Đến với xã 9 ngày bị cô lập ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Mưa lũ đi qua, xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bị bùn đất của ngọn núi sạt lở vùi lấp, khiến trung tâm xã như vừa trải qua trận bom. Đã 9 ngày, nơi này bị cô lập đúng nghĩa, khi liên lạc bị cắt đứt, đường sá chưa biết bao giờ thông tuyến trở lại. Để nắm tình hình, tiếp tế lương thực và vật tư y tế, không chỉ lực lượng quân đội, mà các y bác sĩ cũng tình nguyện lên đường đến Hướng Việt. Họ đã cắt rừng, lội bộ hàng giờ vượt qua núi cao, suối ngập nước lũ để đến với đồng bào.

Lá thư cầu cứu và những cánh tay tình nguyện

Ngày 20.10, Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa nhận được bức thư của chị Nguyễn Thái Xuân (cán bộ công tác tại Trạm Y tế Hướng Việt). Lá thư viết gấp có nội dung rằng: Có đoàn cán bộ Công an huyện Hướng Hóa băng rừng vào Hướng Việt đưa thi thể của một cán bộ công an hy sinh về quê nhà, nên chị Xuân mới có cơ hội gửi bức thư này. Theo chị Xuân, những ngày qua ở Hướng Việt xảy ra mưa to gió lớn khiến các đồi núi ở gần trung tâm xã nổ lớn, đổ sập đã vùi lấp gần 1 nửa trạm y tế. Bên cạnh đó, thôn Xa Đưng và thôn Chai cũ cũng bị vùi lấp hoàn toàn khiến người dân thiệt hại nặng nề “không thể diễn ra hết được”. Sạt lở khiến nhiều người mất tích và bị thương rất nặng. “Lương thực ở nơi này đã cạn kiệt, người bị thương cần được hỗ trợ thuốc men, chúng tôi cần được hỗ trợ” - thư của chị Xuân viết.

Thời điểm nhận được thư, ngoài trời mưa to, gió lớn, đường vào xã Hướng Việt thì bị chia cắt vì sạt lở, thông tin liên lạc không có. Trao đổi với đoàn cán bộ Công an huyện Hướng Hóa mới băng rừng từ Hướng Việt ra, thì ai cũng lắc đầu vì quãng đường rừng quá nguy hiểm với hơn 10h đi bộ. Nhưng không nản, ông Lâm Chí Đức - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa - tổ chức họp khẩn ở cơ quan, rồi xin ý kiến của UBND huyện Hướng Hóa về việc lập đoàn đi vào xã Hướng Việt để tiếp sức cho trạm y tế và ứng cứu 2 người bị thương. Vào sáng ngày 21.10, đoàn 23 người, trong đó có lực lượng biên phòng, ban chỉ huy quân sự huyện và hơn 10 y bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa tình nguyện đeo balô đi bộ xẻ rừng, vòng qua đất Lào để vào xã Hướng Việt. May mắn, nước lũ ở các con suối đã rút bớt, mưa giảm nên quãng đường trèo đèo lội suối đỡ vất vả, đến chiều tối thì đoàn vào đến xã Hướng Việt.

Đến nơi, trước cảnh hoang tàn ở ngay trung tâm xã, không ai kìm được nước mắt. Các y bác sĩ lập tức đến thăm khám ngay cho 2 cán bộ bị thương nghiêm trọng. Còn thượng tá Tạ Quang Hậu - Phó Tham mưu trưởng Biên phòng Quảng Trị thì bàn phương án đưa người bị thương ra bệnh viện tuyến trên để điều trị.

Huy động tất cả nguồn lực cho địa phương “6 không”

Đại úy Trần Thái Sơn - Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hướng Lập (quản lý địa bàn 2 xã Hướng Việt và Hướng Lập) cho hay, thảm họa ập đến Hướng Việt vào chiều tối ngày 17.10. Lúc đó, sạt lở khiến một nhóm người dân đi làm rẫy bị mất tích, nên lãnh đạo xã Hướng Việt lập 3 tổ tìm kiếm, thì bị sạt lở vùi lấp. Khi đưa ra khỏi hiện trường sạt lở, cán bộ Công an xã bị thương nặng không qua khỏi, chủ tịch xã và bí thư xã bị thương rất nặng, nhưng không chuyển ra ngoài được vì đường sá đều bị tắc.

Chưa hết, khoảng 15h30 cùng ngày hôm đó, dãy núi Ka Lóc nằm ở phía sau thôn Xa Đưng phát ra tiếng nổ ầm ầm, rồi bị sạt lở một khối lượng đất đá lớn. Đến nửa đêm, tiếng nổ long trời lại vang lên, cả hàng chục triệu khối đất đá ập xuống, quét qua thôn Xa Đưng và trường học, trạm y tế… khiến nơi này bị bùn đất vùi lấp cả mét. Đến những ngôi nhà sàn bằng gỗ vững chãi nhất ở thôn Xa Đưng cũng đổ sụp, chổng chơ như bị đốn hạ. “Nhìn như vừa bị ném bom vậy, ngổn ngang. Sức người, tay không bây giờ không khắc phục nổi” - đại úy Sơn, nói thêm.

