“Để đá lát vỉa hè vỡ thì chính quận ê mặt, xấu hổ, chúng tôi cũng sốt ruột”

Phạm Đông |

Vừa qua, Báo Lao Động có loạt bài viết phản ánh về tình trạng nhiều tuyến phố đá lát vỉa hè có độ bền 70 năm, nhưng mới đưa vào sử dụng đã nứt vỡ, hư hỏng. Để tìm hiểu nguyên nhân, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Chi cục Giám định xây dựng Hà Nội, Sở Xây dựng.

Quận phải chịu trách nhiệm chính!

Cụ thể, ông Hoàng Ngọc Thắng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Giám định xây dựng Hà Nội cho biết, sau khi có kết luận của Thanh tra Thành phố (2018), năm 2019 một số quận nội thành vẫn tiếp tục triển khai kế hoạch lát đá vỉa hè như Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa. Vừa qua, các đơn vị chức năng đã kiểm tra 21 dự án trên địa bàn và có báo cáo sơ bộ UBND TP Hà Nội về vấn đề này.

Về chất lượng, ông Thắng cho biết, qua kiểm tra 21 dự án, cơ bản các quận đảm bảo vấn đề này. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, vì nguyên nhân nào đó vẫn còn tình trạng làm dàn trải, không có sự xuyên suốt cả tuyến, gây mất mỹ quan đô thị.

Vỉa hè lát đá 70 năm nhanh chóng xuống cấp.
Vỉa hè lát đá 70 năm nhanh chóng xuống cấp.

Nói về đá có độ bền 70 năm, ông Thắng cho biết, chất lượng của công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đá, việc thi công và quá trình sử dụng.

“Trong quá trình vận hành vỉa hè, địa phương không quản lý được. Ví dụ rất nhiều điểm cho thuê, đỗ ôtô ngang vỉa hè, như vậy không đá nào chịu được. Do đó, trách nhiệm khi đưa vào sử dụng và quản lý thuộc về phường và quận” – ông Thắng nhấn mạnh.

Theo ông Thắng, việc đổ lỗi hoàn toàn cho ôtô đi lên vỉa hè giờ cao điểm là không đúng bởi trong đó còn nhiều nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, tình trạng hàng quán chiếm dụng vỉa hè và tình trạng xe chở hàng, xe thi công nằm trên vỉa hè cũng diễn ra nhan nhản.

Đâu là nguyên nhân?

Còn ông Nguyễn Quang Huy – Phó Chi cục trưởng Chi cục Giám định xây dựng Hà Nội cho biết, hiện tại chi cục chỉ có chức năng kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc. Sở Xây dựng không thẩm định các dự án. Bởi gần đây các dự án (từ năm 2019 đến nay) chủ yếu do UBND các quận ra quyết định đầu tư, thẩm tra, thẩm định, lựa chọn, đấu thầu thi công, nghiệm thu…

“Trong quá trình thi công, Thanh tra Sở Xây dựng có thể làm, Đội Thanh tra của quận cũng có thể kiểm tra. Đối với công trình UBND quận ra quyết định đầu tư như lát đá vỉa hè trùng với Phòng Quản lý đô thị quận. Do đó, trách nhiệm của ai người đó phải làm, ở quận có Đội Thanh tra thì quận phải làm vì quận làm chủ đầu tư” – ông Huy nói.

Khi có phản ánh của báo chí, ông Huy cho biết đã yêu cầu Ban quản lý dự án các quận kiểm tra, rà soát. Với những vị trí hư hỏng thuộc đơn vị quản lý phải sửa chữa, khắc phục ngay.

Ông Huy cho biết, với tuyến đường Nguyễn Trãi do quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư, mắc những sai phạm đã được Thanh tra Thành phố nêu, xử lý. Dự án sẽ duy tu, chỉnh sửa năm 2021.

Đá vỉa hè bong tróc gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Đá vỉa hè bong tróc gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Theo ông Huy, việc cứ gần Tết các dự án được đưa ra thi công khiến bản thân ông rất bức xúc. Tuy nhiên, đơn vị không làm gì được do dự án thuộc quận, huyện quyết định. Chi cục chỉ chấn chỉnh, cấm không cho các đơn vị cắt đá trên vỉa hè gây bụi bẩn; chỉ cho đơn vị thi công đổ bê tông vào ban đêm.

