Đề xuất quy hoạch đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Đồng Đăng: Phân tích chính xác, đảm bảo hiệu quả kinh tế trước khi đầu tư

Đặng Tiến |

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có đề nghị Bộ Giao thông Vận tải về quy hoạch đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Đồng Đăng, đầu tư giai đoạn sau 2030. Theo các chuyên gia giao thông, cần phân tích một cách chính xác về tốc độ, chi phí, thời gian trước khi đầu tư để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Phát huy lợi thế vận tải của đường sắt

Theo văn bản của UBND tỉnh Lạng Sơn gửi Bộ GTVT tham gia ý kiến về Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, trong đó đề xuất quy hoạch tuyến Hà Nội - Đồng Đăng là đường sắt tốc độ cao phù hợp với phía Trung Quốc đã xây dựng đến Nam Ninh, nhằm phát huy lợi thế của phương thức vận tải đường sắt giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, đồng thời giảm áp lực cho giao thông đường bộ.

Đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng, nội dung này đã được thống nhất trong các cuộc hội đàm tại các cuộc gặp đầu Xuân hằng năm giữa các Bí thư Tỉnh ủy của 4 tỉnh Việt Nam là Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc.

Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt qua giữa thành phố Lạng Sơn đi dọc theo Quốc lộ 1A hiện tại sau năm 2030. Đồng thời đề nghị bổ sung quy hoạch mở rộng ga Yên Trạch tại xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn để tạo hệ thống giao thông kết nối giữa đường sắt, đường bộ và đi các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và di chuyển ga Lạng Sơn vì ga này đang nằm trong khu vực nội thị thành phố Lạng Sơn, đã xuống cấp, giao thông kết nối rất hạn chế.

Trước đề xuất của UBND tỉnh Lạng Sơn, một số các chuyên gia giao thông có ý kiến, việc phát triển tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng cần được nghiên cứu, tính toán và đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện để tránh đi vào “vết xe đổ” như tuyến đường sắt Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) đến Hạ Long - Cái Lân (Quảng Ninh). Sau hàng chục năm triển khai đến nay vẫn đắp chiếu gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước và hàng nghìn hộ dân dọc tuyến bị ảnh hưởng.

Phải đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế

Theo các chuyên gia về giao thông, đầu tư hạ tầng đường sắt đắt đỏ nhưng khai thác vận tải đường sắt lại tiết kiệm nhất vì chi phí thấp mà năng suất cao hơn đường bộ 3 đến 4 lần và tiết kiệm đất đai. Nếu khai thác tốt thì hiệu quả kinh tế rất cao, do đó cần đầu tư nâng cấp đưa tốc độ chạy tàu lên 120km/h đến 150km/h để cạnh tranh với đường bộ.

TS Nguyễn Xuân Thủy (nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông) cho biết, trong chiến lược phát triển mạng lưới giao thông cần phải ưu tiên đến đường sắt, từ nhiều năm nay chúng ta đang tập trung vào phát triển đường bộ và hàng không mà quên đi đường sắt và đường thuỷ khiến đường sắt lạc hậu, trì trệ và tụt hậu so với các phương thức giao thông khác. Trong khi đó tại các nước phát triển đường sắt đóng vai trò chủ đạo của ngành Giao thông, do đó cần phải chú ý đầu tư vào phát triển đường sắt.

Đối với tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nhiều năm nay đã không được nâng cấp nên rất khó cạnh tranh với đường bộ. Nếu được quan tâm đúng mức như đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không sẽ tạo ra hiệu quả thực tế cho xã hội (năng suất cao, giá thành vận tải giảm, tai nạn giảm và ách tắc giao thông…).

