TP.Hồ Chí Minh:

Dẹp nạn bảo kê mới mong đòi lại được vỉa hè

MINH QUÂN |

Sở GTVT vừa có dự thảo đề xuất quy định mới về việc quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TPHCM, trong đó yếu tố tiên quyết là phải dành tối thiểu 1,5m chiều rộng vỉa hè cho người đi bộ. Song song đó, những ngày qua, dư luận cũng thấy sự xuất hiện trở lại của ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Q.1 - xuống đường dẹp lấn chiếm vỉa hè. Với những động thái mới lần này của TPHCM liệu có đòi lại được vỉa hè cho người đi bộ hay rồi lại như kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” như lâu nay?

 Sau ra quân rầm rộ, vỉa hè đâu lại vào đó

Suốt 10 năm qua, thành phố đã triển khai nhiều quy định, giải pháp cũng như chỉ đạo quyết liệt nhằm lập lại trật tự vỉa hè. Trong đó, “đình đám” nhất là chiến dịch “giành” lại vỉa hè cho người đi bộ tại TPHCM trong năm 2017. Còn nhớ, thời điểm tháng 3-6.2017, trước sự quyết liệt của Đoàn kiểm tra liên ngành Q.1 do ông Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu trong chiến dịch “giành” lại vỉa hè, gần như các hộ, cửa hàng kinh doanh… trên địa bàn Q.1 đều răm rắp chủ động trong việc tự tháo dỡ các công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, tránh bị xử phạt, cưỡng chế. Không những thế, với những kết quả ban đầu của quận 1 đã tạo ra hiệu ứng tích cực lan tỏa khắp các quận - huyện trên địa bàn thành phố, khi đó lãnh đạo các quận Bình Tân, quận 3, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú cũng đua nhau trực tiếp xuống đường “giành” vỉa hè...

Chưa hết, để tạo điều kiện cho các hộ dân nhà mặt tiền có điều kiện kinh doanh, nhiều nơi đã nghiên cứu, dành một phần vỉa hè cho các hộ dân có chỗ buôn bán và giữ xe. Phần này được tách biệt với phần vỉa hè dành cho người đi bộ bằng một lằn sơn kẻ màu vàng rõ ràng. Rồi thành phố cũng có chủ trương xây dựng “đường mẫu”, trong đó có tiêu chí giữ cho vỉa hè thông thoáng, được lãnh đạo các quận, huyện ký cam kết thực hiện.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, đến nay vỉa hè nhiều nơi lại bị tái lấn chiếm tràn lan, những vạch sơn vàng chưa bao giờ được tôn trọng. Chiến dịch “giành” lại vỉa hè của ông Đoàn Ngọc Hải sau đó cũng bị chững lại thì vỉa hè lại bị tái lấn chiếm vô tội vạ.

Phải quy trách nhiệm rõ ràng

Những ngày qua, quay lại những “điểm nóng” về lấn chiếm vỉa hè, chúng tôi ghi nhận nhiều nơi bị tái lấn chiếm vô tội vạ để làm nơi đậu xe, buôn bán, hàng quán. Đơn cử như tuyến đường Phạm Văn Đồng (qua các quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp), cứ từ 17h hằng ngày, các quán nhậu lại bày bàn ghế ngang nhiên trên vỉa hè để thực khách ăn uống. Tương tự, các đường Hoàng Sa và Trường Sa (qua các quận 1, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình) cũng rơi vào tình trạng hầu hết vỉa hè dành cho người đi bộ bị lấn chiếm bởi xe của thực khách các quán nhậu, cửa hàng kinh doanh ăn uống dựng chắn hết lối của người đi bộ.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường được cho là do người đứng đầu các quận - huyện chưa quan tâm đúng mức hoặc buông lỏng quản lý.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó Trưởng ban chuyên trách Ban ATGT thành phố - trong năm 2018, Chủ tịch UBND các quận, huyện đã ký cam kết đảm bảo trật tự lòng, lề đường trên 157 tuyến đường. Song khi UBND TPHCM có văn bản chỉ đạo xử lý trách nhiệm người đứng đầu các địa phương nếu để tái chiếm vỉa hè thì xảy ra một việc rất… lạ lùng. Đó là một số tuyến khó dẹp quá nên Chủ tịch UBND các quận, huyện không đăng ký, đơn cử như tuyến đường Phạm Văn Đồng.

