Dẹp loạn "thần y" online tự xưng: Mức phạt cao hơn vẫn chưa đủ sức răn đe

Lệ Hà - Đình Trường |

Liên quan đến hiện tượng nở rộ "thần y", lương y tự xưng, đưa ra thị trường các sản phẩm mập mờ về chất lượng, cơ quan chức năng cho biết đã nhiều lần ra khuyến cáo nhưng tình trạng này vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.

Ngày 18.3, trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Cục An toàn thực phẩm liên tục phát thông báo về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nội dung quảng cáo sai sự thật trên các trang mạng; đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng những loại thuốc chưa rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Tuy nhiên, để xử lý tình trạng này một cách tận gốc không phải là chuyện "một sớm một chiều". Do vậy, trước mắt, hơn ai hết, người sử dụng mạng cần tỉnh táo trước mọi lời mời chào quảng cáo "kiểu trên trời" này; cẩn trọng tìm hiểu kỹ thông tin khi mua thuốc để tránh tiền mất tật mang.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong. Ảnh: Petrotimes.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong. Ảnh: Petrotimes.

Năm 2020, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã xử phạt hàng trăm cơ sở kinh doanh. Trong đó, đa số vi phạm của các công ty là hành vi quảng cáo sản phẩm trên website (landing page) không phù hợp với tài liệu theo quy định.

Mặc dù bị xử phạt liên tục, dễ thấy các hoạt động quảng cáo thuốc ‘núp bóng’ thực phẩm chức năng vẫn liên tục biến tướng trên những nền tảng xuyên biên giới như YouTube hay Facebook. Vì thế người tiêu dùng luôn phải đề cao cảnh giác và tuyệt đối không vội tin tưởng bất kỳ loại quảng cáo nào trên mạng. Ngoài ra, không ít người mượn danh thầy lang chữa bệnh quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội.

“Tuy nhiên, việc xử phạt quảng cáo các “lang băm” này, lâu nay chỉ dừng ở sự vụ, tức thấy ai phản ánh thì kiểm tra, xử lý bằng biện pháp đình chỉ, phạt tiền. Rồi sau đó họ chuyển địa điểm, hoạt động tiếp.

Nghị định 117 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ra đời năm 2020 thay thế Nghị định 176 đã cập nhật nhiều hành vi vi phạm, cũng như mức phạt đã cao hơn. Trong đó, nâng mức phạt lên tương đối, rất nặng nhưng có lẽ người ta chưa thấy sợ. Họ sợ nhất là bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Khi bị thu hồi, việc khám, chữa bệnh của họ là trái pháp luật” - TS Nguyễn Thanh Phong cho biết.

Ths Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho rằng: Việc khám, điều trị bệnh phải được thực hiện tại các bệnh viện, các bác sĩ có chuyên môn, chuyên ngành. Người dân tuyệt đối không nên tin theo các quảng cáo sai sự thật, quảng cáo “vô tội vạ” trên Youtube để từ đó khám, mua thuốc, trị bệnh.

Bởi lẽ, việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và đặc biệt hơn cả là nguy hiểm đến chính sức khỏe của người bệnh. Đã có trường hợp bệnh nhân xem quảng cáo từ Yotube, khám và uống thuốc không rõ nguồn gốc dẫn tới biến chứng, tổn thương sức khỏe nghiêm trọng.

Do đó, mỗi người dân cần thận trọng, tỉnh táo trước những quảng cáo tràn lan về khám, chữa bệnh và bán thuốc trên Youtube hiện nay.

Trước đó, Báo Lao Động đã phản ánh về tình trạng tràn lan "thần y" online, lương y tự xưng. Theo khảo sát của PV, hiện nay trên các trang mạng xã hội, xuất hiện tràn lan những tài khoản gắn mác lương y, "thần y". Những người này tự nhận mình có khả năng chữa trị được nhiều loại bệnh khác nhau như dạ dày, xương khớp, đại tràng,… hay thậm chí cả ung thư.

Nhiều lương y tự xưng khám bệnh chỉ qua sờ nắn rồi phán bệnh, bốc thuốc. Ảnh: Đình Trường.
Nhiều lương y tự xưng khám bệnh chỉ qua sờ nắn rồi phán bệnh, bốc thuốc. Ảnh: Đình Trường.

