Đến năm 2025, Hà Nội sẽ giảm ít nhất 10% đơn vị sự nghiệp công lập

Minh Hạnh |

Hà Nội – Theo kế hoạch mục tiêu đến 2025, TP Hà Nội sẽ thực hiện tự chủ tài chính một phần đối với giáo dục mầm non và phổ thông và giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo kế hoạch số 202 do ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội ký về việc thực hiện Nghị quyết số 38 ngày 2.4.2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 62 ngày 2.10.2023 của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

TP Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập của toàn thành phố; có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020.

Đến năm 2030, chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.

Giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị xây dựng, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách khuyến khích xã hội hóa, tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị ngoài công lập, nhà đầu tư tham gia, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế.

Tiếp tục đẩy mạnh tự chủ, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập.

Xây dựng phương án rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian; thực hiện đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị của đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế.

Tiếp nhận các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, ngành về Thành phố quản lý để cơ cấu lại với các đơn vị sự nghiệp công lập cùng lĩnh vực trên địa bàn. Nâng cao năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đẩy mạnh tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý và thực hiện phê duyệt đề án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự của các đơn vị sự nghiệp công lập. Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần.

Hà Nội cũng sẽ phấn đấu đến năm 2025, thực hiện tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên đối với các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức khoa học công nghệ công lập hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và các đơn vị sự nghiệp kinh tế khác; Thực hiện tự chủ tài chính một phần đối với giáo dục mầm non và phổ thông...

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Quy định về bổ nhiệm viên chức quản lý khi sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập

Thục Quyên (T/H) |

Bổ nhiệm viên chức quản lý khi sáp nhập, chia tách đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 7.12.2023).

Thẩm quyền bổ nhiệm phó giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập

HẠNH AN |

Bộ Nội vụ trả lời bạn đọc liên quan đến thẩm quyền bổ nhiệm phó giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập.

Năm 2024, còn 895 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 140 đơn vị so với năm 2021

Vương Trần |

Dự kiến kết quả sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành đến hết năm 2024 còn 895 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 140 đơn vị so với năm 2021.

Công an Hà Nội bắt giữ trùm buôn lậu động vật hoang dã xuyên quốc gia

Hương Giang |

Một trong những "trùm" cầm đầu đường dây buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) xuyên quốc gia quy mô lớn tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vừa bị bắt.

NATO công bố khoản hỗ trợ vũ khí lịch sử cho Ukraina

Anh Vũ |

NATO cam kết sẽ cung cấp 4 hệ thống phòng không mới và hàng chục tên lửa đánh chặn khác cho Ukraina.

Giá nhà vẫn tăng đều, người dân lấy tiền đâu để mua?

Bảo Chương |

TPHCM - Mặc dù thị trường bất động sản vẫn khó khăn, lượng tồn kho rất lớn, nhưng giá nhà vẫn tăng cao và tiếp tục dự báo tăng thêm vào nửa cuối năm nay.

Phan Đinh Tùng nói gì về doanh thu tiền tỉ của bài hát "quốc dân" Mừng sinh nhật?

Anh Trang |

"Khúc hát mừng sinh nhật" mang lại nguồn thu lớn cho ca sĩ Phan Đinh Tùng khi được nghe đi nghe lại trên nền tảng YouTube và sử dụng trong nhiều phương thức kinh doanh.

Người dân phản ánh bất cập "vào một cửa nhưng ra nhiều cửa"

CAO NGUYÊN |

Liên quan tới thủ tục hành chính, Phó Chủ tịch Quốc hội cho hay, người dân phản ánh còn tình trạng bất cập như vào "một cửa nhưng ra nhiều cửa".

Quy định về bổ nhiệm viên chức quản lý khi sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập

Thục Quyên (T/H) |

Bổ nhiệm viên chức quản lý khi sáp nhập, chia tách đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 7.12.2023).

Thẩm quyền bổ nhiệm phó giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập

HẠNH AN |

Bộ Nội vụ trả lời bạn đọc liên quan đến thẩm quyền bổ nhiệm phó giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập.

Năm 2024, còn 895 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 140 đơn vị so với năm 2021

Vương Trần |

Dự kiến kết quả sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành đến hết năm 2024 còn 895 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 140 đơn vị so với năm 2021.