Trong khi đó, ông Huy cũng cho biết, loại đá marble phải kiểm tra tại nơi sản xuất, nơi khai thác bởi thực tế hiện nay, có tình trạng một số cơ sở khai thác đá sử dụng phương pháp nổ mìn dẫn đến đá lát bị om, rạn nứt ngay từ khi gia công, chế tạo. Do đó, các đơn vị phải kiểm tra ngay từ vật liệu đầu vào, xuất xứ đá. “Để đá lát vỉa hè vỡ thì chính quận ê mặt, xấu hổ, chúng tôi cũng sốt ruột” – ông Huy bày tỏ.

Lãnh đạo Chi cục Giám định xây dựng cũng cho biết, đơn vị chỉ kiểm tra các dự án, không có trách nhiệm thanh tra, xử phạt. Từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị này đã kiểm tra, đôn đốc, khắc phục được rất nhiều bất cập so với thời điểm trước đó. Theo quyết định phân cấp quản lý công trình, với các dự án cho UBND quận làm chủ đầu tư thì chức năng quản lý trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường, đảm bảo chất lượng, nghiệm thu là do quận, do Phòng Đô thị quận.

"Thi công xây dựng có chỗ đảm bảo, có chỗ không đảm bảo. Điều này có. Ví dụ như quận Tây Hồ, tất cả những đường hạ hè không đúng quy định tôi đã yêu cầu làm lại hết. Một số chỗ khác tôi đã cho dừng, không thi công do không đảm bảo ở những vị trí tủ điện, bốt điện. Cũng có hiện tượng lớp bê tông bên dưới không đảm bảo. Một số chỗ đường ống rò rỉ nước làm rút cát, dẫn đến bị rỗng; thậm chí nhiều chỗ hạ ngầm không đầm nền kỹ" - ông Huy thông tin.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đá lát vỉa hè vỡ hỏng sau 2 năm sử dụng: Quy định về bảo trì thế nào?

Phạm Đông - Đức Văn |

Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng, vỉa hè lát đá tự nhiên sau khi bàn giao sẽ được bảo bảo hành 12 tháng, hết thời gian này công trình sẽ được chuyển sang chế độ bảo trì.

Đá lát vỉa hè vỡ hỏng sau 2 năm sử dụng: Không có định danh độ bền 70 năm?

Phạm Đông |

Liên quan đến tình trạng đá lát vỉa hè Hà Nội có độ bền 70 năm, 2 năm sử dụng đã vỡ, ngày 17.11, trao đổi với Lao Động, ông Ngô Thế Anh - Trưởng phòng Kỹ thuật dự án 2, Ban quản lý Đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng đã có những thông tin xung quanh vấn đề này.

Đá lát vỉa hè có độ bền 70 năm, 2 năm sử dụng đã vỡ: Đâu là nguyên nhân?

Phạm Đông |

Chỉ sau 1-2 năm sử dụng, nhiều đoạn vỉa hè lát đá tự nhiên được cho là có độ bền 70 năm ở các tuyến phố tại Hà Nội đã bắt đầu vỡ nát, xuống cấp nghiêm trọng. Điều này khiến dư luận hoài nghi về tính thực tế, sự lãng phí của việc lát đá vỉa hè.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Đá lát vỉa hè vỡ hỏng sau 2 năm sử dụng: Quy định về bảo trì thế nào?

Phạm Đông - Đức Văn |

Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng, vỉa hè lát đá tự nhiên sau khi bàn giao sẽ được bảo bảo hành 12 tháng, hết thời gian này công trình sẽ được chuyển sang chế độ bảo trì.

Đá lát vỉa hè vỡ hỏng sau 2 năm sử dụng: Không có định danh độ bền 70 năm?

Phạm Đông |

Liên quan đến tình trạng đá lát vỉa hè Hà Nội có độ bền 70 năm, 2 năm sử dụng đã vỡ, ngày 17.11, trao đổi với Lao Động, ông Ngô Thế Anh - Trưởng phòng Kỹ thuật dự án 2, Ban quản lý Đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng đã có những thông tin xung quanh vấn đề này.

Đá lát vỉa hè có độ bền 70 năm, 2 năm sử dụng đã vỡ: Đâu là nguyên nhân?

Phạm Đông |

Chỉ sau 1-2 năm sử dụng, nhiều đoạn vỉa hè lát đá tự nhiên được cho là có độ bền 70 năm ở các tuyến phố tại Hà Nội đã bắt đầu vỡ nát, xuống cấp nghiêm trọng. Điều này khiến dư luận hoài nghi về tính thực tế, sự lãng phí của việc lát đá vỉa hè.