Dạy học thêm cần có chế tài xử lý

TƯỜNG VÂN |

Dạy thêm, học thêm là vấn đề bàn luận chưa bao giờ vơi sức nóng dù bản chất đây không có gì sai nếu đơn thuần xuất phát từ nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người học. Ngành Giáo dục đã ban hành nhiều thông tư, văn bản quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, thực trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra tràn lan dưới nhiều hình thức và không đúng quy định khiến dư luận bức xúc, ảnh hưởng tới uy tín của ngành.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề dạy thêm học thêm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Dạy thêm, học thêm - vấn nạn hay nhu cầu của xã hội?

Tại phiên chất và trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 11.11 vừa qua, vấn đề dạy thêm, học thêm lại một lần nữa được các đại biểu đưa ra tranh luận, bày tỏ quan điểm sôi nổi, khách quan trên nhiều khía cạnh.

Tranh luận tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Công Long nêu quan điểm: "Từ trước đến nay, chúng ta tiếp cận vấn đề dạy thêm như một vấn nạn của xã hội và xử lý theo cách là cấm. Có nơi còn tổ chức mật phục bắt quả tang giáo viên dạy thêm, đưa lên báo chí. Cách ứng xử với các nhà giáo như vậy không phù hợp. Tôi cho rằng không nên có tư duy như cũ, là cái gì không quản được thì cấm".

Ông cho rằng, nên đánh giá tác dụng của dạy thêm trong đời sống như thế nào? Nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của phụ huynh, học sinh. Dẫn chứng cho quan điểm của mình, đại biểu nói rằng: "Con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt, đi làm cũng một phần là nhờ học thêm. Chứng tỏ nó có tác dụng chứ không phải không".

Đồng tình với quan điểm nêu trên, rất nhiều phụ huynh chia sẻ, họ đăng ký cho con học thêm cho con vì thời gian học trên lớp chỉ đáp ứng lượng kiến thức cơ bản. Trong khi đó, các con phải đối mặt với rất nhiều bài kiểm tra, kỳ thi đánh giá, thi vượt cấp quan trọng.

"Bản chất dạy thêm không xấu nếu đó là tự nguyện. Các con được học thêm, mở rộng các vấn đề đã được học trên lớp, nâng cao trình độ, năng lực. Tuy nhiên, hiện nay, không ít giáo viên vì mục đích lợi nhuận, ép buộc học sinh học thêm, dạy qua loa, để dành kiến thức cho việc dạy thêm và trù dập đối với những học sinh không tham gia lớp học đó.

Chưa kể, nhiều thầy cô giáo đưa ra mức giá dạy thêm quá cao so với thu nhập chung của người dân, cá biệt, có những thầy cô thu 300.000-500.000/buổi học. Đấy mới là điều đáng lên án" - chị Lê Thị Minh, phụ huynh tại Hà Nội chia sẻ.

Đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề dạy thêm học thêm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

"Còn nếu giáo viên dạy thêm cho học sinh, bớt nội dung cần dạy trên lớp, dạy cho nhóm riêng biệt thì đây là vấn đề đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo, cần phải cấm. Dạy trực tuyến đã căng thẳng, nếu giáo viên dạy thêm theo cách này thì mới là điều cần lên án", Bộ trưởng Sơn nói.

Bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề nên trên, anh Lê Văn Khiêm (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đưa dạy thêm vào kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, cần có quy định rõ ràng, cụ thể về quy trình kiểm tra chất lượng, trình độ giáo viên, chứng chỉ hành nghề, giáo án kiểm duyệt, cơ sở vật chất, nếu là dạy online thì yêu cầu cụ thể như thế nào? Ví dụ 1 lớp không quá 40 em, học phí không quá 20.000 đồng/giờ,… Đáng lẽ ra, việc này cần thực hiện từ lâu, tránh tình trạng cấm đoán khiến giáo viên biến tướng các hình thức dạy học với đủ các mức giá khác nhau, gây ra nhiều hệ lụy, bức xúc dư luận như hiện nay".

Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ

Dù ủng hộ quan điểm đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhiều phụ huynh đặt ra vấn đề, nếu dạy thêm không được kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường và thậm chí còn nguy hại hơn việc cấm đoán dạy thêm như trước nay Bộ vẫn thực thi.

"Kinh doanh thuần túy đã nảy sinh ra rất nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức. Vậy điều gì sẽ xảy ra với con em khi giáo dục trở thành kinh doanh? Ai sẽ đảm bảo giáo viên chú trọng dạy thêm hơn là dạy trên trường, khi đồng lương dạy thêm cao gấp nhiều lần so với dạy trên lớp? Liệu học sinh không đi học thêm với thầy cô có được đối xử công bằng như những học sinh đi học thêm hay không?" - anh Nguyễn Sỹ Hưởng (Thanh Hóa) bày tỏ sự lo ngại.

Cùng quan điểm nêu trên, anh Nguyễn Văn Minh, phụ huynh tại Hà Nội cho rằng: "Nói đưa dạy thêm thành loại hình kinh doanh nghe có phần vĩ mô và khó thực thi vì tôi thấy nhiều giáo viên hiện nay dạy học theo các nhóm nhỏ lẻ, dưới 10 cháu. Chưa kể, giáo viên vốn thuần về chuyên môn, nay lại gánh vác thêm trách nhiệm kinh doanh, liệu còn chuyên tâm vào sự nghiệp "trồng người" nữa không?

Phụ huynh cho rằng, thay vì đề nghị đưa dạy thêm, học thêm thành ngành nghề kinh doanh, tại sao Bộ không xem xét phương án giảm tải chương trình học, thời gian học, số buổi học? Đồng thời, cho phép các nhà trường tổ chức dạy bồi dưỡng ngay trong trường học. Bên cạnh đó, Bộ cũng nên xây dựng các kênh thông tin để tiếp nhận ý kiến của học sinh, phụ huynh về tình trạng ép học thêm, bớt nội dung cần dạy trên lớp,... và khi đó, nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng nêu trên".

TƯỜNG VÂN
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Dừng hoạt động dạy thêm, học thêm phòng COVID-19

QUANG ĐẠI |

Sở GDĐT Nghệ An chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch COVID-19, ngừng các hoạt động dạy thêm học thêm và các hoạt động ngoài nhà trường.

Giáo dục 24/7: TP HCM siết chặt công tác quản lý dạy thêm, học thêm

Minh Quang - Đức Thiện |

Tin tức Giáo dục mới nhất 22.12: Bộ GD&ĐT nói về việc cấp chứng chỉ tiếng Anh cho giáo viên nước ngoài; Nghiêm cấm dạy thêm, học thêm ở tiểu học;...

TPHCM yêu cầu không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học

HUYÊN NGUYỄN |

Trước thực trạng không ít học sinh tiểu học đi học thêm, Sở GDĐT TPHCM đã có văn bản nhắc nhở về hiện tượng này. Theo quy định của Bộ GDĐT, tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nghệ An: Dừng hoạt động dạy thêm, học thêm phòng COVID-19

QUANG ĐẠI |

Sở GDĐT Nghệ An chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch COVID-19, ngừng các hoạt động dạy thêm học thêm và các hoạt động ngoài nhà trường.

Giáo dục 24/7: TP HCM siết chặt công tác quản lý dạy thêm, học thêm

Minh Quang - Đức Thiện |

Tin tức Giáo dục mới nhất 22.12: Bộ GD&ĐT nói về việc cấp chứng chỉ tiếng Anh cho giáo viên nước ngoài; Nghiêm cấm dạy thêm, học thêm ở tiểu học;...

TPHCM yêu cầu không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học

HUYÊN NGUYỄN |

Trước thực trạng không ít học sinh tiểu học đi học thêm, Sở GDĐT TPHCM đã có văn bản nhắc nhở về hiện tượng này. Theo quy định của Bộ GDĐT, tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học.