ĐBSCL: Đời sống xáo trộn vì hạn, mặn

NHẬT HỒ |

Theo nhận định của Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, tình hình xâm nhập mặn mùa khô 2019 - 2020 ở mức sớm và nặng hơn so với trung bình nhiều năm. Theo đó, mức độ xâm nhập mặn tại các cửa sông ở ĐBSCL có ranh mặn 4g/lít xâm nhập sâu vào từ 40 - 55km và xâm nhập vào sâu hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 15km.

Nguy cơ thiếu nước sinh hoạt

Qua khảo sát thống kê, số hộ dân của Sóc Trăng bị ảnh hưởng khi hạn, mặn kéo dài là trên 24.000 hộ. Trước tình hình trên, tỉnh đã giao cho ngành nông nghiệp chỉ đạo mở rộng mạng cung cấp nước, khoan thêm giếng dự phòng để phục vụ cho các hộ bị ảnh hưởng, qua đó, đảm bảo cho các hộ dân không thiếu nước ngọt sinh hoạt.

Ông Trần Văn Chuyện, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Triển khai kịch bản ứng phó với hạn mặn, thiếu nước sinh hoạt, tỉnh đã cho ứng tiền ngân sách thực hiện ngay những công trình cấp bách, khoan thêm giếng ngầm, kéo thêm đường ống ở những vùng không thể khai thác nước ngầm như huyện Trần Đề. Ngành điện kéo thêm đường dây hạ thế, nhất là phải xuống dây 3 pha để phục vụ nhà máy nước. Đào các giếng trữ nước, nạo vét các kênh thủy lợi để tăng cường trữ nước, tăng nguồn nước ngọt phục vụ nhân cho dân”.

Nhiều nơi ở Bạc Liêu đã thiếu nước trầm trọng (ảnh Nhật Hồ)
Nhiều nơi ở Bạc Liêu đã thiếu nước trầm trọng (ảnh Nhật Hồ)

Trong khi đó, tỉnh Vĩnh Long, nguồn nước ngọt phục vụ cho các hộ dân đã bắt đầu bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn. Cụ thể, toàn tỉnh sẽ có 31 nhà máy, trạm cấp nước sạch cung cấp nước cho hơn 66.000 hộ dân nông thôn bị ảnh hưởng trong thời gian khoảng 10 ngày trong thời kỳ độ mặn lên cao, đóng cống ngăn mặn. Do nguồn nước thu từ kênh, rạch bị nhiễm mặn hoặc khó khăn trong việc trữ nước ngọt nên buộc các nhà máy phải khai thác nước bị nhiễm mặn dưới 4g/lít lúc triều thấp để cấp tạm thời trong những ngày mặn lên cao.

Ông Trần Văn Rón - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long - cho biết: “Hiện nay tỉnh thực hiện thông báo về tình hình hạn, mặn ít nhất 2 lần/ngày, qua các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả qua điện thoại để người dân chủ động nắm bắt, ứng phó. Những nơi thiếu nước ngọt sinh hoạt, tỉnh sẽ thuê xà lan, xe bồn chở nước ngọt cấp cho các nhà máy nước chi nhánh Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình và chi nhánh Cái Ngang, số lượng 43 chuyến/ngày, trong vòng 10-15 ngày”.

Tại Cà Mau ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh cho biết đã có trên 26.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt ngay mùa khô này. Khả năng con số này sẽ tăng lên vào cuối tháng hai, đầu tháng 3.

Rừng báo động cháy cấp cao

Trong khi đó, trên 1.000ha hoa màu của tỉnh Cà Mau đang thiếu nước trầm trọng. Trong đó, có đến 200ha tại huyện Trần Văn Thời, U Minh không còn nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất.

Khô hạn đã khiến cho những cánh rừng tại Cà Mau báo động cháy cao, ông Lê Thanh Triều, giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau nhận định: “Hiện nay có đến 42.000ha rừng đang báo động cháy cấp 4, cấp cực lỳ nguy hiểm. Trong đó có đến trên 4.000ha có thể cháy bất cứ lúc nào”.

Tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, những cánh rừng tràm, rừng sinh thái cũng báo động cháy cấp cao.

Bạc Liêu khuyến cáo chậm thả tôm vì độ mặn quá cao (ảnh Nhật Hồ)
Bạc Liêu khuyến cáo chậm thả tôm vì độ mặn quá cao (ảnh Nhật Hồ)

Không chỉ vùng ngọt thiếu nước mà ngay cả vùng ven biển, độ mặn quá cao khiến người dân chậm thả giống nuôi tôm. Ông Trịnh Hoài Thanh, Phó giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu nhận định: “Dự báo toàn tỉnh có đến 9.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng, độ mặn tăng cao. Hiện nay chúng tôi khuyến cáo người dân chậm thả nuôi những vùng độ mặn quá cao”.

