Đề xuất đưa bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào danh mục phải công bố dịch

Kh.V |

Trước tình trạng dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đã lây lan ra 7 tỉnh, thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Đưa bệnh ASF vào danh mục phải công bố dịch

Theo nội dung dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31.5.2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, Bộ NNPTNT đề xuất đưa bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch.

Bộ NNPTNT cũng đề xuất bổ sung hướng dẫn phòng, chống dịch ASF. Trong đó nêu rõ, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever - ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra; có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn; gây thiệt hại nghiêm trọng với tỉ lệ chết cao lên đến 100%.

Phương pháp xử lý, chống dịch:

Khoanh vùng ổ dịch

Vùng dịch là xã, phường, thị trấn nơi có ổ dịch: Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút dịch tả lợn Châu Phi.

Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi 3km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút dịch tả lợn Châu Phi.

Vùng đệm: Trong phạm vi 10km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 1 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời thực hiện việc theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định ASFV.

 

Dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn

Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật” đối với các bệnh khác, có thể được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của địa phương sau khi đã lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh ASF.

Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan chuyên môn thú y cấp tỉnh điều chỉnh, xác định vùng bị dịch uy hiếp phù hợp để áp dụng giải pháp dừng vận chuyển. Không vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Đối với lợn trưởng thành hoặc trong trường hợp chủ cơ sở nuôi lợn có nhu cầu giết mổ lợn thì được phép giết mổ lợn dưới sự giám sát của cán bộ thú y với điều kiện kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh dịch ASF. Thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong phạm vi vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.

Quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch

 Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh. Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất...

Thời điểm tái đàn sau dịch: 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh dịch ASF, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh ASF

Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh ASF, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh...

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại Long Biên, Hà Nội dồn lực dập dịch

Khánh Vũ |

Theo thông tin mới nhất, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 6 tỉnh, thành phố. Điều đáng nói là, tại Hà Nội đã xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại một hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy, Long Biên.

Dịch tả lợn châu Phi đã lây lan trên 6 tỉnh và Hà Nội

Khánh Vũ |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), đến ngày 27.2.2019, dịch tả lợn Châu Phi đã xâm nhiễm tại 6 tỉnh của Việt Nam, Hà Nội cũng phát hiện có dịch. Hàng nghìn con lợn đã phải bị tiêu hủy.

Dịch tả lợn châu Phi: Chó, gà, vịt, bọ ve… cũng là tác nhân gây bệnh

Kh.V |

Theo các chuyên gia dịch tễ, thú y, ngoài các tác nhân gây bệnh qua người và phương tiện mang mầm bệnh vào trang trại, thì các tác nhân khác là vật nuôi, hay ve nhiễm virus ASF cũng có thể là vật trung gian gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại Long Biên, Hà Nội dồn lực dập dịch

Khánh Vũ |

Theo thông tin mới nhất, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 6 tỉnh, thành phố. Điều đáng nói là, tại Hà Nội đã xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại một hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy, Long Biên.

Dịch tả lợn châu Phi đã lây lan trên 6 tỉnh và Hà Nội

Khánh Vũ |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), đến ngày 27.2.2019, dịch tả lợn Châu Phi đã xâm nhiễm tại 6 tỉnh của Việt Nam, Hà Nội cũng phát hiện có dịch. Hàng nghìn con lợn đã phải bị tiêu hủy.

Dịch tả lợn châu Phi: Chó, gà, vịt, bọ ve… cũng là tác nhân gây bệnh

Kh.V |

Theo các chuyên gia dịch tễ, thú y, ngoài các tác nhân gây bệnh qua người và phương tiện mang mầm bệnh vào trang trại, thì các tác nhân khác là vật nuôi, hay ve nhiễm virus ASF cũng có thể là vật trung gian gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.