Đặt đồ ăn qua ứng dụng, cần lưu ý những gì để phòng dịch COVID-19?

Đình Trường |

Với khuyến cáo hạn chế ra đường, tránh tụ tập nơi đông người, các dịch vụ đặt đồ ăn, ship tận nơi bỗng trở nên hút khách hơn bao giờ hết. Tuy vậy, theo các chuyên gia y tế, người dân cần trang bị những kĩ năng cần thiết để sử dụng dịch vụ này một cách an toàn, tránh nguy cơ mắc COVID-19.

Dịch vụ giao đồ ăn hút khách

Đã từ khoảng 1 tháng nay, Lan Anh (26 tuổi), nhân viên văn phòng ở quận 3 TPHCM đã quen với việc đặt đồ ăn qua ứng dụng trực tuyến. Từ ngày dịch COVID-19 có thêm những diễn biến mới, đi kèm với khuyến cáo tránh nơi đông người, Lan Anh tự ý thức cần phải tạm xa các buổi hẹn hò quán xá. Thay vào đó, cô chọn hình thức đặt đồ ăn "ship" về nhà hay công ty.

"Trước đây tôi đã sử dụng dịch vụ này rồi nhưng thời gian gần đây tần suất nhiều hơn. Bởi dịch bệnh giờ khó lường lắm, tôi không dám tới những chỗ đông đúc như nhà hàng, quán ăn" - Lan Anh chia sẻ.

Theo nhân viên văn phòng này chia sẻ, thực tế việc đi ăn ở ngoài và gọi ship về tận nơi cũng không chênh lệch nhau quá nhiều về chi phí. Nhiều ứng dụng còn tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá khiến cho dịch vụ này ngày một được ưa chuộng.

Đồ ăn chuẩn bị giao đến tận nơi cho khách. Ảnh: M.V.Q
Đồ ăn chuẩn bị giao đến tận nơi cho khách. Ảnh: M.V.Q

Trong khi đó, theo tìm hiểu của PV, nhiều nhà hàng cũng đẩy mạnh việc kinh doanh online, bán hàng qua mạng, qua ứng dụng trực tuyến để thích ứng với thời kỳ dịch bệnh.

Quán M.V vốn là một quán ăn khá đông khách trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TPHCM). Những ngày gần đây, fanpage trên mạng xã hội của quán ăn này liên tục đăng tải các bài viết về dịch vụ gọi đồ ăn, ship tận nơi cho khách hàng.

Theo đó, để sử dụng dịch vụ này, khách hàng chỉ cần gọi tới số hotline hoặc đặt hàng qua ứng dụng gọi đồ đã liên kết với quán. Theo đại diện nhà hàng chia sẻ, tại cửa hàng của M.V quán luôn được tiệt trùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cung cấp xà phòng rửa tay và nước rửa tay khô để thức ăn của khách hàng được an toàn.

Chú trọng an toàn khi giao nhận đồ ăn 

Mặc dù được ưa chuộng nhưng việc đặt đồ ăn qua ứng dụng trực tuyến vẫn tiềm ẩn những nguy cơ nhất định trong bối cảnh dịch bệnh. Bởi khi sử dụng dịch này, người dùng khó có thể tránh việc tiếp xúc với nhân viên, tài xế giao hàng (shipper) cũng như chạm vào các vật thể như bao bì, hộp đựng thức ăn…

Ngày 23.3, trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Nội thần kinh (bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: "Đối với người dân sử dụng dịch vụ giao đồ ăn thì việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên là hết sức quan trọng. Ngoài ra nếu được có thể tránh tiếp xúc trực tiếp với tài xế hay hạn chế sử dụng tiền mặt cũng là những biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn".

Shipper đứng cách 2m, giao đồ ăn cho khách qua ô tô đồ chơi. Ảnh: CTV
Shipper đứng cách 2m, giao đồ ăn cho khách qua ô tô đồ chơi. Ảnh: CTV

Đồng thời, một số ứng dụng trực tuyến cũng phối hợp với các chuyên gia y tế để đưa ra nhiều khuyến cáo ngay trên chính giao diện sử dụng.

