Đề xuất cho F1 đi làm: Cần xem xét từng trường hợp, không áp dụng đại trà

PHẠM ĐÔNG |

Về đề xuất cho F1 đi làm trực tiếp, một số ý kiến cho rằng đó là phương án phù hợp trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, việc này phải phù hợp với từng ngành nghề và tuỳ theo khả năng lây nhiễm của từng trường hợp tiếp xúc gần.

Điều kiện để F1 đi làm trực tiếp

Số ca mắc mới COVID-19 tại các tỉnh thành vẫn liên tục tăng. Trong đề xuất mới đây của Bộ Y tế, những người là F1 nhưng chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương mình thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, khi COVID-19 có đủ các tiêu chí để trở thành "bệnh lưu hành" thì F1 có thể đi làm và thực hiện tốt 5K.

Tuy nhiên, chuyên gia y tế cho rằng với đề xuất cho F1 được đi làm trực tiếp thì cũng cần phải phân loại để thích ứng linh hoạt. Với tình hình hiện tại, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 đã quá nhiều. Do đó, việc cho F1 được đi làm trực tiếp là điều phù hợp bởi một bệnh nhân F0 có thể tiếp xúc khiến nhiều người thành F1.

Theo ông Nga, nếu F1 đi làm trực tiếp thì cần bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể của ngành y tế đề ra. Trong đó, F1 bắt buộc phải xét nghiệm vào ngày thứ 5, luôn luôn tuân thủ 5K, không tiếp xúc với người nguy cơ cao, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai và người có bệnh nền.

Đáng lưu ý, mỗi một trường hợp sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc thấp. Việc tiêm đủ vaccine đã hạn chế nguy cơ lây nhiễm và tạo miễn dịch cộng đồng cho phần lớn dân số. Khi F1 tiêm được từ 2 mũi vaccine nên cho phép đi làm trực tiếp và F1 chưa tiêm thì nên cân nhắc và tuỳ thuộc vào từng địa phương.

Tuỳ theo từng môi trường làm việc để có thể áp dụng linh hoạt việc cho F1 đi làm. Đặc biệt, đối với khu vực dịch phức tạp, số lượng F1 cao thì có thể xem xét cho người dân đi làm để tránh thiếu hụt lao động. Ngược lại, ở những địa bàn ít ca nhiễm, đảm bảo nhân lực thì nên để F1 làm việc trực tuyến, tránh dịch bùng phát.

Bên cạnh đó, với các trường hợp F1 cũng cần tính toán tới yếu tố nguy cơ chuyển bệnh thành F0. Những người chỉ tiếp xúc với F0 không quá lâu, tiếp xúc có đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thì nguy cơ chuyển bệnh sẽ ít hơn.

Còn những người là F1 sinh sống cùng nhà với nhiều F0 thì tỉ lệ chuyển thành F0 của họ tương đối lớn. Những trường hợp như vậy cần cân nhắc việc cho phép tham gia làm việc trực tiếp. Nếu áp dụng đại trà thì không ổn vì đây là bệnh lây lan rất nhanh.

Đối với đề xuất F1 không cần cách ly, ông Nga cho rằng hiện nay, ý thức tự giác của F1 là rất quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng. Vị chuyên gia này cũng lưu ý, nới lỏng nhưng không được buông xuôi, phải kiểm soát được rủi ro. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, cả cơ quan đó nhiễm bệnh trở thành F0 hết thì sẽ không còn ai đi làm.

Cảnh giác khi biến chủng Omicron lây lan nhanh

Nhiều quầy văn thư tại Sở Xây dựng Hà Nội thiếu nhân viên. Một số cán bộ khác phải trực thay công việc này. Ảnh ghi nhận ngày 2.3: T.Vương
Nhiều quầy văn thư tại Sở Xây dựng Hà Nội thiếu nhân viên. Một số cán bộ khác phải trực thay công việc này. Ảnh ghi nhận ngày 2.3: T.Vương

Cùng nói về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết trước đây F1 cần phải cách ly, truy vết thì hiện F1 có thể không cần phải cách ly. Tuy nhiên, cần phải lưu ý nếu F1 trong cùng một gia đình thì khả năng phơi nhiễm cao hơn nhiều (do tiếp xúc hàng ngày) so với các trường hợp F1 tiếp xúc thoáng qua. Khi trong gia đình có 1 F0, thì nguy cơ lây nhiễm cho những người khác có thể lên tới 70-80%.

