ĐBSCL: Hạn mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhưng thiệt hại thấp

Kỳ Quan |

Ngày 20.6, tại TP.Tân An, tỉnh Long An, Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Long An đã phối hợp tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 – 2020 và định hướng giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Bộ NNPTNT, nguồn  nước mùa khô năm 2019 – 2020 về vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với những năm gần đây do nguồn nước thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt. Trong khi đó, mực nước thủy triều luôn ở mức cao hơn năm 2015 – 2016 và trung bình nhiều năm.

Sự cộng hưởng của 2 yếu tố trên đã là nguyên nhân làm xâm nhập mặn xuất hiện sớm vào các nhánh sông Cửu Long và duy trì ở mức rất cao. Đây là mùa khô bị xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử ghi nhận được ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Các cống đập ngăn mặn đã giúp giảm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: K.Q
Các cống đập ngăn mặn đã giúp giảm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: K.Q
Lúa đông xuân vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn trúng mùa trong điều kiện thiên nhiên bất lợi. Ảnh: K.Q
Lúa đông xuân vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn trúng mùa trong điều kiện thiên nhiên bất lợi. Ảnh: K.Q
Cây sầu riêng bị chết do hạn mặn mùa khô 2019 - 2020. Ảnh: K.Q
Cây sầu riêng bị chết do hạn mặn mùa khô 2019 - 2020. Ảnh: K.Q

Tuy nhiên, nhờ dự báo chính xác, sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, sự phối hợp hiệu quả giữa Trung ương và địa phương, mức độ thiệt hại của hạn mặn mùa khô năm 2019 – 2020 đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh vùng vùng Đồng bằng sông Cửu Long được giảm thiểu đáng kể, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Tổng hợp sau kỳ hạn mặn năm nay, có hơn 66 ngàn ha diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại, trong đó hơn một nửa thiệt hại trên 70%, thấp hơn rất nhiều so với thiệt hại mùa khô 2015 – 2016. Những địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp thiệt hại lớn là Trà Vinh (gần 22 ngàn ha), Cà Mau (hơn 19 ngàn ha), Tiền Giang (trên 11 ngàn ha), Long An (trên 5 ngàn ha),…

Từ những bài học rút ra trong đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 – 2020, hội nghị đã đề ra nhiều giải pháp ngắn và dài hạn để nông nghiệp vùng vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững trong điều kiện hạn mặn ngày càng gay gắt, tập trung vào các lĩnh vực thủy lợi, lựa chọn giống cây trồng, thủy sản phù hợp, trữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, hoạt động liên kết vùng,…

Theo Bộ NNPTNT, các quy hoạch vùng sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long đã không còn phù hợp với tình hình xâm nhập mặn và đang được Bộ NNPTNT nghiên cứu điều chỉnh cho hợp lý hơn, như sẽ chuyển đổi sản xuất theo hướng thủy sản – trái cây – lúa gạo thay cho quy hoạch theo hướng ưu tiên là lúa gạo. Bộ NNPTNT sẽ định hướng xây dựng kế hoạch trên theo 3 nhóm giải pháp gồm ngăn mặn, cấp nước ngọt; trữ ngọt và chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

"Mưa vàng" chưa đẩy được xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

TRẦN LƯU - THÀNH NHÂN |

Dù đã xuất hiện những cơn mưa "vàng" giải nhiệt, nhưng mặn vẫn còn xâm nhập tại các cửa sông và tiếp tục gây ảnh hưởng sinh hoạt, sản xuất của người trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nhà vườn chịu tác động kép hạn hán, xâm nhập mặn: “Sầu riêng, sầu chung”

THANH NGUYÊN - SỞ HẠ |

Tháng 5, về các vườn cây sầu riêng ở Vĩnh Long, nơi nào chủ vườn cũng thở than, chua xót: Vụ này coi như xong! Trái sầu riêng nơi này đang oằn mình chịu một lúc hai tác động kép: Hạn, xâm nhập mặn và giá, năng suất thấp. Nhà vườn khốn đốn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

"Mưa vàng" chưa đẩy được xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

TRẦN LƯU - THÀNH NHÂN |

Dù đã xuất hiện những cơn mưa "vàng" giải nhiệt, nhưng mặn vẫn còn xâm nhập tại các cửa sông và tiếp tục gây ảnh hưởng sinh hoạt, sản xuất của người trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nhà vườn chịu tác động kép hạn hán, xâm nhập mặn: “Sầu riêng, sầu chung”

THANH NGUYÊN - SỞ HẠ |

Tháng 5, về các vườn cây sầu riêng ở Vĩnh Long, nơi nào chủ vườn cũng thở than, chua xót: Vụ này coi như xong! Trái sầu riêng nơi này đang oằn mình chịu một lúc hai tác động kép: Hạn, xâm nhập mặn và giá, năng suất thấp. Nhà vườn khốn đốn.