Đi săn… Cát lợn

NGUYỄN HÀ – PHẠM DUNG |

Bà Mai từ từ mở  bọc vải màu trắng. Và chúng tôi  hồi hộp hệt như chờ kết quả xổ số! 1 vật to bằng bàn tay, cứng cứng, bầu bầu, màu nâu xám, trên thân lại có nhiều lông… hiện ra. À, thì ra đây chính là Cát lợn người ta vẫn đồn thổi lâu nay! Hàng xóm láng giềng xung quanh xúm lại, mỗi người xin cầm một chút, sờ một tí, ngửi một ít, rồi nức nở khen nó thơm như thuốc bắc …

Báu vật!?

Chúng tôi nghe ngóng được tin một người dân ở xã Trung Châu B, Đan Phượng, Hà Nội vừa phát hiện ra một vật thể lạ mà người ta đồn là “Cát lợn” từ bụng con lợn nái mới mổ thịt làm cả làng xôn xao. Xôn xao không phải chỉ bởi nó lạ, mà còn bởi nó quý, bởi nó có giá lên tới vài tỉ chứ chẳng đùa. 

Bán tín bán nghi, chúng tôi kéo nhau lên đường đi tìm hiểu thực hư sự việc. Nhà bà Mai - chủ nhân của Cát lợn - nằm ở một con ngõ nhỏ. Chúng tôi vừa đến đầu ngõ, đã nghe những tiếng xôn xao, bàn tán vang vọng, mấy chục người tập trung trong nhà. Vật thể   bà Mai cất giữ cẩn thận, bọc vải rồi cất trong tủ, ai đến ngỏ ý muốn xem, bà Mai mới lấy ra, chẳng khác gì báu vật.

Bà Mai kể chúng tôi nghe, gia đình bà nuôi con lợn nái, vào tối 20.4.2016 thì nó đẻ được 10 lợn con, khi đẻ xong, lợn mẹ vì đuối sức mà chết. Sáng hôm sau, bà Mai nhờ anh em họ hàng và một vài người hàng xóm trải bạt ra giữa sân xẻ thịt để bán.  “Tôi thấy vật này nằm giữa bụng con lợn, tự hỏi sao dạ dày con lợn này cứng thế, chích nó ra thì thấy vật này tòi ra, lại còn mọc lông mọc lá. Rửa qua rồi đưa lên mũi ngửi lại thấy nó thơm thơm như mùi thuốc bắc” .

Hào hứng chia sẻ với phóng viên chúng tôi, anh Đỗ Minh Thuyết - con trai bà Mai cho biết, sau khi thấy vật thể lạ này, anh đã lên mạng tìm hiểu thì thấy nó giống với Cát lợn từng được tìm thấy ở Trung Quốc và bán với giá lên tới 21 tỉ đồng. “Tôi chếch (Check – Kiểm tra) trên mạng vào lúc 2h chiều, thấy quả này giống với người dân bên Trung Quốc cũng có quả như thế, mình ngửi cũng thấy thơm, nhưng cũng chẳng biết thế nào…”. 

Thật đúng là, biết sơ sơ cái người ta gọi là Cát lợn là một quả gì cứng cứng, bầu bầu, lông lông, nghe đâu mấy chục tỉ, ai mà không… hốt hoảng. 

 
 

Cát lợn tiền tỉ giờ đâu?

Nhân năm con lợn lôi chuyện cũ ra bàn lại, chúng tôi bèn hỏi chuyện anh con trai  bà Mai - chủ nhân của Cát lợn. Anh Thuyết cho biết, 2 năm sau ngày phát hiện “vật quý hiếm” và khiến dư luận xôn xao về giá trị hàng tỉ đồng của nó, chiếc Cát lợn này vẫn… nằm nguyên trong tủ nhà anh. Theo mô tả của anh Thuyết, Cát lợn này vẫn còn nguyên hình dạng, không bị teo đi sau 2 năm cất giữ, vẫn tỏa ra mùi thơm “dễ chịu” như mùi thảo dược. 

Khi được hỏi vì sao chiếc cát lợn “giá trị” vẫn nằm im lìm trong tủ, anh Thuyết chia sẻ, “2 năm nay vẫn có người đến hỏi nhưng chủ yếu là vì tò mò đến xem, chứ không mua. Người ta đến nhiều lắm, có những tuần mà ngày nào cũng có người ra người vào. Chủ yếu là họ tò mò thôi, họ đến để nhìn tận mắt và sờ tay vào Cát lợn. Tiếp nhiều khách cũng mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến công việc của gia đình, nên tôi đành nói là đã bán rồi và cất Cát lợn đi để tránh bị làm phiền”.

Một tỉ đồng là mức giá cao nhất được đưa ra cho chiếc Cát lợn của gia đình anh Thuyết vào thời điểm tháng 10.2016, từ đó đến nay, chưa có mức giá nào cao hơn được đưa ra. “Có một người tận bên Trung Quốc đến trả 1 tỉ cho Cát lợn này. Nhưng sau đó không thấy người này quay lại nữa. Bây giờ nhiều người gọi đến chỉ trả khoảng mấy chục triệu thôi nên tôi không bán” - anh Thuyết  nói. 

