Đầu tư công năm 2021: Phải chú trọng tính hiệu quả

Cao Nguyên |

Khi dịch bệnh COVID-19 đang còn phức tạp thì phát triển kinh tế nội lực là vấn đề được nhắc đến rất nhiều. PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - đánh giá, năm vừa qua (2020) đầu tư công đã đạt được nhiều kết quả tích cực hơn so với trước. Chính vì vậy, đầu tư công tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng năm 2021.

Giám sát chặt chẽ

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện giải ngân đến hết tháng 11 là 329.868,24 tỉ đồng, đạt 70,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (470.600 tỉ đồng); ước giải ngân đến ngày 31.12.2020 là 389.982,80 tỉ đồng, đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (470.600 tỉ đồng). Đây là năm có tỉ lệ giải ngân cao nhất trong cả giai đoạn 2016-2020 (cùng kỳ năm 2016 đạt 80,3%, năm 2017 đạt 73,3%, năm 2018 đạt 66,87% và năm 2019 đạt 67,46%).

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Quốc Phương cho biết, chưa bao giờ, công tác chỉ đạo về giải ngân quyết liệt như năm 2020 với sự vào cuộc của Chính phủ.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, Chính phủ quyết định tăng chi tiêu công hoàn toàn đúng về nguyên lý và thực tiễn. Lúc nền kinh tế khó khăn, ngân sách cần chi tiêu mạnh hơn để tạo nguồn lực cho nền kinh tế vận hành, còn lúc nền kinh tế đang tăng trưởng tốt thì chi tiêu ngân sách tiết kiệm hơn.

Trao đổi với Lao Động, PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - cho rằng, dịch COVID-19 đang ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, việc Chính phủ bơm thêm nguồn lực vào nền kinh tế thông qua đẩy mạnh đầu tư công là phù hợp. Hơn nữa, những năm gần đây, đầu tư công giải ngân rất chậm nhưng chưa có giải pháp để tháo nút thắt này.

Theo ông Long, nhìn lại những năm qua, đầu tư công đang còn nhiều bất cập mà tới đây cần phải khắc phục. Có tình trạng, thất thoát, lãng phí rất lớn, đặc biệt là trong ngành Giao thông-Vận tải. Mặc dù trước thực trạng đó, đã có nhiều thay đổi, từ thay đổi Luật Đầu tư công rồi đến siết chặt đầu tư công hơn nhưng cần phải hoàn thiện dần.

Cũng vị chuyên gia này cho hay, trong năm 2020 trước thách thức của đại dịch COVID-19, để tăng trưởng, nền kinh tế cần phải tăng đầu tư công. Tuy nhiên, vấn đề đi kèm theo là hiệu quả, kích cầu để tăng trưởng nhưng có đạt được không thì cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ.

"Thúc đẩy đầu tư công không nên là việc tăng chi tiêu công một cách dàn trải, thiếu kiểm soát. Chúng ta chỉ nên đẩy nhanh các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và bố trí sẵn vốn thực hiện" - ông Long lưu ý.

Thực tế, theo ông Long, các vấn đề tham nhũng cũng thường rơi vào đầu tư công. “Nếu tăng nhanh là đáng mừng nhưng cần kiểm tra, giám sát. Đẩy nhanh đẩy mạnh nhưng không hiệu quả thì vô hình trung là mất tác dụng. Chính vì vậy, thời gian tới cần phải có sự giám sát và kiểm tra. Những đơn vị giám sát phải độc lập, khách quan" - ông Long nhấn mạnh.

Đặt hiệu quả lên hàng đầu

Trong bối cảnh đặc biệt hiện nay, Chính phủ cần có biện pháp mạnh để tháo bỏ tắc nghẽn trong đầu tư công lâu nay bằng các giải pháp đột phá tương thích với thời buổi không bình thường.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói rằng, đầu tư công là một trong những yếu tố quan trọng nhất, giúp nền kinh tế hồi phục và tăng trưởng khi khó khăn "bủa vây" như hiện nay. Tuy nhiên, trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, yếu tố quan trọng nhất chính là hiệu quả, chứ không phải giải ngân vốn "càng nhiều càng tốt".

"Chúng ta đã có nhiều bài học đắt giá về việc đầu tư công kém hiệu quả... Chúng ta cố giải ngân, nhưng chỉ giai đoạn ban đầu, sau đó lại ngưng, ách tắc do thiếu sự chuẩn bị từ đầu đến cuối, thiếu sự liên tục" - bà Chi Lan nêu quan điểm. Bà Chi Lan còn lo ngại việc thúc đẩy đầu tư công ồ ạt, "vẽ" thêm dự án trong khi chưa sẵn sàng thực hiện. Việc chưa có đủ điều kiện làm một cách hiệu quả, xuyên suốt, rồi lại bỏ dở, gây thất thoát nguồn lực và không phát huy được tác dụng. Thậm chí, có những dự án mới còn "chồng" dự án cũ.

Khi nói với báo chí về đầu tư công, Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương cho rằng, bắt đầu từ năm 2021, khi Luật Đầu tư công số 39 có hiệu lực, luật chỉ cho phép giải ngân trong một năm, nếu không giải ngân hết sẽ bị trừ vào kế hoạch trung hạn. Đặc biệt, Luật số 39 về cơ bản sẽ khắc phục tình trạng "con gà và quả trứng" trong đầu tư công diễn ra nhiều năm nay. Luật yêu cầu bộ, ngành, địa phương phải xác định nguồn vốn trước khi tính tới dự án, thay vì vòng luẩn quẩn từ chuẩn bị dự án - thẩm định - phê duyệt - vốn - rồi lại chuẩn bị dự án - thẩm định... mãi không thể xử lý. Với việc triển khai Luật Đầu tư công số 39 cùng với loạt giải pháp đôn đốc bộ ngành, địa phương, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công sẽ tốt hơn.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Đầu tư công tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng

Cao Nguyên ghi |

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc tăng trưởng, thành quả năm 2020 đạt được một phần nào đó cũng do tích lũy từ những năm trước cộng lại. Trong đó, phải nhận thấy những cố gắng của doanh nghiệp, của người dân... Còn PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đánh giá, đầu tư công tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng năm 2021.

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết liệt để về đích đúng hạn

Vũ Long |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các địa phương đang nỗ lực tổ chức thực hiện dự án nhằm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020.

Giải ngân đầu tư công 2020: Nhiều dự án đang ỳ ạch

Vũ Long |

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), ước giải ngân vốn đầu tư công tính đến 31.10.2020 là 321.529,41 tỉ đồng đạt 68,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) từ cuối tháng 7 đến nay đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, dự báo có nhiều dự án ĐTC không thể về đích đúng hạn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đầu tư công tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng

Cao Nguyên ghi |

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc tăng trưởng, thành quả năm 2020 đạt được một phần nào đó cũng do tích lũy từ những năm trước cộng lại. Trong đó, phải nhận thấy những cố gắng của doanh nghiệp, của người dân... Còn PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đánh giá, đầu tư công tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng năm 2021.

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết liệt để về đích đúng hạn

Vũ Long |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các địa phương đang nỗ lực tổ chức thực hiện dự án nhằm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020.

Giải ngân đầu tư công 2020: Nhiều dự án đang ỳ ạch

Vũ Long |

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), ước giải ngân vốn đầu tư công tính đến 31.10.2020 là 321.529,41 tỉ đồng đạt 68,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) từ cuối tháng 7 đến nay đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, dự báo có nhiều dự án ĐTC không thể về đích đúng hạn.