Đề xuất gói 27.600 tỉ đồng hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: Điều kiện phải phù hợp thực tế để người lao động được thụ hưởng

Quỳnh Chi |

Có 9,1 triệu người bị ảnh hưởng bởi đợt dịch COVID - 19 thứ 4, trong đó 540.000 người đã mất hoặc thiếu việc làm; 19,2% cơ sở sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp, 21% hợp tác xã, liên doanh bị ảnh hưởng... Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tác động sâu rộng đến đời sống và nhiều đối tượng xã hội, Bộ LĐTBXH đề xuất gói hỗ trợ gần 27.600 tỉ đồng. Trong ngày 25.6, Bộ LĐTBXH báo cáo cấp có thẩm quyền, sau đó báo cáo Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Chính phủ về gói hỗ trợ này. Nhiều ý kiến cho rằng, nội dung của gói hỗ trợ rất tốt, nhưng đừng để chính sách không triển khai được trên thực tế!

3 nhóm chính sách cho đối tượng gặp khó khăn

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, làn sóng dịch lần thứ 4 ở nước ta “có yếu tố phức tạp, nhạy cảm mới và đặt ra những tình huống mới”. Dịch lan trong cộng đồng, rất nhiều địa phương, trong đó có nhiều tỉnh, thành tập trung đông công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Cụ thể, có 60.000 người lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Giang, 40.000 lao động ở Bắc Ninh và 23.000 người lao động ở TPHCM, Bình Dương bị ảnh hưởng. Cùng với đó, có đến 5.840 công nhân đã trở thành F0, 37.496 công nhân là F1 và 5.900 doanh nghiệp đã rút khỏi thị trường.

Trước khó khăn, Bộ LĐTBXH đề xuất gói hỗ trợ mới trị giá gần 27.600 tỉ đồng. Trong đó, các nhóm chính sách sẽ tập trung hỗ trợ trực tiếp người lao động và người sử dụng lao động. Chính phủ cũng giao Bộ LĐTBXH nghiên cứu đề xuất một số chính sách cấp bách trước mắt để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và người sử dụng lao động, tập trung vào 3 nhóm chính. Cụ thể:

Nhóm 1: Các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Nhóm 2: Hỗ trợ trực tiếp nhóm đối tượng bị ảnh hưởng sâu, không có khả năng lao động và không có khả năng phục hồi, đặc biệt là những người phải nghỉ việc, ngừng việc, giãn việc do yêu cầu của cấp thẩm quyền.

Nhóm 3: Chính sách hỗ trợ tín dụng để doanh nghiệp trả lương, phục hồi sản xuất để đón đơn hàng khi quay trở lại.

Quá nhiều điều kiện, đối tượng thụ hưởng sẽ không thể đáp ứng

Trao đổi với PV Lao Động chiều 25.6, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ LĐTBXH) - cho rằng, lâu nay nhiều chính sách, gói hỗ trợ không đi vào đời sống do đưa ra quá nhiều điều kiện và đối tượng thụ hưởng không đáp ứng được. “Em dâu tôi cũng là người lao động làm hồ sơ nhận hỗ trợ nhưng không tiếp cận được các gói đó” - bà Hương nói.

Bà Hương cũng cho rằng, không nhất thiết phải đưa ra các gói hỗ trợ mới, mà thực hiện tốt các gói cũ và bỏ bớt điều kiện cho nhóm đối tượng thụ hưởng.

“Đề ra gói A, gói B mà người ta không tiếp cận được cũng bằng không” - bà Hương nhấn mạnh.

Về vướng mắc lớn nhất khiến đối tượng không tiếp cận được, bà Hương liệt kê: Thứ nhất, do đưa ra quá nhiều điều kiện không đáp ứng được. Thứ hai, với thị trường lao động, ngã ở đâu phải đứng lên ở đấy. “Cứ bắt người ta về quê, về tận UBND chỗ lao động đăng ký thường trú làm giấy tờ là không đúng. Với thị trường lao động, người ta vào làm ở TPHCM thì gói hỗ trợ phải triển khai ở TPHCM. Cũng có khả năng sợ người lao động khai gian, nhưng chỉ cần làm qua phần mềm, mấy năm sau vẫn truy lại được” - bà Hương cho hay.

