Di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ bao giờ phát huy giá trị?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Năm 2003, Thủ tướng đã phê duyệt Dự án tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ. Tuy nhiên, sau gần 18 năm triển khai, nhiều mục tiêu vẫn chưa hoàn thành.

Khó khăn trong thực hiện đề án

Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Dự án tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Chiến trường Ðiện Biên Phủ”, thời hạn thực hiện dự án trong 4 năm. Tuy nhiên, dự án đã kéo dài gần 18 năm nhưng nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra vẫn chưa hoàn thành.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho biết: “Trong những năm gần đây, do tác động từ quá trình đô thị hóa và các chủ trương phát triển kinh tế cũng có những tác động đáng kể cả tích cực và tiêu cực đối với công tác bảo vệ, tôn tạo và phục dựng di tích”.

“Bên cạnh đó, do yếu tố lịch sử để lại, nhiều hộ dân đã lấn chiếm, san lấp nên gây khó khăn cho công tác công tác khoanh vùng, cắm mốc, giải tỏa và xác lập quyền sử dụng đất” – ông Hiệp nói..

Di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) xếp hạng là Di tích cấp quốc gia năm 1962. Đến năm 2009 đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Do chưa có quy hoạch tổng thể nên hiện trạng nhiều di tích đã bị xâm lấn, không thể phục hồi.
Do chưa có quy hoạch tổng thể nên hiện trạng nhiều di tích đã bị xâm lấn, không thể phục hồi.

Khi mới được công nhận, di tích có 22 điểm thành phần, năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung 23 điểm di tích thành phần khác nâng tổng số điểm di tích được công nhận lên 45 điểm.

Tuy nhiên, từ khi triển khai dự án, đến nay, công tác bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch sử Chiến trường Ðiện Biên Phủ mới dừng lại ở việc phục hồi được các dấu tích cơ bản và bảo vệ một số di tích thành phần quan trọng.

Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết

Ngày 9.3.2019, Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã có ý kiến đồng ý chủ trương thực hiện “Ðề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Ðiện Biên Phủ” và yêu cầu tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể để triển khai theo lộ trình.

Du khách tham quan Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Du khách tham quan Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày 2.10.2019, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh Ðiện Biên về việc “thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Ðiện Biên Phủ”.

Trong đó nhấn mạnh: “Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích là rất quan trọng và cấp thiết. Yêu cầu các bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với tỉnh Ðiện Biên triển khai có hiệu quả, bảo đảm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích”.

Đến ngày 8.7.2020, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định phê duyệt “Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030”.

Tuy vậy, hơn 1 năm sau với hàng chục công văn qua lại giữa UBND tỉnh, Sở VHTTDL với các sở, ngành liên quan thì đến ngày 15.9.2021, UBND tỉnh Điện Biên mới ban hành “Quyết định về việc phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập nhiệm vụ quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích…”.

Và đến tháng 11.2021, nội dung lập nhiệm vụ quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích… vẫn chưa được trình để HĐND tỉnh Điện Biên thông qua…

Bao giờ mới phát huy giá trị?

Khách tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ - nơi lưu giữ nhiều hiện vật trong chiến tranh.
Khách tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ - nơi lưu giữ nhiều hiện vật trong chiến tranh.

Trao đổi về việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ “quan trọng và cấp thiết” này, ông Nguyễn Anh Đạo, Giám đốc Ban quản lý Di tích tỉnh Điện Biên – đơn vị tham mưu cho Sở VHTTDL trong việc triển khai đề án này cho rằng:

“Trong quá trình khảo sát, lập quy hoạch phải đi điền dã mất rất nhiều thời gian vì các điểm di tích nằm rải rác trên địa bàn rộng. Cùng với đó còn phải xin ý kiến của các sở, ngành, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng dân cư tại những nơi sẽ nằm trong quy hoạch”.

Còn ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Giám đốc Sở VHTTDL thì cho biết, hiện nay Sở đang tiếp tục hoàn thiện các bước xây dựng Ðề án nhằm triển khai công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ.

“Nếu sớm nhất cũng phải đến quý 1/2022 mới có thể trình HĐND tỉnh thông qua sau đó mới trình Bộ VHTTDL và Thủ tướng Chính phủ…” - ông Hiệp nói.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Bắt quả tang đối tượng sử dụng ma túy tại Điện Biên

THANH BÌNH |

Điện Biên - Một người đàn ông đang chơi ma túy thì bị lực lượng biên phòng phát hiện bắt giữ cùng 10 gram heroin và 40 viên ma túy tổng hợp.

Hơn 1.000 hộ nghèo ở Điện Biên sẽ có nhà mới trước Tết Nguyên Đán

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Thực hiện chương trình làm nhà cho hộ nghèo của Bộ Công an, hơn 1.000 hộ nghèo tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên sẽ có nhà mới trước Tết Nguyên Đán.

Đường lên đỉnh Olympia 2021: Điểm cầu Quảng Ninh đặt tại di tích nổi tiếng

Nguyễn Hùng |

Quảng NinhChung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021 diễn ra vào sáng nay (14.11) với 4 điểm cầu trực tiếp, trong đó điểm cầu thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh được bố trí tại di tích lịch sử nổi tiếng - Khu di tích đền Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà, gắn với Chiến thắng lịch sử năm 1288 trên sông Bạch Đằng. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bắt quả tang đối tượng sử dụng ma túy tại Điện Biên

THANH BÌNH |

Điện Biên - Một người đàn ông đang chơi ma túy thì bị lực lượng biên phòng phát hiện bắt giữ cùng 10 gram heroin và 40 viên ma túy tổng hợp.

Hơn 1.000 hộ nghèo ở Điện Biên sẽ có nhà mới trước Tết Nguyên Đán

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Thực hiện chương trình làm nhà cho hộ nghèo của Bộ Công an, hơn 1.000 hộ nghèo tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên sẽ có nhà mới trước Tết Nguyên Đán.

Đường lên đỉnh Olympia 2021: Điểm cầu Quảng Ninh đặt tại di tích nổi tiếng

Nguyễn Hùng |

Quảng NinhChung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021 diễn ra vào sáng nay (14.11) với 4 điểm cầu trực tiếp, trong đó điểm cầu thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh được bố trí tại di tích lịch sử nổi tiếng - Khu di tích đền Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà, gắn với Chiến thắng lịch sử năm 1288 trên sông Bạch Đằng.