Cán bộ, y, bác sĩ của Điện Biên được các chuyên gia đầu ngành tập huấn, đào tạo ngay từ khi xuất hiện những ca mắc COVID-19 đầu tiên.

Với tinh thần luôn chủ động trong mọi tình huống, ngày 2 và 3.8 vừa qua, tỉnh Điện Biên đã ghi nhận mới 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên cả 2 trường hợp trên đều là công dân hồi hương đã được cách ly trước đó nên không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng.

Tuy nhiên, với tinh thần “đi trước một bước”, ngay sau khi ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 trong khu cách ly, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã tổ chức họp trực tuyến với tất cả các huyện, thị, thành phố để bàn giải pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin

Là người trực tiếp có mặt ở hầu hết các điểm nóng, tham gia hầu hết các công đoạn, ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Điện Biên có rất nhiều đánh giá, trải nghiệm.

Ông chia sẻ với Lao Động: “Để có thành công trong việc đẩy lùi đợt dịch vừa qua thì ý thức người dân đóng vai trò rất quan trọng nhất.

Để nâng cao ý thức người dân trong phòng chống dịch, tỉnh Điện Biên đã áp dụng nhiều giải pháp, trong đó, việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin để tuyên truyền, nhắc nhở người dân đã thực sự phát huy hiệu quả".

Theo ông Bằng, ngay khi đợt dịch bùng phát, Điện Biên đã đề nghị các nhà mạng di động phối hợp, hằng ngày cung cấp thông tin cập nhật đến từng thuê bao về tình hình dịch bệnh trên địa bàn và nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ y tế.

App quản lý, theo dõi diễn biến dịch bệnh.
App quản lý, theo dõi diễn biến dịch bệnh được Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên tự xây dựng.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế thành lập các trang, kênh thông tin trên nền tảng mạng xã hội để kịp thời cung cấp những thông tin chính thống về dịch bệnh.

Đồng thời BCĐ cũng thành lập nhóm trên Zalo để trao đổi, thông tin, chỉ đạo kịp thời mà không cần phải tổ chức các cuộc họp khi không thật sự cần thiết. Ngoài ra, tại tất cả cơ sở cách ly đều được lắp đặt camera để BCĐ thường xuyên theo dõi, giám sát từ xa.

Một ứng dụng cũng rất quan trọng và hữu ích đối với các thành viên BCĐ đó là phần mềm tiện ích (app) được Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng giúp cho BCĐ có thể theo dõi diễn biến dịch bệnh từ tuyến tỉnh đến huyện, xã và thậm chí đến từng trường hợp cụ thể ở mọi lúc, mọi nơi.

Bên cạnh đó, tỉnh Điện Biên luôn sẵn sàng chia lửa, đón công dân trở từ các tỉnh có dịch về cách ly tại địa phương. Đặc biệt, trong tháng 6 vừa qua tỉnh Điện Biên đã tổ chức đón hơn 1.000 công dân trở về từ Bắc Giang.

Và ngày 1.8 mới đây 31 cán bộ, y, bác sĩ - những người có kinh nghiệm đã lên đường vào hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch.

Nhiều cuộc họp khẩn trong đâm đã được triển khai để đưa ra những giải pháp kịp thời.
Nhiều cuộc họp khẩn trong đêm đã được triển khai để đưa ra những giải pháp kịp thời.

Nói thêm về cuộc chiến cam go vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Điện Biên - Lê Thành Đô khẳng định:

“Cái khó nhất là phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Do vậy, mỗi khi đưa ra 1 quyết định quan trọng thì BCĐ đều phải bàn bạc và cân nhắc rất kỹ lưỡng để vừa đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả vừa ảnh hưởng ít nhất đến đời sống của nhân dân”.

Dù gần 80 ngày không phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng, tuy nhiên tại Điện Biên, 76 tổ chốt kiểm soát COVID-19 dọc tuyến biên giới vẫn được duy trì nghiêm ngặt; 4 trạm kiểm soát đặt tại các cửa ngõ ra vào tỉnh và nhiều chốt, trạm tại các huyện vẫn hoạt động và được theo dõi chặt chẽ.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

Diệu An |

Được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế và Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.

Sản phẩm làng nghề Điện Biên quý và đa dạng, vì sao không tìm được đầu ra?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn gắn với bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển làng nghề còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm.

Điện Biên dồn sức giúp miền Nam chống dịch

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi điều trị khỏi cho gần 60 bệnh nhân COVID-19 trong đợt bùng phát thứ 4, hơn 30 cán bộ y, bác sĩ tỉnh Điện Biên đã xung phong lên đường vào TP.Hồ Chí Minh chống dịch.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

Diệu An |

Được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế và Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.

Sản phẩm làng nghề Điện Biên quý và đa dạng, vì sao không tìm được đầu ra?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn gắn với bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển làng nghề còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm.

Điện Biên dồn sức giúp miền Nam chống dịch

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi điều trị khỏi cho gần 60 bệnh nhân COVID-19 trong đợt bùng phát thứ 4, hơn 30 cán bộ y, bác sĩ tỉnh Điện Biên đã xung phong lên đường vào TP.Hồ Chí Minh chống dịch.