Những fanpage gắn mác lương y đều có lượng theo dõi đông đảo, từ vài nghìn đến cả chục nghìn lượt người xem, tương tác mỗi ngày.

Một số lương y tỏ ra khá thành thục các chiêu trò truyền thông, lấy các mô típ như "nhà tôi 3 đời chữa..." đã ghim vào trí nhớ người dùng, quảng cáo có thể chữa triệt để nhiều căn bệnh nan y hay điển hình là quay lại cảnh người dân chen chúc khám bệnh tại cơ sở để chứng tỏ tay nghề. Thậm chí, một số video của các "lương y" online còn cắt ghép hình ảnh từ đài truyền hình, báo mạng để tô vẽ cho công dụng sản phẩm thuốc mà họ bán ra.

Hàng loạt sản phẩm mập mờ về chất lượng đến tay người bệnh xuất phát từ loạn lương y tự xưng. Ảnh: Đình Trường.
Hàng loạt sản phẩm mập mờ về chất lượng đến tay người bệnh xuất phát từ loạn lương y tự xưng. Ảnh: Đình Trường.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng sở dĩ tình trạng "thần y", lương y tự xưng diễn ra tràn lan thời gian qua bởi chế tài xử lý đối với vấn đề này chưa thực sự đủ mạnh. Hiện nay, với hành vi khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề, cơ sở không có giấy phép hoạt động chủ yếu vẫn chỉ bị xử lý hành chính, phạt tiền.

Đây chính là lý do dẫn tới thực trạng "nhờn thuốc" hay "ngựa quen đường cũ" của các "thần y", lương y mạo danh. Bên cạnh đó, nhiều người sau khi bị xử phạt vẫn lén lút tiếp diễn vi phạm bởi cho rằng tại nhà riêng, ngõ hẻm có thể lẩn khuất được sự truy quét của cơ quan chức năng và dễ dàng che giấu các sai phạm.

Lệ Hà - Đình Trường
TIN LIÊN QUAN

Đừng giao sinh mạng cho lang băm, lương y rởm, tự phong

Lệ Hà |

Đông y - y học cổ truyền - với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác trị bệnh, cứu người. Thế nhưng, nhiều cơ sở hành nghề đông y không đảm bảo chất lượng, thầy lang tự phong khiến người bệnh khốn khổ khi bệnh càng chữa càng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Tràn lan “thần y”, lương y online, ai quản?

Đ.TRƯỜNG - P. CÚC |

Tự xưng thần y và lương y đang là hiện tượng nở rộ trong thời gian gần đây. Thông qua mạng xã hội và kênh YouTube, nhiều người ngang nhiên thực hiện hoạt động khám chữa bệnh và tung ra thị trường các sản phẩm không rõ nguồn gốc, mập mờ về chất lượng.

Lương Y - Điểm tựa tình người

Nguyễn Ngọc Phú |

Có lẽ không có hình ảnh nào so sánh hay và đúng về người thầy thuốc bằng câu nói của Bác Hồ kính yêu “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Bác còn dặn thêm: Người thầy thuốc phải “Nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Đừng giao sinh mạng cho lang băm, lương y rởm, tự phong

Lệ Hà |

Đông y - y học cổ truyền - với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác trị bệnh, cứu người. Thế nhưng, nhiều cơ sở hành nghề đông y không đảm bảo chất lượng, thầy lang tự phong khiến người bệnh khốn khổ khi bệnh càng chữa càng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Tràn lan “thần y”, lương y online, ai quản?

Đ.TRƯỜNG - P. CÚC |

Tự xưng thần y và lương y đang là hiện tượng nở rộ trong thời gian gần đây. Thông qua mạng xã hội và kênh YouTube, nhiều người ngang nhiên thực hiện hoạt động khám chữa bệnh và tung ra thị trường các sản phẩm không rõ nguồn gốc, mập mờ về chất lượng.

Lương Y - Điểm tựa tình người

Nguyễn Ngọc Phú |

Có lẽ không có hình ảnh nào so sánh hay và đúng về người thầy thuốc bằng câu nói của Bác Hồ kính yêu “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Bác còn dặn thêm: Người thầy thuốc phải “Nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”.