“Để tình trạng tái lấn chiếm có thể có người bảo kê, bao che dung túng hoặc do người đứng đầu địa phương buông lỏng địa bàn, năng lực quản lý yếu kém...” - ông Tường nói.

Dành ít nhất 1,5m chiều rộng vỉa hè cho người đi bộ

Sở GTVT vừa có dự thảo văn bản thay thế Quyết định 74/2008 quy định về việc quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn TPHCM. Theo đó, đối với các tuyến đường có vỉa hè rộng dưới 3m thì dành 1,5m cho người đi bộ, phần vỉa hè còn lại có thể dành cho hoạt động giữ xe tự quản...; với các tuyến vỉa hè rộng từ 3-5m thì dành tối thiểu 1,5m cho người đi bộ, phần còn lại có thể sử dụng để trông xe hai bánh có thu phí. Còn vỉa hè rộng trên 5m, ngoài phần dành cho người đi bộ, có thể sử dụng giữ xe ôtô có thu phí.

Đặt ra quy định thì dễ nhưng giữ được mới là khó

Luật sư Trần Quốc Minh (Đoàn Luật sư TPHCM): Về đề xuất dành ít nhất 1,5m vỉa hè cho người đi bộ của Sở GTVT, tôi cho rằng đây là một giải pháp khá hài hòa: Vừa giải quyết được nhu cầu của các hộ dân mặt tiền có thể sử dụng một phần vỉa hè để phục vụ buôn bán, để xe... Xin nói thêm, quy định đặt ra thì dễ, song để giữ được nó thì không dễ chút nào. Theo tôi, nếu chính quyền không đủ lực lượng kiểm tra thì có thể lắp đặt camera để giám sát, xử lý.

HUYỀN TRÂN ghi

* Theo PGS-TS Nguyễn Lê Ninh, vỉa hè không chỉ là nguồn thu của các hộ kinh doanh mà còn là nguồn thu của một số người bao che, dung túng, thỏa hiệp với hoạt động này. Vì vậy, phải giao trách nhiệm cho chủ tịch phường, nếu vi phạm thì cách chức chứ không luân chuyển. Phải triệt tiêu được nạn bảo kê, cát cứ vỉa hè. M.Q

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Tiểu thương quận 1: "Ông Đoàn Ngọc Hải rút quân, chúng tôi lại tiếp tục"

Văn Huân |

Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TPHCM) vừa dẫn đoàn liên ngành chấn chỉnh lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên, theo nhiều người dân và cả lãnh đạo một số phường thì việc làm này giống như "bắt cóc bỏ đĩa", dân dọn dẹp trước mặt nhưng sau đó sẽ bày biện sau lưng đoàn kiểm tra.

Ông Đoàn Ngọc Hải xử lý nạn chó thả rông ở trung tâm Sài Gòn

M.Q |

Ngày 19.7, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch quận 1 (TPHCM) đã có chỉ đạo các phường thuộc địa bàn quận và lực lượng chức năng xử lý tình trạng chó thả rông.

Thành ủy TPHCM đã từng chấp nhận đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải

MINH QUÂN |

Ông Đoàn Ngọc Hải rút đơn từ chức trong bối cảnh Thành ủy TPHCM đã chấp thuận đơn từ chức, nên giờ UBND TPHCM phải báo cáo xin ý kiến và chờ Ban Thường vụ Thành ủy có kết luận cuối cùng.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Tiểu thương quận 1: "Ông Đoàn Ngọc Hải rút quân, chúng tôi lại tiếp tục"

Văn Huân |

Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TPHCM) vừa dẫn đoàn liên ngành chấn chỉnh lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên, theo nhiều người dân và cả lãnh đạo một số phường thì việc làm này giống như "bắt cóc bỏ đĩa", dân dọn dẹp trước mặt nhưng sau đó sẽ bày biện sau lưng đoàn kiểm tra.

Ông Đoàn Ngọc Hải xử lý nạn chó thả rông ở trung tâm Sài Gòn

M.Q |

Ngày 19.7, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch quận 1 (TPHCM) đã có chỉ đạo các phường thuộc địa bàn quận và lực lượng chức năng xử lý tình trạng chó thả rông.

Thành ủy TPHCM đã từng chấp nhận đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải

MINH QUÂN |

Ông Đoàn Ngọc Hải rút đơn từ chức trong bối cảnh Thành ủy TPHCM đã chấp thuận đơn từ chức, nên giờ UBND TPHCM phải báo cáo xin ý kiến và chờ Ban Thường vụ Thành ủy có kết luận cuối cùng.