Theo đó, để phòng tránh lây nhiễm dịch COVID-19, người dùng có thể áp dụng phương thức giao hàng gián tiếp. Cụ thể, trên một số ứng dụng có thêm tuỳ chọn điểm giao món như trước cửa nhà, quầy lễ tân,... hay bất cứ vị trí thuận tiện nào cho khách hàng.

Tài xế sau khi nhận được thông báo trên sẽ đặt đồ ăn ở địa điểm đã chỉ định và đứng cách xa từ 2 - 3m để đợi khách.

Các ứng dụng trực tuyến cũng khuyến khích người dân sử dụng thanh toán qua ví điện tử hoặc thẻ tín dụng để hạn chế tối đa sự tiếp xúc. Đối với thanh toán tiền mặt, khách hàng có thể để lại phong bì tiền cho shipper tại điểm bàn giao món ăn.

Đình Trường
TIN LIÊN QUAN

Kinh doanh vượt "cú sốc" COVID: Kỷ lục chốt 5.000 đơn online trong 1 phút

Lan Hương |

Đẩy mạnh phát triển thị trường thương mại điện tử, hình thành những chuỗi cung ứng hàng hóa không lệ thuộc vào thị trường nước ngoài, giao dịch phi tiền mặt được ưa chuộng... dịch COVID-19 đã tạo ra “cú sốc” đối với nền kinh tế, nhưng ở mặt nào đó, nó đang đưa đến những áp lực cho việc tăng tốc ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng 4.0 để hóa giải thách thức và tạo đà cho kinh tế - xã hội phát triển.

Giữa dịch COVID-19, nên làm gì khi đi ăn nhà hàng, trung tâm thương mại?

Thảo Anh - Nhật Huy |

Mặc dù theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân cần hạn chế đến chỗ đông người để phòng chống dịch COVID-19. Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nếu bắt buộc phải đến những nơi đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, mỗi cá nhân hãy tự bảo vệ mình theo chỉ dẫn của Bộ Y tế.

Shipper bận tíu tít nhờ giao hàng trong mùa dịch COVID-19

Khương Duy |

Trước tình trạng sụt giảm khách do dịch COVID-19, nhiều người làm nghề xe ôm đã chuyển hướng sang giao hàng. Theo những người này, công việc giao đồ ăn khiến họ có được mức thu nhập khá tốt.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Kinh doanh vượt "cú sốc" COVID: Kỷ lục chốt 5.000 đơn online trong 1 phút

Lan Hương |

Đẩy mạnh phát triển thị trường thương mại điện tử, hình thành những chuỗi cung ứng hàng hóa không lệ thuộc vào thị trường nước ngoài, giao dịch phi tiền mặt được ưa chuộng... dịch COVID-19 đã tạo ra “cú sốc” đối với nền kinh tế, nhưng ở mặt nào đó, nó đang đưa đến những áp lực cho việc tăng tốc ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng 4.0 để hóa giải thách thức và tạo đà cho kinh tế - xã hội phát triển.

Giữa dịch COVID-19, nên làm gì khi đi ăn nhà hàng, trung tâm thương mại?

Thảo Anh - Nhật Huy |

Mặc dù theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân cần hạn chế đến chỗ đông người để phòng chống dịch COVID-19. Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nếu bắt buộc phải đến những nơi đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, mỗi cá nhân hãy tự bảo vệ mình theo chỉ dẫn của Bộ Y tế.

Shipper bận tíu tít nhờ giao hàng trong mùa dịch COVID-19

Khương Duy |

Trước tình trạng sụt giảm khách do dịch COVID-19, nhiều người làm nghề xe ôm đã chuyển hướng sang giao hàng. Theo những người này, công việc giao đồ ăn khiến họ có được mức thu nhập khá tốt.