ĐBSCL: Dân bất an trước những cuộc rượt đuổi của “hà bá"

TRẦN LƯU |

Sạt lở ở ĐBSCL đang diễn ra ngày càng khốc liệt và dồn dập. Hàng vạn cư dân đồng bằng đang sống trong cảnh nơm nớp lo sợ trước những cuộc rượt đuổi của “hà bá”.

Đến nay, bà Trần Thị Út Hường (ấp Phú Trí B1, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ đến trận sạt lở vào rạng sáng 28.5.

Khi đó, bà Hường đang ngủ bất ngờ nghe tiếng động lạ. Bà nghĩ là người dân đi chài lưới trên sông nên không ra kiểm tra. Đến sáng thức dậy, bà Hường mới tá hỏa vì phần đất trước nhà đã đổ sụp xuống sông, ăn sâu tới cửa.

“Do nhà tôi không có cửa sau nên tôi phải nhờ người phá tường làm lối thoát hiểm, rồi ở tạm vì không còn chỗ để dời đi. Mấy ngày qua, đêm nào tôi cũng nơm nớp lo sợ không biết sạt lở sẽ cuốn đi lúc nào”, bà Hường lo lắng.

Hiện trường một vụ sạt lở ở Rạch Cam, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ vào ngày 13.5. Ảnh: Tr.L.
Hiện trường một vụ sạt lở ở Rạch Cam, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ vào ngày 13.5. Ảnh: Tr.L.

Ông Trần Văn Quang (khu vực Phú Thuận A, phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) có nhà gần con rạch Bến Bạ. Khoảng giữa tháng 1, nhà ông bắt đầu xuất hiện nhiều vết nứt rồi to dần lên. Một lần, ông Quang lặn xuống sông xem thử thì thấy mọi thứ bình thường. Nào ngờ, vừa lên bờ, cả căn nhà lún dần rồi sụp xuống sông. Sau đó vài ngày thì cả đoạn đường giao thông phía trong cũng bị sạt luôn.

Tại TP.Cần Thơ chỉ trong 5 tháng đầu năm, sạt lở đã gây thiệt hại hơn 12 tỉ đồng. Ảnh: Tr.L.
Tại TP.Cần Thơ chỉ trong 5 tháng đầu năm, sạt lở đã gây thiệt hại hơn 12 tỉ đồng. Ảnh: Tr.L.

Sạt lở không chỉ gây thiệt hại nhà cửa mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến lộ giao thông. Ông Nguyễn Minh Quân (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) nói: “Bây giờ chạy xe qua các tuyến đường cặp sông ai cũng lo sợ, vì không biết sạt lở xảy ra lúc nào. Có những tuyến đường giờ đã bị sạt lở ăn đứt, việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn. Thêm nữa, những hộ dân ở tại đoạn bị sạt lở còn phải luôn trông chừng con cháu mình, không để chúng ra vui chơi như thường lệ vì nguy hiểm luôn rình rập”.

Những căn nhà xây cất ven sông đang trở thành “miếng mồi ngon” của “hà bá“. Ảnh: Tr.L.
Những căn nhà xây cất ven sông luôn trong trạng thái nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ảnh: Tr.L.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2020, tại TP.Cần Thơ đã xảy ra 17 vụ sạt lở (tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019) với tổng chiều dài hơn 1.000m, ảnh hưởng đến 37 căn nhà; trong đó có 4 căn bị sạt hoàn toàn, thiệt hại tài sản hơn 12 tỉ đồng. Các quận, huyện xảy ra sạt lở gồm: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Phong Điền và Vĩnh Thạnh.

Còn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, chỉ trong ngày 28.5 đã xảy ra 4 điểm sạt lở đất bờ sông trên các tuyến kênh Cái Muồng, Cái Đôi và Mái Dầm. Trong đó, Mái Dầm là tuyến nguy cơ cao, thường xuyên bị sạt lở ở hai bên bờ sông, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, đi lại của người dân mấy năm nay.

Mới đây, một đoạn đất dài 32m thuộc ấp Phú Trí B1, xã Phú Hữu, vừa bị sạt lở, ăn sâu vào bờ nơi rộng nhất 7m, diện tích mất đất 224m2. Sự cố làm đứt đoạn con lộ bê tông rộng 3m và có nguy cơ ảnh hưởng đến nhà của 3 hộ dân.

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: 104 điểm đặc biệt nguy hiểm cần cấp bách chống sạt lở

TRẦN LƯU |

Trong 2 ngày 27 - 28.5, hơn 40m Quốc lộ 91 ven bờ sông Hậu (đoạn đi qua địa phận ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã “tụt” xuống lòng sông, đe dọa nhà cửa, tài sản của hàng chục hộ dân và làm tê liệt tuyến giao thông huyết mạch nối trung tâm tỉnh An Giang với khu vực biên giới. Toàn vùng ĐBSCL hiện có 564 vị trí sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài hơn 834km. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 104 điểm với chiều dài 203km, sạt lở nguy hiểm là 121 điểm với chiều dài 246,6km... Trong khi tình trạng sạt lở đang diễn ra khốc liệt và dồn dập, thì cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu...

Ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở nghiêm trọng Quốc lộ 91

Lục Tùng |

Sau khi lắng nghe ý kiến các ngành chuyên môn, cộng với quan sát diễn biến hiện trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký Quyết định số 1174/QĐ-UBND ban bố tình huống khẩn cấp nguy cơ sạt lở nghiêm trọng Quốc lộ 91 đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.

Sau Quốc lộ 91, đến lượt kênh Cái Sắn có nguy cơ sạt lở lớn

Lục Tùng |

Chưa hết lo lắng trước khả năng sạt lở bờ sông Hậu tấn công Quốc lộ 91, đoạn đi qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang tiếp tục đón nhận nguy cơ sạt lở lớn trên đoạn kênh dẫn nước từ sông Hậu vào tận Rạch Giá (Kiên Giang)

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

ĐBSCL: 104 điểm đặc biệt nguy hiểm cần cấp bách chống sạt lở

TRẦN LƯU |

Trong 2 ngày 27 - 28.5, hơn 40m Quốc lộ 91 ven bờ sông Hậu (đoạn đi qua địa phận ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã “tụt” xuống lòng sông, đe dọa nhà cửa, tài sản của hàng chục hộ dân và làm tê liệt tuyến giao thông huyết mạch nối trung tâm tỉnh An Giang với khu vực biên giới. Toàn vùng ĐBSCL hiện có 564 vị trí sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài hơn 834km. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 104 điểm với chiều dài 203km, sạt lở nguy hiểm là 121 điểm với chiều dài 246,6km... Trong khi tình trạng sạt lở đang diễn ra khốc liệt và dồn dập, thì cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu...

Ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở nghiêm trọng Quốc lộ 91

Lục Tùng |

Sau khi lắng nghe ý kiến các ngành chuyên môn, cộng với quan sát diễn biến hiện trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký Quyết định số 1174/QĐ-UBND ban bố tình huống khẩn cấp nguy cơ sạt lở nghiêm trọng Quốc lộ 91 đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.

Sau Quốc lộ 91, đến lượt kênh Cái Sắn có nguy cơ sạt lở lớn

Lục Tùng |

Chưa hết lo lắng trước khả năng sạt lở bờ sông Hậu tấn công Quốc lộ 91, đoạn đi qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang tiếp tục đón nhận nguy cơ sạt lở lớn trên đoạn kênh dẫn nước từ sông Hậu vào tận Rạch Giá (Kiên Giang)