Để nước ô nhiễm dầu thải, công ty nước sạch Sông Đà phải bồi thường

NGUYÊN ANH (ghi) |

Liên quan đến việc nước sinh hoạt ở một số quận huyện trên địa bàn Hà Nội bị ô nhiễm, dưới góc độ pháp lý, nhiều luật sư cho rằng trong trường hợp sau khi biết nguồn nước ô nhiễm mà công ty nước sạch Sông Đà vẫn cung cấp cho người dân, người dân sử dụng bị nhiễm độc thì đương nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về công ty nước sạch Sông Đà.

Trao đổi với Lao Động, luật sư Bùi Đình Ứng (đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, trong trường hợp này Công ty nước sạch Sông Đà đã hoàn toàn sai.

Đơn vị này không nên ngụy biện và đổ lý do này hay lý do khác. “Anh là công ty nước, là doanh nghiệp, khi kinh doanh thu tiền của người dân thì phải cung cấp dịch vụ tốt nhất. Khi người dân chậm tiền nước thì anh cắt nước trong khi cấp cho lượng nước kém, bẩn thì lại nói không ảnh hưởng. Đó là ngụy biện”, luật sư Ứng nói.

Luật sư Bùi Đình Ứng.
Luật sư Bùi Đình Ứng.

Cũng theo luật sư Ứng, trước sự việc này, phía Công ty nước sông Đà cho rằng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép là ngụy biện, thiếu trách nhiệm với người dân. Nếu an toàn thì người ta đã không đi mua nước bình, nước đóng chai.

“Vụ việc gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Ngoài khủng hoảng về niềm tin còn thiệt hại về sức khỏe, vật chất. Tuy nhiên, hiện nay chưa có điều kiện để thông kê về thiệt hại”, luật sư Ứng nói và cho biết thêm để thống kê được lúc này vai trò của chính quyền mới quan trọng. Tổ dân phố, UBND phường, quận phải thống kê thực tế người dân đã bỏ ra bao tiền để mua nước bình, mua nước sạch... Sau đó tổng hợp và gửi đề nghị phía Công ty sông Đà phải chi trả, bồi thường. Nếu không chi trả trực tiếp thì cần phải trừ vào tiền nước hàng tháng sau này.

Trong khi đó, luật sư Trương Anh Tú (đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, về trách nhiệm dân sự của công ty nước Sông Đà, theo Điều 608 của Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Luật sư Trương Anh Tú.
Luật sư Trương Anh Tú.

Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 23 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng ghi nhận: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng”.

Như vậy, khi phát hiện ra nguồn nước bị nhiễm dầu, công ty nước sạch Sông Đà cần phải dừng ngay hoạt động cung cấp nước cho người dân, đồng thời áp dụng các biện pháp để xử lý ô nhiễm dầu. Trong trường hợp sau khi biết nguồn nước ô nhiễm mà công ty nước sạch Sông Đà vẫn cung cấp cho người dân, người dân sử dụng bị nhiễm độc thì đương nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về công ty nước sạch Sông Đà.

NGUYÊN ANH (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Vụ nước ô nhiễm dầu thải: "Cty nước Sông Đà phát hiện nhưng không báo cáo"

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau khi sự việc đổ trộm chất thải xảy ra tại khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hoà Bình, Công ty nước Sông Đà đã không có báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hoà Bình cũng như của thành phố Hà Nội.

Dầu loang ở nước đầu nguồn: Lãnh đạo Công ty nước Sông Đà nói không bưng bít

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Công ty Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà nói không bưng bít thông tin sự việc dầu loang ở nước đầu nguồn.

Lời kể của những người được thuê vớt dầu bẩn ở đầu nguồn nước sông Đà

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Người dân ở xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hoà Bình phản ánh, từ hôm 8 và 9.10 đã ngửi thấy mùi khét lẹt do dầu tràn xuống suối. Trước tình trạng đó, người dân ở xã và các xã lân cận đã được thuê đi vớt dầu với giá 500.000 đồng/ngày.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Vụ nước ô nhiễm dầu thải: "Cty nước Sông Đà phát hiện nhưng không báo cáo"

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau khi sự việc đổ trộm chất thải xảy ra tại khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hoà Bình, Công ty nước Sông Đà đã không có báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hoà Bình cũng như của thành phố Hà Nội.

Dầu loang ở nước đầu nguồn: Lãnh đạo Công ty nước Sông Đà nói không bưng bít

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Công ty Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà nói không bưng bít thông tin sự việc dầu loang ở nước đầu nguồn.

Lời kể của những người được thuê vớt dầu bẩn ở đầu nguồn nước sông Đà

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Người dân ở xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hoà Bình phản ánh, từ hôm 8 và 9.10 đã ngửi thấy mùi khét lẹt do dầu tràn xuống suối. Trước tình trạng đó, người dân ở xã và các xã lân cận đã được thuê đi vớt dầu với giá 500.000 đồng/ngày.