Để chủ động phòng chống hạn mặn, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, các tỉnh ĐBSCL cần chủ động thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đối với nước sinh hoạt cho người dân các địa phương cũng cần chia sẻ với nhau nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: Mặn xâm nhập nghiêm trọng, vượt mức báo động

TRẦN LƯU |

Tại các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, mặn đã xâm nhập sâu với mức độ nghiêm trọng, xấp xỉ với con số đo được trong mùa khô năm 2016, vốn được xem là "mùa mặn" lớn nhất trong lịch sử...

Tây Nguyên: Bắt đầu một mùa khô hạn nghiêm trọng

BẢO TRUNG |

Hiện, ở khu vực Tây Nguyên đã thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng, lưu lượng nước chảy trên các sông, suối ở một số tỉnh đang ở mức thấp ‘’báo động’’. Nếu không chủ động lên kế hoạch ứng phó, khu vực này sẽ lại phải đối mặt với một mùa khô với đầy những khó khăn…

Hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử uy hiếp ĐBSCL

NHẬT HỒ |

Hàng nghìn diện tích khô hạn, nhiều dòng kênh kiệt nước, tất cả diện tích rừng như nằm trên chảo lửa. Hàng chục nghìn hộ dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sụp lở đất nhiều nơi... Tất cả đã đẩy ĐBSCL vào đỉnh điểm của hạn mặn, cao hơn mức hạn mặn lịch sử vào mùa khô năm 2015 - 2016.

Hạn mặn năm 2020 có thể sẽ khốc liệt hơn đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016

NHẬT HỒ |

Chiều 9.2, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng chống hạn mặn tại Bạc Liêu. Tại đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng nguy cơ hạn mặn khốc liệt hơn cả đợt hạn, mặn lịch sử năm 2015-2016.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân trước nguy cơ mất trắng vì hạn mặn

TRẦN LƯU |

Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải “khóc ròng” trước mối đe dọa từ hạn mặn. Hàng nghìn nông hộ đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch sử dụng. Cùng với đó, hàng nghìn hécta lúa cũng đứng trước nguy cơ mất trắng…

Cà Mau: 14km đường giao thông sạt lở do hạn mặn

NHẬT HỒ |

Chiều 2.2, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo cho Sở Giao thông Vận tải tìm hiểu, xác minh làm rõ một đoạn đường bị sụp lún nghiêm trọng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

ĐBSCL: Mặn xâm nhập nghiêm trọng, vượt mức báo động

TRẦN LƯU |

Tại các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, mặn đã xâm nhập sâu với mức độ nghiêm trọng, xấp xỉ với con số đo được trong mùa khô năm 2016, vốn được xem là "mùa mặn" lớn nhất trong lịch sử...

Tây Nguyên: Bắt đầu một mùa khô hạn nghiêm trọng

BẢO TRUNG |

Hiện, ở khu vực Tây Nguyên đã thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng, lưu lượng nước chảy trên các sông, suối ở một số tỉnh đang ở mức thấp ‘’báo động’’. Nếu không chủ động lên kế hoạch ứng phó, khu vực này sẽ lại phải đối mặt với một mùa khô với đầy những khó khăn…

Hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử uy hiếp ĐBSCL

NHẬT HỒ |

Hàng nghìn diện tích khô hạn, nhiều dòng kênh kiệt nước, tất cả diện tích rừng như nằm trên chảo lửa. Hàng chục nghìn hộ dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sụp lở đất nhiều nơi... Tất cả đã đẩy ĐBSCL vào đỉnh điểm của hạn mặn, cao hơn mức hạn mặn lịch sử vào mùa khô năm 2015 - 2016.

Hạn mặn năm 2020 có thể sẽ khốc liệt hơn đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016

NHẬT HỒ |

Chiều 9.2, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng chống hạn mặn tại Bạc Liêu. Tại đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng nguy cơ hạn mặn khốc liệt hơn cả đợt hạn, mặn lịch sử năm 2015-2016.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân trước nguy cơ mất trắng vì hạn mặn

TRẦN LƯU |

Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải “khóc ròng” trước mối đe dọa từ hạn mặn. Hàng nghìn nông hộ đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch sử dụng. Cùng với đó, hàng nghìn hécta lúa cũng đứng trước nguy cơ mất trắng…

Cà Mau: 14km đường giao thông sạt lở do hạn mặn

NHẬT HỒ |

Chiều 2.2, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo cho Sở Giao thông Vận tải tìm hiểu, xác minh làm rõ một đoạn đường bị sụp lún nghiêm trọng.