Đề xuất hỗ trợ hoặc mua lại 8 dự án BOT: Không hợp lý và thiếu minh bạch

Đặng Tiến |

Để giải quyết triệt để 8 dự án BOT đang gặp vướng mắc, Bộ GTVT đề nghị dùng ngân sách Nhà nước để hỗ trợ, hoặc mua lại. Tuy nhiên ý kiến này đã bị Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, không hợp lý và thiếu minh bạch.

Lời ăn, lỗ phải chịu

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách về đầu tư và khai thác công trình giao thông theo hình thức BOT. Hiện còn 8 trạm thu phí BOT gặp vướng mắc do bất cập về vị trí đặt trạm, không được sự đồng thuận của người dân địa phương. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đánh giá, đề xuất dùng ngân sách mua lại 8 trạm BOT của Bộ GTVT là không hợp lý, thiếu minh bạch và có thể dẫn đến các khiếu kiện.

Theo các chuyên gia về giao thông, chủ trương về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông BOT là đúng vì đây là thu hút nguồn vốn bên ngoài ngân sách Nhà nước. Đã là bên ngoài ngân sách thì các nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm trước các khoản đầu tư của mình (lời ăn - lỗ chịu) theo quy tắc chung của thị trường, việc huy động xã hội hoá nhưng thực tế trên 85% vốn vay của ngân hàng và vay ngân hàng lại có bảo lãnh của Nhà nước. Do đó, việc dùng ngân sách Nhà nước mua lại các dự án BOT mà người dân đang phản ứng về việc đặt nhầm chỗ, thu phí cao... sau đó không thu phí nữa là việc làm chưa có tiền lệ. Nếu áp dụng cách này, có thể tạo ra tiền lệ cho các dự án khác.

Trong trường hợp bắt buộc phải dùng ngân sách mua lại thì cần thẩm định, tính toán kỹ. Không thể sử dụng giá do Bộ GTVT và nhà đầu tư đưa ra để chi ngân sách mua lại, vì giá này chưa hẳn đúng. Nhiều ý kiến cho rằng, dùng ngân sách mua lại cũng là một giải pháp có thể thực hiện. Tuy nhiên, phải tính toán lại giá thành đầu tư, không thể dùng tiền thuế của người dân mua lại dự án theo giá khai báo của nhà đầu tư. Khi tính lại giá, phần thiệt hại nhà đầu tư phải chịu vì đó là rủi ro trong đầu tư, còn thiệt hại cho ngân sách thì phải xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan.

Hậu quả của cách làm thiếu minh bạch

Với 8 trạm thu phí trong diện mà Bộ GTVT vừa đề xuất, phần lớn trạm thu phí đặt trên quốc lộ hiện hữu được cải tạo, nâng cấp và xây đường mới. Người dân không đồng thuận khi nhà đầu tư thu phí cả hai tuyến đường.

Trước kiến nghị của Bộ GTVT bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thanh toán rồi sau đó sẽ xóa bỏ các trạm này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc đề nghị dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ hoặc mua lại dự án BOT là không hợp lý bởi chưa đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc xem xét, quyết định mua lại.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội chỉ rõ việc mua lại dự án gây áp lực cho ngân sách nhà nước trong điều kiện khó khăn hiện nay và đi ngược với chủ trương huy động nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, GS-TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) - cho rằng, việc không đồng ý là đúng, khi lãi thì doanh nghiệp không ý kiến và còn có ý kiến đề xuất kéo dài thời gian thu phí. Nhưng khi khó khăn lại đổ lên vai Nhà nước là không sòng phẳng trong đầu tư, tạo tiền lệ nguy hiểm.

Nếu các trạm BOT làm đúng thì đã là minh bạch, khách quan; nếu không thực hiện thì có quyền thương thảo nhượng lại cho các doanh nghiệp khác chứ không thể cứ lỗ là đổ lên vai Nhà nước. “Vấn đề BOT hiện chỉ là hậu quả của cách làm thiếu minh bạch, không được kiểm soát chặt chẽ, gây thất thoát cho nhà nước, đẩy gánh nặng lên người dân. Các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, chứ không thể bắt Nhà nước chịu trách nhiệm được” - GS-TS Đặng Đình Đào nhấn mạnh.