Từ hôm đó, Hướng Việt không điện, không đường, không nước sạch, không thông tin liên lạc, không trạm y tế, không trường học. Đến hôm nay đã là ngày thứ 9, địa phương này bị cô lập và rơi vào cảnh “6 không” như trên. Ông Đặng Trọng Vân - Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa nói rằng, ngoài việc thành lập đoàn với thành phần chủ yếu là cán bộ y tế mang theo thuốc men vào cấp bách cứu trợ, thì các phương án tiếp tế lương thực cho Hướng Việt đã được đưa ra từ trước. Trực thăng là phương án tối ưu nhất, nhưng thời tiết không ủng hộ, nên đến chiều ngày 22.10 trực thăng mới thả được 1,5 tấn hàng cho Hướng Việt. Đến ngày hôm sau, sau khi được cán bộ y tế huyện Hướng Hóa tiêm kháng sinh mạnh, trực thăng trở lại Hướng Việt, tiếp tế thêm lương thực và đưa cả 2 cán bộ bị thương vào Huế điều trị.

Cũng trong thời gian đó, UBND huyện này huy động 12 xe bán tải chở theo hơn 10 tấn nhu yếu phẩm bao gồm gạo, mì tôm, xăng dầu, thuốc men để tiếp tế. Đoàn xuất phát từ thị trấn Khe Sanh ra huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sau đó vòng lên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây để đến tiếp cận xã Hướng Lập. Tại đây, hệ thống đường giao thông vẫn đang bị chia cắt, nên đoàn đã phải dùng cáp treo chuyển nhu yếu phẩm sang đoạn đường bị sạt lở nặng. Nhận được hàng tiếp tế, người dân và lực lượng biên phòng sẽ chuyển về trung tâm xã Hướng Lập cách đó hơn 10km, rồi tiếp tục vận chuyển đến xã Hướng Việt.

“Bây giờ Hướng Việt vẫn bị cô lập và tới đây là cơn bão số 8, số 9 lăm le nữa. Nhưng chúng tôi sẽ tìm mọi biện pháp, để tiếp tế lương thực, thuốc men và cả lực lượng để giúp Hướng Việt vực dậy sau mưa lũ” - ông Đặng Trọng Vân nói.

Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng Vàng Lao Động phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 triển khai chương trình “Triệu vòng tay hướng về đồng bào vùng lũ”.

Chương trình nhằm tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân người Việt Nam trong và ngoài nước quyên góp kinh phí đến các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra; đặc biệt là với NLĐ bị ảnh hưởng kép mưa lũ và dịch COVID-19.

Chương trình tiếp nhận tin nhắn ủng hộ từ ngày 1.9.2020 đến hết ngày 30.10.2020 với cú pháp: BL gửi 1407. Mỗi tin nhắn, bạn đã đóng góp 20.000 đồng cho các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào vùng lũ.

Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng, STK: 113000000758 tại Vietinbank - chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội; ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 129000015204; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, STK: 0021000303088. Ủng hộ miễn phí tại BIDV - chi nhánh Hoàn Kiếm, STK: 12410001122556

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Nhiều tuyến đường vào bản làng ở Quảng Trị sau mưa lũ hư hỏng nghiêm trọng

HƯNG THƠ |

Sau trận mưa lũ từ ngày 6.10 đến nay, nhiều con đường tại tỉnh Quảng Trị dẫn vào các bản làng người đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh bị hư hỏng nghiêm trọng.

Thầy giáo Hà Tĩnh trốn bệnh viện, dầm mình cứu dân bị lũ lụt

QUANG ĐẠI |

Mặc dù mang trong mình nhiều bệnh nặng, thầy Nguyễn Quốc Hiệp (Can Lộc-Hà Tĩnh) vẫn dầm mình băng lũ cứu trợ hàng nghìn người dân bị lũ lụt.

Mưa lũ tại miền Trung: 148 người mất tích và tử nạn

Vũ Long |

Tính đến sáng 25.10, mưa lũ, sạt lở đất tại miền Trung đã khiến 148 người bị tử nạn và mất tích, hàng trăm ngôi nhà vẫn bị ngập.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Nhiều tuyến đường vào bản làng ở Quảng Trị sau mưa lũ hư hỏng nghiêm trọng

HƯNG THƠ |

Sau trận mưa lũ từ ngày 6.10 đến nay, nhiều con đường tại tỉnh Quảng Trị dẫn vào các bản làng người đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh bị hư hỏng nghiêm trọng.

Thầy giáo Hà Tĩnh trốn bệnh viện, dầm mình cứu dân bị lũ lụt

QUANG ĐẠI |

Mặc dù mang trong mình nhiều bệnh nặng, thầy Nguyễn Quốc Hiệp (Can Lộc-Hà Tĩnh) vẫn dầm mình băng lũ cứu trợ hàng nghìn người dân bị lũ lụt.

Mưa lũ tại miền Trung: 148 người mất tích và tử nạn

Vũ Long |

Tính đến sáng 25.10, mưa lũ, sạt lở đất tại miền Trung đã khiến 148 người bị tử nạn và mất tích, hàng trăm ngôi nhà vẫn bị ngập.