Ông Thuỷ cũng cho rằng, muốn xây dựng một tuyến đường sắt cần phải khảo sát thực tế, phân tích các luận chứng ưu nhược điểm của các phương thức vận tải để đánh giá rồi mới đầu tư.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Vũ Quang Khôi - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam - cho biết, hiện Bộ GTVT đang xây dựng quy hoạch mạng đường sắt quốc gia và dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào quý II/2021. Việc đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt phải phù với quy hoạch và phù hợp với Luật Đầu tư công. Cũng theo ông Khôi, để xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao cần phải nghiên cứu rất nhiều khía cạnh, hiện cục chưa nhận được văn bản của UBND tỉnh Lạng Sơn, khi nhận được ý kiến chính thức của Lạng Sơn, cục sẽ có ý kiến trả lời cụ thể.

Các chuyên gia về giao thông cho rằng, Việt Nam cần phải phát triển mạng lưới đường sắt phù hợp với mạng lưới giao thông để đảm bảo giao thông tối ưu, hiệu quả.

Tiếp đến, đường bộ sử dụng quỹ đất gấp 3-4 lần so với đường sắt, do đó trong điều kiện kinh tế khó khăn cần xây dựng đường sắt theo dạng cuốn chiếu một cách chi tiết và khoa học, trên cơ sở năng lực tài chính của đất nước.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Đường sắt lao đao vì doanh thu sụt giảm

Minh Hạnh |

Đại dịch COVID-19 đã khiến vận tải đường sắt gặp nhiều khó khăn, doanh thu vận tải giảm mạnh chỉ bằng 50% so với những năm trước.

Đường sắt Cát Linh -Hà Đông: Sau Tết, người dân sẽ được đi miễn phí 15 ngày

Minh Hạnh |

Theo ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến việc bàn giao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho Hà Nội sẽ được thực hiện sau Tết, cuối tháng 3.2021.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Lựa chọn nào khả thi?

Đặng Tiến (thực hiện) |

Với mục tiêu đi tắt đón đầu, tiến thẳng lên hiện đại, báo cáo tiền khả thi (BCTKT) đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Bộ Giao thông Vận tải trình lên Thủ tướng Chính phủ đã lựa chọn phương án tốc độ cao tốc. Theo đó, tốc độ thiết kế là 350km/giờ, tốc độ khai thác 320km/giờ. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, về tính khả thi của phương án nói trên.

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Thực nghiệm hiện trường vụ mẹ ruột tiếp tay cho người tình xâm hại con gái

L.N |

Tuyên Quang - Cơ quan công an đánh giá vụ án bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, cần phải xử lý nghiêm.

2 cán bộ phường bị khởi tố vì chiếm đoạt tiền hỗ trợ lũ lụt của dân

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 22.2, tin từ Công an thị xã Ba Đồn cho biết, một kế toán và một thủ quỹ của Văn phòng UBND phường Quảng Phúc vừa bị khởi tố về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Tuyển nữ Việt Nam chạm trán Bồ Đào Nha ở World Cup 2023

Thanh Vũ |

Bồ Đào Nha là đối thủ cuối cùng của đội tuyển nữ Việt Nam ở vòng bảng World Cup nữ 2023.

Đường sắt lao đao vì doanh thu sụt giảm

Minh Hạnh |

Đại dịch COVID-19 đã khiến vận tải đường sắt gặp nhiều khó khăn, doanh thu vận tải giảm mạnh chỉ bằng 50% so với những năm trước.

Đường sắt Cát Linh -Hà Đông: Sau Tết, người dân sẽ được đi miễn phí 15 ngày

Minh Hạnh |

Theo ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến việc bàn giao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho Hà Nội sẽ được thực hiện sau Tết, cuối tháng 3.2021.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Lựa chọn nào khả thi?

Đặng Tiến (thực hiện) |

Với mục tiêu đi tắt đón đầu, tiến thẳng lên hiện đại, báo cáo tiền khả thi (BCTKT) đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Bộ Giao thông Vận tải trình lên Thủ tướng Chính phủ đã lựa chọn phương án tốc độ cao tốc. Theo đó, tốc độ thiết kế là 350km/giờ, tốc độ khai thác 320km/giờ. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, về tính khả thi của phương án nói trên.