Dù F1 không cách ly nhưng vẫn phải phải theo dõi sức khoẻ của mình. Đối với biến chủng Omicron, các triệu chứng rất thô sơ: chảy nước mũi, đau mỏi người, rát họng… Do vậy, F1 cần lưu ý khi có biểu hiện này cần phải xét nghiệm để biết mình có là F0 hay không, phòng nguy cơ lây cho người khác.

Do vậy, nếu cứng nhắc để F1 nghỉ như trước đây sẽ càng thiếu hụt lao động nghiêm trọng và không cần thiết. Trong bối cảnh F0 tràn lan như hiện nay, ai cũng có thể là F1. Nhất là các F1 nguy cơ thấp, không tiếp xúc gần và lâu với F0, hoàn toàn có thể đi làm trực tiếp.

Yêu cầu quan trọng là từng cơ quan, công sở, doanh nghiệp phải có hướng dẫn cụ thể cho người lao động áp dụng. 

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Công sở thiếu lao động, không thể "truy" COVID-19: Vì sao vẫn xác định F1?

Phạm Đông |

Nhiều công sở đang thiếu lao động do số F0, F1 ngày càng nhiều. Quy định F1 như hiện nay liệu còn phù hợp khi không có khả năng truy vết COVID-19, trong khi y tế cơ sở quá tải, không thể xác nhận được tất cả F0, chưa nói đến đối tượng F1?

F0 gia tăng ở Hà Nội: Cách ly “chồng” cách ly, công sở thiếu hụt lao động

Phạm Đông |

Hà Nội ghi nhận mỗi ngày hơn 10.000 ca mắc COVID-19, trên thực tế con số còn cao hơn rất nhiều. Đáng nói là trong nhiều gia đình, các thành viên cứ lần lượt là F0, nên nhiều người phải cách ly vài tuần đến cả tháng tại nhà.

Người lao động: "Chỉ mong có sức khỏe để đi làm trang trải cuộc sống"

PHƯƠNG NGÂN - ANH TÚ |

TPHCM - Không tiền về quê, ở lại TPHCM cầm cự trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư vừa qua để rồi sau khi dịch được kiểm soát cuộc sống của nhiều người lao động nghèo vẫn phải tiếp tục đối diện với những khó khăn.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Công sở thiếu lao động, không thể "truy" COVID-19: Vì sao vẫn xác định F1?

Phạm Đông |

Nhiều công sở đang thiếu lao động do số F0, F1 ngày càng nhiều. Quy định F1 như hiện nay liệu còn phù hợp khi không có khả năng truy vết COVID-19, trong khi y tế cơ sở quá tải, không thể xác nhận được tất cả F0, chưa nói đến đối tượng F1?

F0 gia tăng ở Hà Nội: Cách ly “chồng” cách ly, công sở thiếu hụt lao động

Phạm Đông |

Hà Nội ghi nhận mỗi ngày hơn 10.000 ca mắc COVID-19, trên thực tế con số còn cao hơn rất nhiều. Đáng nói là trong nhiều gia đình, các thành viên cứ lần lượt là F0, nên nhiều người phải cách ly vài tuần đến cả tháng tại nhà.

Người lao động: "Chỉ mong có sức khỏe để đi làm trang trải cuộc sống"

PHƯƠNG NGÂN - ANH TÚ |

TPHCM - Không tiền về quê, ở lại TPHCM cầm cự trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư vừa qua để rồi sau khi dịch được kiểm soát cuộc sống của nhiều người lao động nghèo vẫn phải tiếp tục đối diện với những khó khăn.