Đau xót khi nghe giọng yếu ớt, run rẩy của những đứa trẻ bị xâm hại tình dục

HOA LÊ |

Khi là giọng nói yếu ớt, chần chừ, run rẩy của những đứa trẻ kể về chuyện từng bị xâm hại tình dục; lúc lại là cuộc gọi tư vấn quyền nuôi con vì vợ chồng li dị hoặc một người hàng xóm đang giận dữ tố giác đang chứng kiến cảnh bạo lực gia đình…, là những cuộc gọi mà những tư vấn viên Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 111 (Tổng đài 111) tiếp nhận mỗi ngày.

Nâng cấp từ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567, Tổng đài 111 (do Cục Trẻ em, Bộ LĐTBXH quản lý), trở thành một kênh để tiếp nhận thông tin, tư vấn và hỗ trợ các vấn đề xoay quanh trẻ em. Vốn là một đối tượng có những đặc thù riêng biệt, vì vậy để có thể cầm máy điện thoại tư vấn cho trẻ em đòi hỏi người tư vấn phải có những phẩm chất đặc thù.

Hiện nay, tổng đài tư vấn trẻ em có 19 tư vấn viên được chia làm 3 ca trực liên tục 24/24h. Mỗi ngày, Tổng đài 111 tiếp nhận khoảng 700-800 cuộc gọi đến. Như vậy, làm việc liên tục 8 giờ đồng hồ mỗi ngày, mỗi tư vấn viên phải căng mình để cố gắng tiếp nhận tối đa các cuộc gọi đến.

Từng 10 năm gắn bó với nghề tư vấn cho trẻ em, chị Phan Thị Lan Hương - nhân viên tư vấn Tổng đài 111 chia sẻ: “Những năm qua, nghe biết bao cuộc gọi gắn với các vấn đề trẻ em để lại quá nhiều cung bậc cảm xúc trong tôi. Đặc biệt, nghe giọng nói e dè, run rẩy của những em nhỏ kể về việc mình bị bạo hành, xâm hại là thương tâm nhất”.

Trong đó, phải kể tới vụ việc một em bé 13 tuổi, ở Bắc Ninh bị xâm hại tình dục trong hoàn cảnh không đáng có. Người mẹ đơn thân, do quá tin tưởng người cắt tóc nên để con cắt tóc một mình. Người cắt tóc đã nảy sinh ham muốn xâm hại tình dục em bé này. Theo chị Phan Thị Lan Hương, những cuộc gọi về xâm hại tình dục trẻ em như thế này vô cùng thương tâm. Chính đứa trẻ đó phải đối mặt áp lực từ phía cộng đồng và chịu sang chấn tâm lý thật đau lòng.

Những cuộc gọi run rẩy, sợ hãi và tiếng nấc đầu dây bên kia kể về sự việc bị bạo hành, xâm hại khiến những người tư vấn không thôi trăn trở và cố gắng liên lạc kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền vào cuộc, kịp thời hỗ trợ các em. 

Tuy nhiên, cũng có không ít cuộc gọi điện thoại gọi “hú hồn” lúc nửa đêm, tuy nhiên sự thật lại hóa ra... “nhẹ như lông hồng”. Nhớ lại vụ việc cách đây khoảng 1 năm, chị Phan Thị Lan Hương chia sẻ: “Trực đêm khá vất vả, đôi khi gặp những trường hợp “cười ra nước mắt”. Lúc đó 2h sáng, tôi nhận được cuộc gọi khẩn cấp của một cụ già ở Quảng Ninh báo đang chứng kiến cảnh mẹ đánh con thập tử nhất sinh. Ngay lập tức, chúng tôi gọi điện đến trung tâm công tác xã hội địa phương để đến can thiệp trực tiếp. Sau khi cả hệ thống đến nơi, mới biết ông cụ này mắc bệnh tâm thần hoang tưởng và sự việc trên không có thật”.

Số cuộc gọi đến tổng đài thì nhiều, nhưng số cuộc gọi “nhiễu”, trêu  chọc, đùa cười cợt rất nhiều. Chị Phan Việt H. – nhân viên Tư vấn Tổng đài 111 cho biết: “Việc vài trăm cuộc gọi nhiễu mỗi ngày sẽ vô tình chèn vào những cuộc gọi chính thống, cuộc gọi nghiêm trọng về trẻ em. Vì vậy, khi trẻ em cần đến nếu chúng tôi không nắm bắt được thì rất đáng tiếc”.

HOA LÊ
TIN LIÊN QUAN

Vẫn còn bao che, nể nang khi xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em

Lê Phương |

Đây là ý kiến của ông Hà Đình Bốn – Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ LĐTBXH) khi trao đổi với PV Báo Lao Động về thực tế: Lâu nay việc đưa ra xét xử những cá nhân, tập thể có hành vi xâm phạm trẻ em vốn đã gian nan, nhưng có trường hợp khi bị xét xử vẫn được bao che vì nể nang.

Chống xâm hại, bạo hành trẻ: Tổng đài 111 không phải "chiếc đũa thần"

Dung Hà |

Theo TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em từ trước đến nay hoạt động không hiệu quả.

Một ngày ở “trung tâm” chống bạo hành, xâm hại trẻ em

LÊ HOA |

Hàng loạt vụ bạo hành, xâm hại trẻ em diễn ra trong thời gian gần đây khiến dư luận bức xúc. Khi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 111, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được nâng cấp (từ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567) sẽ trở thành một kênh quan trọng để ngăn chặn tình trạng trên.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Vẫn còn bao che, nể nang khi xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em

Lê Phương |

Đây là ý kiến của ông Hà Đình Bốn – Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ LĐTBXH) khi trao đổi với PV Báo Lao Động về thực tế: Lâu nay việc đưa ra xét xử những cá nhân, tập thể có hành vi xâm phạm trẻ em vốn đã gian nan, nhưng có trường hợp khi bị xét xử vẫn được bao che vì nể nang.

Chống xâm hại, bạo hành trẻ: Tổng đài 111 không phải "chiếc đũa thần"

Dung Hà |

Theo TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em từ trước đến nay hoạt động không hiệu quả.

Một ngày ở “trung tâm” chống bạo hành, xâm hại trẻ em

LÊ HOA |

Hàng loạt vụ bạo hành, xâm hại trẻ em diễn ra trong thời gian gần đây khiến dư luận bức xúc. Khi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 111, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được nâng cấp (từ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567) sẽ trở thành một kênh quan trọng để ngăn chặn tình trạng trên.