Theo thống kê, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong 54 dự án BOT đã có 12 dự án đạt mức thu, 42 dự án có số thu thấp hơn kế hoạch. Về doanh thu các trạm, hiện chỉ có một số dự án tăng trưởng doanh thu tốt như BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ năm 2020 tăng 20% so với năm 2019; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng năm 2020 tăng 85% so với phương án tài chính.

Đa số dự án BOT có doanh thu không đạt so với dự kiến do lưu lượng xe thấp, nhà đầu tư không được tăng phí. Do đó, nhà đầu tư BOT gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu. Ủy ban Kinh tế kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm liên quan đến dự án BOT; yêu cầu các cơ quan xử lý dứt điểm những vướng mắc của trạm thu phí, đồng thời chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương bảo đảm an ninh, trật tự và tài sản của nhà đầu tư.

8 trạm thu phí BOT đang gặp vướng mắc không thu phí trong thời gian dài gây khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư gồm các trạm: Bỉm Sơn thuộc dự án quốc lộ 1A đoạn tránh phía tây TP.Thanh Hóa; Km77+922 quốc lộ 3 thuộc dự án Thái Nguyên - Chợ mới và nâng cấp mở rộng quốc lộ 3; Km1747 đường Hồ Chí Minh qua Đắk Lắk; La Sơn - Túy Loan; T2 thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 (Cần Thơ); Ninh Xuân thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 26; Cai Lậy thuộc dự án xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy; trạm thu phí quốc lộ 10 đoạn từ cầu La Uyên đến cầu Tân Đệ (Thái Bình).

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Dự án BOT Quốc lộ 1K sẽ tạm dừng thu phí từ ngày 31.10.2020

Minh Hạnh |

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án về việc tạm dừng thu phí tại các trạm thu phí thuộc dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1K trên địa phận tỉnh Đồng Nai-Bình Dương-Thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức hợp đồng BOT vào đúng thời điểm 15h ngày 31.10 năm 2020.

ĐBQH: Xin đừng để xảy ra những khiếm khuyết như những dự án BOT giao thông

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) lưu ý điều này khi thảo luận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 tại hội trường chiều 11.6.

Dự án BOT: Đã sai phạm ngàn tỉ, lại “ngửa tay” xin tăng giá

Linh Anh |

Với hàng loạt sai phạm lên tới ngàn tỉ vừa được Kiểm toán chỉ ra, các dự án BOT chẳng khác nào đứa con “phá gia chi tử”. Ấy thế nhưng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn đề nghị tăng giá, hoặc Nhà nước phải bù lỗ để “cứu” các dự án BOT.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Dự án BOT Quốc lộ 1K sẽ tạm dừng thu phí từ ngày 31.10.2020

Minh Hạnh |

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án về việc tạm dừng thu phí tại các trạm thu phí thuộc dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1K trên địa phận tỉnh Đồng Nai-Bình Dương-Thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức hợp đồng BOT vào đúng thời điểm 15h ngày 31.10 năm 2020.

ĐBQH: Xin đừng để xảy ra những khiếm khuyết như những dự án BOT giao thông

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) lưu ý điều này khi thảo luận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 tại hội trường chiều 11.6.

Dự án BOT: Đã sai phạm ngàn tỉ, lại “ngửa tay” xin tăng giá

Linh Anh |

Với hàng loạt sai phạm lên tới ngàn tỉ vừa được Kiểm toán chỉ ra, các dự án BOT chẳng khác nào đứa con “phá gia chi tử”. Ấy thế nhưng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn đề nghị tăng giá, hoặc Nhà nước phải bù lỗ để “cứu” các dự án BOT.