Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm nay sẽ thế nào?

Thảo Anh |

Liệu “Vợ chồng A Phủ”, “Việt Bắc” hay Hội Thánh Đức Chúa Trời… sẽ vào đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2018?



Kỳ thi THPT Quốc gia những năm gần đây thể hiện rõ xu hướng ra đề mở. Các đề văn mở sẽ giúp sĩ tử phát huy cá tính sáng tạo, tránh một sự "đồng phục" từ kiến thức đến tư duy. Câu hỏi thi phần nghị luận xã hội “muôn hình vạn trạng” khiến thí sinh có “ăn ốc nói mò” cũng rất ít khả năng trúng “tủ”.

Thí sinh có người xem câu hỏi nghị luận xã hội là câu “ăn điểm” nhân đạo, có người lại hoang mang như “mò kim đáy bể” vì không tiên liệu được sự “thiên biến vạn hóa” của đề thi qua từng năm.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý nhất là câu nghị luận văn học, phần Làm văn vì năm nay, theo định hướng đề minh họa thì đề thi chính thức môn Ngữ văn sắp tới đây sẽ là dạng đề liên hệ. Đề thi Ngữ văn năm 2018 dù có cả kiến thức lớp 12 và 11 nhưng không phải là đề so sánh giống các năm trước. Đơn vị kiến thức cơ bản vẫn thuộc nội dung Ngữ văn lớp 12, tuy nhiên có thêm câu hỏi phụ yêu cầu sự liên tưởng đến kiến thức lớp 11. Điều này đòi hỏi học sinh phải xác định chính xác, đầy đủ các yêu cầu trong thời gian nhanh nhất, bên cạnh đó là sự vận dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng làm bài.

Trong khi đó, học sinh “học trước quên sau” vốn đã là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Ngày mai 25.6, các thí sinh “vượt cạn” với môn thi Ngữ văn. Môn Ngữ văn là môn thi đầu tiên, ông cha ta có câu "đầu xuôi đuôi lọt". Thế nên, áp lực sẽ gia tăng. Trong lúc thí sinh lòng nóng ran như lửa đốt, phụ huynh lo thay cả phần con, ma trận dự đoán đề thi nổ ra để toại lòng sĩ tử.

Theo tìm hiểu trên các trang mạng xã hội, nhiều tài khoản thử tài tiên tri với “tỷ lệ áp đảo” nghiêng về hai tác phẩm Vợ chồng A PhủViệt Bắc. Những giả định về đề thi được nêu ra như từ chi tiết nhân vật Mị đêm tình mùa xuân liên hệ buổi sáng Chí Phèo tỉnh dậy. Hay liên hệ lý tưởng cách mạng trong Việt Bắc và bài thơ Từ ấy. Ngoài ra SóngAi đã đặt tên cho dòng sông cũng thuộc diện nghi vấn của nhiều người.

Trên cơ sở loại trừ các tác phẩm được ra trong những năm gần đây, Đất Nước, Đàn ghita của Lorca, Những đứa con trong gia đình và một số tác phẩm nước ngoài được cho là “trong diện an toàn”.

Về phần nghị luận xã hội, dòng dư luận nổ ra hai luồng phân tranh. Một bên khuyến khích thí sinh bám sát các sự kiện nóng nhất. Một phía lại quả quyết đề không hỏi những vấn đề quá nóng như thực phẩm bẩn, bạo lực học đường, dâm ô hoặc quá chính trị, tôn giáo như tình hình biển Đông, Hội Thánh Đức Chúa Trời.

Liệu Vợ chồng A Phủ, Việt Bắc hay Hội Thánh Đức Chúa Trời… có vào đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2018 vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Vì thế các sĩ tử đừng xem đây là bùa hộ mệnh của mình, mà cần phải ôn tập cẩn thận những nội dung đã được học trong chương trình giáo dục phổ thông. Dự đoán đề vốn là bản năng của thí sinh, thầy cô giáo vào mỗi mùa "vượt vũ môn" nhưng đừng nên “đặt cược niềm tin” thái quá trong một kỳ thi cột mốc của cuộc đời.


Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Tin tức giáo dục 24h: Những điểm cần lưu ý khi dự thi THPT quốc gia 2018

Thế Anh |

Điểm thi lớp 10 vào Hà Nội quá thấp, phụ huynh vừa sốc, vừa lo; Các lỗi kỹ thuật khi tô phiếu trắc nghiệm thí sinh cần lưu ý trong kỳ thi THPT quốc gia 2018; Sĩ tử các tỉnh miền núi phía Bắc vượt lũ đi thi... là những tin tức giáo dục nổi bật 24h qua.

Phải chuyển điểm thi THPT quốc gia vì mưa lớn

HUYÊN NGUYỄN |

Điểm thi tại Trường THPT Mường Than (Lai Châu) do mưa lớn, tường rào đổ nên đã chuyển sang điểm thi dự phòng tại Trường THCS Phúc Than, cách điểm thi cũ khoảng nửa cây số. Điểm thi mới này đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của quy chế và đã sẵn sàng tổ chức thi.

Longform: Thi đại học xưa và nay: Hết thời "tay xách, nách mang"

Văn Thắng - Đặng Chung |

Bắt đầu từ năm 2017, nhiều người đã nhận ra điều khác biệt so với mùa thi trước. Các trường đại học trên khắp cả nước bỗng thiếu đi hình bóng các sĩ tử đổ về. Sân trường những ngày thi chỉ còn lại những chiếc ghế đá nằm phơi mình dưới nắng... 

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Tin tức giáo dục 24h: Những điểm cần lưu ý khi dự thi THPT quốc gia 2018

Thế Anh |

Điểm thi lớp 10 vào Hà Nội quá thấp, phụ huynh vừa sốc, vừa lo; Các lỗi kỹ thuật khi tô phiếu trắc nghiệm thí sinh cần lưu ý trong kỳ thi THPT quốc gia 2018; Sĩ tử các tỉnh miền núi phía Bắc vượt lũ đi thi... là những tin tức giáo dục nổi bật 24h qua.

Phải chuyển điểm thi THPT quốc gia vì mưa lớn

HUYÊN NGUYỄN |

Điểm thi tại Trường THPT Mường Than (Lai Châu) do mưa lớn, tường rào đổ nên đã chuyển sang điểm thi dự phòng tại Trường THCS Phúc Than, cách điểm thi cũ khoảng nửa cây số. Điểm thi mới này đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của quy chế và đã sẵn sàng tổ chức thi.

Longform: Thi đại học xưa và nay: Hết thời "tay xách, nách mang"

Văn Thắng - Đặng Chung |

Bắt đầu từ năm 2017, nhiều người đã nhận ra điều khác biệt so với mùa thi trước. Các trường đại học trên khắp cả nước bỗng thiếu đi hình bóng các sĩ tử đổ về. Sân trường những ngày thi chỉ còn lại những chiếc ghế đá nằm phơi mình dưới nắng...