ĐBSCL: Lo ngại cao điểm hạn mặn lại xuống giống vụ hè thu

TRẦN LƯU |

Nhờ chủ động các giải pháp ứng phó hạn mặn, nhiều diện tích lúa đông xuân sớm ở ĐBSCL đang bước vào kỳ thu hoạch với niềm vui “trúng mùa được giá”. Thế nhưng, giữa niềm vui đó lại xen lẫn nỗi lo, người dân sẽ ồ ạt xuống giống vụ hè thu, vốn rơi ngay vào cao điểm của hạn mặn…

Trúng mùa được giá

Những ngày này, đã có hàng ngàn hécta lúa đông xuân sớm ở ĐBSCL đang được thu hoạch rộ. Anh Nguyễn Thanh Hải (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) phấn khởi nói: “Gia đình tui đang thu hoạch 1,6ha lúa (giống OM 5451) đạt năng suất gần 1 tấn/công, giá bán cũng dao động từ 4.800-5.000 đồng/kg. Năm nay, lúa cho năng suất tốt, giá cả cũng tốt hơn”.

Theo thống kê nhanh của ngành nông nghiệp Hậu Giang, đến nay nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch hơn hơn 3.000ha lúa đông xuân, tập trung nhiều ở huyện Châu Thành A và Vị Thủy, với năng suất lúa bình quân đầu vụ đạt gần 7,7 tấn/ha, tăng khoảng 1,5 tấn/ha so với cùng kỳ.

Ghi nhận tại các địa phương ĐBSCL, giá lúa tươi hiện nay đã tăng nhẹ. Giống lúa dài OM 5451 được thương lái đặt cọc với giá từ 4.900-5.100 đồng/kg, IR 50404 có giá từ 4.600-4.700 đồng/kg, tăng 200 đồng so với tuần trước.

Ông Nguyễn Minh Thân (xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) cho biết, gia đình ông chỉ trồng 0,5ha lúa OM 5451, nhưng thu hoạch được tới trên 4 tấn, thương lái đến đặt cọc thu mua với giá 4.800đồng/kg. “Giá lúa hiện nay cũng bằng năm trước, tuy nhiên năng suất cao hơn rất nhiều, nên tui và bà con rất phấn khởi”, ông Thân nói.

Nỗi lo vì… giá lúa tăng

TP.Cần Thơ hiện có 70.000ha lúa đông xuân đang bước vào giai đoạn thu hoạch, giá ổn định, năng suất cao từ 8-9 tấn/ha. Điều này khiến bà con phấn khởi và dự định sẽ xuống giống vụ hè thu tới vào tháng 3, tức ngay lúc cao điểm của hạn mặn.

Ông Nguyễn Ngọc Hè - Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ - cho biết: Năm nay, tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn dự báo sẽ kéo dài. Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các quận huyện hướng dẫn bà con chuyển đổi cây trồng cho phù hợp. Những vùng đất thiếu nước, khô hạn sẽ tập trung chuyển đổi trồng màu.

Tuy nhiên, nhiều nông hộ lại không nghĩ vậy. Nông dân Nguyễn Văn Bảy (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho rằng: Trồng lúa không bán được thì có thể trữ lại, còn trồng màu không bán được coi như thua lỗ. Đặc biệt, tác động của dịch bệnh COVID-19 đang khiến giá nông sản rớt thê thảm, thị trường chưa biết bao giờ ổn định, phục hồi. “Tui dự định sau vụ đông xuân sẽ làm đất để làm tiếp vụ hè thu tới”, ông Bảy cho biết.

Trên thực tế, đã có nhiều thời điểm, giá lúa và năng suất đứng ở mức cao, khiến nhiều nông dân ở ĐBSCL ào ào xuống giống lúa hè thu sớm hơn khung thời vụ khuyến cáo. Nhiều nơi nông dân vừa thu hoạch lúa đông xuân, chỉ có 5-7 ngày làm đất vội vã đã gieo sạ lại, không đảm bảo thời gian cách ly giữa các vụ, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh tăng cao. Đặc biệt năm nay, thời điểm tháng 3 được xác định là cao điểm của hạn mặn và sẽ kéo dài đến tháng 4, tháng 5. Do đó, nguy cơ xảy ra thiệt hại là rất lớn.

Nhờ chủ động các giải pháp ứng phó hạn mặn, nên vụ đông xuân ở ĐBSCL bước đầu đã đạt được những thắng lợi. Tìm các giải pháp để đảm bảo một vụ hè thu sắp tới được an toàn là điều cấp bách ngay từ lúc này.

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Đủ cách trữ nước ngọt giữa mùa hạn mặn lịch sử của nông dân miền Tây

TRẦN LƯU |

Hạn hánxâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng. Dự báo, trong đợt cao điểm sẽ có trên dưới 100.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước "cơn khát" cực đại, người nông dân ĐBSCL đã dùng nhiều cách để trữ nước ngọt sử dụng, và xem đó là báu vật quý như vàng.

Về nơi nông dân thoát nghèo dễ dàng dù ở tâm hạn mặn gay gắt

Kỳ Quan |

Những ngày cuối tháng 2 này, khi hạn mặn đang ở mức gay gắt, nước trên cù lao Tân Phú Đông đã cạn sát đáy kênh làm trơ ra lớp phèn vàng cháy, các ruộng sả vẫn xanh tươi bạt ngàn...

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Đủ cách trữ nước ngọt giữa mùa hạn mặn lịch sử của nông dân miền Tây

TRẦN LƯU |

Hạn hánxâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng. Dự báo, trong đợt cao điểm sẽ có trên dưới 100.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước "cơn khát" cực đại, người nông dân ĐBSCL đã dùng nhiều cách để trữ nước ngọt sử dụng, và xem đó là báu vật quý như vàng.

Về nơi nông dân thoát nghèo dễ dàng dù ở tâm hạn mặn gay gắt

Kỳ Quan |

Những ngày cuối tháng 2 này, khi hạn mặn đang ở mức gay gắt, nước trên cù lao Tân Phú Đông đã cạn sát đáy kênh làm trơ ra lớp phèn vàng cháy, các ruộng sả vẫn xanh tươi bạt ngàn...