Theo bà Hương, các gói hỗ trợ hiện nay đa chiều, rộng khắp... nhưng vấn đề ở chỗ chính sách vẫn... qua tivi. Chính sách tốt chỉ khi anh bỏ bớt điều kiện đi, làm phải nhanh, triển khai rộng. Xác định đối đối tượng nào cần hỗ trợ nhiều nhất.

Bà Hương cung cấp thông tin, theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI thì chỉ có hơn 2% doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ trước đây. Hoặc DN không có thông tin, hoặc họ chỉ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, muốn có gói hỗ trợ tiền lương cho người lao động thì phải gửi bảng lương, trong khi quy mô DN quá nhỏ không quyết toán sổ sách.

Bà Hương đặc biệt lưu ý thị trường lao động phải để ý ở “đầu đến” chứ không phải “đầu đi”. Ví dụ, người lao động từ Thanh Hóa vào TPHCM làm việc thì chính sách hỗ trợ phải ở TPHCM. Cũng nên đưa thêm phần mềm quản lý lao động để sau này đánh giá tác động cho chính xác.

“Tóm lại bây giờ phải tăng cường khả năng tiếp cận cho đối tượng thụ hưởng. Chính sách của mình tốt, đầy đủ nhưng phải rút kinh nghiệm từ đợt 1: tại sao người thụ hưởng không tiếp cận được; tại sao DN không mặn mà với hệ thống chính sách? Đừng nói bao nhiêu nghìn tỉ, thật ra đâu có?” - bà Hương nói.

9,1 triệu người bị ảnh hưởng bởi đợt dịch thứ 4, trong đó 540.000 người đã mất hoặc thiếu việc làm; 19,2% cơ sở sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp, 21% hợp tác xã, liên doanh bị ảnh hưởng... Đây là những con số mà Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đưa ra tại cuộc họp do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức trực tuyến ngày 24.6 vừa qua. Quỳnh Chi

Bắc Ninh: 317 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trả lương cho người lao động

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trên địa bàn Bắc Ninh thời gian qua đã có 309 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, 200.000 lao động phải ngừng, nghỉ việc. Trong đó có hơn 16.000 lao động hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Đặc biệt, theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh, hiện nay, có 317 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu vay vốn 0% để trả lương ngừng việc và trả lương cho người lao động.

Ông Vương Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh - cho biết, thời gian qua, Bắc Ninh đã có nhiều chỉ đạo kịp thời nhằm hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch.

“Tuy nhiên, việc hỗ trợ mới chỉ là những giải pháp mang tính tình thế như cung cấp lương thực, thực phẩm cho người lao động. Chưa có giải pháp hỗ trợ tài chính cho người lao động bị ảnh hưởng thu nhập bởi dịch COVID-19; chưa có hướng dẫn mới về việc trả lương ngừng việc cho người lao động” - ông Tuấn nói.

Đối với doanh nghiệp, tỉnh Bắc Ninh cũng đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn 0% để trả lương ngừng việc và trả lương cho người lao động; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất. Huy Tuấn

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ khẩn cấp đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Quốc Hương |

Liên đoàn Lao động Thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa trao hỗ trợ tổng số tiền 21 triệu đồng tới đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Nơi bắt đầu những chuyến du Xuân

Nick M. |

Tết đến Xuân về, khắp mọi nẻo đường Việt Nam tràn ngập bầu không khí hân hoan sum họp. Đầu Xuân cũng là thời điểm cùng nhau tái tạo nguồn năng lượng bằng những hành trình mới, những chuyến du xuân dọc ngang đất nước.

Nỗi niềm của những y bác sĩ cấp cứu đón giao thừa tại bệnh viện

Anh Tú - Khánh Linh |

TPHCM - Với nhiều người, giao thừa là thời điểm để cả gia đình sum vầy, cùng nhau đón chờ khoảnh khắc năm mới đến. Thế nhưng, những niềm vui sum vầy bình dị ấy lại trở thành ước mơ xa vời với đội ngũ y bác sĩ nói chung.

Hỗ trợ khẩn cấp đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Quốc Hương |

Liên đoàn Lao động Thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa trao hỗ trợ tổng số tiền 21 triệu đồng tới đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.