Dù chúng tôi chia sẻ đã hỏi ý kiến của các chuyên gia đông y, vật thể gọi là Cát lợn này không phải là thứ quý hiếm và cũng không có tác dụng chữa bệnh như người ta đồn thổi, thế nhưng  anh Thuyết và gia đình vẫn không thôi tin tưởng vào những lời đồn thổi về công dụng thần kỳ của chiếc cát lợn trong việc chữa bệnh. Anh khẳng định chắc nịch, đây là một trong những thần dược “hiếm có khó tìm” mà chỉ có gia đình anh và một vài người mới có may mắn được sở hữu nó. 

Không những thế, anh Thuyết còn tin rằng, Cát lợn này mang đến may mắn cho gia đình anh. Đó cũng là lý do anh giữ  trong nhà để chờ có người trả một cái giá xứng đáng cho “báu vật”.  “Nó cũng là cái lộc làm ăn. Từ ngày có quả này thấy công việc làm ăn của gia đình ổn, nên tôi sẽ giữ lại trong nhà, đợi khi nào có người trả giá xứng đáng mới bán”.

Thôi thì, có thứ gọi là bùa may cũng yên cái tâm làm ăn! 

“Bác sĩ ơi (là chúng tôi hỏi chuyện thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng - nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam), rốt cuộc Cát lợn là gì, vật này có phải Cát lợn không mà người ta đồn thổi mạnh quá, lên đến cả tỉ chứ chẳng ít, bác sĩ ạ!

- Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng: “Tôi khẳng định trong đông y không có vị thuốc nào tên Cát lợn. Tôi đã đọc một vạn bảy nghìn bài thuốc không có bài thuốc nào tên Cát lợn điều trị bệnh. Vật thể lạ này có thể chỉ là thức ăn lưu lại, bị các dịch vị dạ dày bao bọc bên ngoài. Tôi khuyên mọi người đừng mơ hồ, ảo tưởng, đừng nghe lời đồn thổi, dựng nên chuyện huyễn hoặc không có sự thật!”.

Ơ, vậy hóa ra vật thể người chủ nhà nâng niu, hàng xóm láng giềng xôn xao sang tận nơi xin ngửi một tí lại chỉ là thức ăn thừa lưu lại trong dạ dày lợn thôi? Chưng hửng thật!


NGUYỄN HÀ – PHẠM DUNG
TIN LIÊN QUAN

Tết Kỷ Hợi kể chuyện về con lợn: Vì sao nói “sướng như heo?”

Bích Hà |

Trong dân gian vẫn đang lưu truyền câu nói "sung sướng, nhàn nhã như heo", "vô tư, không lo nghĩ như lợn". Vậy vì sao hình ảnh con lợn lại gắn sự sung sướng, nhàn nhã?

Lạ kì “ông lợn” được mắc màn ngủ, ăn hoa quả

HOA LÊ |

Tại La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), gia đình được nhận nuôi "ông lợn" phải được xem xét gia phả kĩ lưỡng, làm ăn nề nếp, lối sống văn minh. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc “ông lợn” cũng rất đặc sắc, cầu kì.

Kiêng kị cúng thịt lợn trong mâm cỗ cúng Giao thừa năm Kỷ Hợi 2019?

Linh Chi - Tan |

Theo nhiều người quan niệm, năm con lợn không nên cúng thịt lợn vào đêm giao thừa bởi sẽ phạm huý. Tuy nhiên, TS Lê Xuân Phương - chuyên gia văn hoá cho rằng quan niệm này là không đúng. 

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo. 

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.  

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Tết Kỷ Hợi kể chuyện về con lợn: Vì sao nói “sướng như heo?”

Bích Hà |

Trong dân gian vẫn đang lưu truyền câu nói "sung sướng, nhàn nhã như heo", "vô tư, không lo nghĩ như lợn". Vậy vì sao hình ảnh con lợn lại gắn sự sung sướng, nhàn nhã?

Lạ kì “ông lợn” được mắc màn ngủ, ăn hoa quả

HOA LÊ |

Tại La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), gia đình được nhận nuôi "ông lợn" phải được xem xét gia phả kĩ lưỡng, làm ăn nề nếp, lối sống văn minh. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc “ông lợn” cũng rất đặc sắc, cầu kì.

Kiêng kị cúng thịt lợn trong mâm cỗ cúng Giao thừa năm Kỷ Hợi 2019?

Linh Chi - Tan |

Theo nhiều người quan niệm, năm con lợn không nên cúng thịt lợn vào đêm giao thừa bởi sẽ phạm huý. Tuy nhiên, TS Lê Xuân Phương - chuyên gia văn hoá cho rằng quan niệm này là không đúng.