Đề xuất hợp nhất, sáp nhập 17 sở, ngành trong cả nước

HUYÊN NGUYỄN |

Chỉ có 4 sở được Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước là Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế. 17 sở ngành còn lại giao cho địa phương quyết định hợp nhất, sáp nhập, sắp xếp lại theo từng tình hình.

3 phương án tổ chức

Bộ Nội vụ vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, có 3 phương án về khung số lượng sở, ngành.

Phương án 1, quy định TP.Hà Nội, TP.HCM không quá 20 sở, ngành. Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I không quá 19 sở, ngành; loại II không quá 18 sở, ngành; loại III không quá 17 sở, ngành. Khi đó, có 22 tỉnh, thành phố cần giảm tối thiểu 1 sở, ngành 12 tỉnh cần giảm tối thiểu 2 sở, ngành. Cả nước sẽ giảm tối thiểu 46 sở, ngành.

Phương án 2, TP.Hà Nội, TP.HCM không quá 20 sở, ngành. Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I không quá 18 sở, ngành; loại II và loại III không quá 17 sở, ngành. Cả nước giảm tối thiểu 88 sở, ngành.

Phương án 3, sắp xếp các sở, ngành không vượt quá số lượng hiện có. Hạn chế của phương án này là địa phương không chủ động và thực hiện quyết liệt thì sẽ không tinh giảm được đầu mối.

Bộ Nội vụ cho biết, các sở được tổ chức thống nhất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội, Sở Y tế.

17 sở, ngành còn lại giao cho địa phương quyết định hợp nhất, sáp nhập, sắp xếp lại theo từng tình hình.

Cụ thể 17 sở, ngành là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ do UBND tỉnh trình HĐND quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất lại với nhau.

Còn các Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND, Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức tỉnh, UB Kiểm tra tỉnh và Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND cấp tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 18 TƯ 6.

Nếu thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh ủy thì có tên gọi là Sở Tổ chức - Nội vụ; hợp nhất Thanh tra tỉnh với Uỷ ban Kiểm tra thì gọi là Kiểm tra - Thanh tra cấp tỉnh.

3 văn phòng: Đoàn ĐBQH, UBND, HĐND cấp tỉnh hợp nhất thành văn phòng tham mưu giúp việc dùng chung với tên gọi là Văn phòng địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên muốn thí điểm việc này phải sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương gồm: Sở Quy hoạch - Kiến trúc (thuộc UBND TP.Hà Nội và TP.HCM) và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập là Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Bộ Nội vụ đề xuất trao quyền để cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập.

Trong các phương án nêu trên, để bảo đảm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy có lộ trình, tránh xáo trộn lớn, Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án 1.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Sẽ sáp nhập xã, giảm số thôn và tổ dân phố tại Hà Tĩnh

QUANG ĐẠI |

Hội nghị triển khai chương trình hành động số 920-Ctr/TU về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” do Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức.

Chuyển các bệnh viện thuộc các bộ, ngành về địa phương quản lý

TX |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Sáp nhập hơn 700 xã không đạt tiêu chí: Nên thi tuyển để chọn cán bộ giỏi

XUÂN HẢI - CAO NGUYÊN |

Đó là ý kiến của Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa khi trao đổi với PV Báo Lao Động về Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2021 phải sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố.

Dòng vốn khối ngoại không còn lạc nhịp với thị trường

Gia Miêu |

Đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý thị trường giao dịch thận trọng, từ đó tạo lực nâng đỡ cho thị trường trong thời gian tới.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Sẽ sáp nhập xã, giảm số thôn và tổ dân phố tại Hà Tĩnh

QUANG ĐẠI |

Hội nghị triển khai chương trình hành động số 920-Ctr/TU về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” do Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức.

Chuyển các bệnh viện thuộc các bộ, ngành về địa phương quản lý

TX |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Sáp nhập hơn 700 xã không đạt tiêu chí: Nên thi tuyển để chọn cán bộ giỏi

XUÂN HẢI - CAO NGUYÊN |

Đó là ý kiến của Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa khi trao đổi với PV Báo Lao Động về Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2021 phải sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố.