Về đề xuất Hà Nội mở thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt

Đánh giá nghiêm túc bài học BRT Kim Mã - Yên Nghĩa

Minh Quân - Văn Nguyễn |

Có thêm nhiều chuyên gia giao thông nhìn nhận sự thất bại của tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa là một bài học đắt giá cần được đánh giá nghiêm túc và nếu tiếp tục nhìn vào điều kiện hạ tầng cũng như mật độ giao thông hiện hữu tại Hà Nội hiện nay, đề xuất mở thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt là không khả thi.

Đề xuất không khả thi

Tiến sĩ Võ Kim Cương - chuyên về quy hoạch đô thị cho rằng, Hà Nội không nên chọn những đường đang có mật độ phương tiện quá cao để thử nghiệm làn đường ưu tiên cho xe buýt. Vì tình trạng kẹt xe tăng lên ở các làn đường còn lại sẽ làm cho nhiều người cố tình lấn làn, chiếm làn ưu tiên khi ý thức chấp hành của một bộ phận người dân chưa cao.

Tuy nhiên, với những đoạn tuyến mới mở rộng mặt đường như đường Láng, đường Vành đai 3, đường Minh Khai - Trường Chinh, có thể dùng phần mặt đường mới mở rộng để làm làn dành riêng cho xe buýt. Tương lai, trên những tuyến đường có từ 3 làn xe trở lên như Đại Cồ Việt cũng nên lập làn dành riêng cho xe buýt.

“Việc mở làn đường riêng cho xe buýt phải làm có kế hoạch và chiến lược lâu dài, làm dần dần, để càng ngày mạng lưới giao thông công cộng càng được ưu tiên, như vậy mới có thể giúp chuyển đổi dần từ phương tiện cá nhân sang loại hình công cộng” - Tiến sĩ Võ Kim Cương đánh giá.

Còn theo ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội, đề xuất xây dựng làn đường riêng cho xe buýt không phải quá mới và thực tế cũng được đưa ra từ lâu với các lý do như tắc đường, tốc độ xe buýt chậm, hành khách bỏ nhiều nên cần có làn đường riêng.

Nhưng ông Liên cho rằng, nếu nhìn vào điều kiện hạ tầng cũng như mật độ phương tiện giao thông hiện nay của Hà Nội, đề xuất mở thêm 14 làn riêng cho xe buýt là không khả thi.

Ông Liên nói rằng, sự thất bại của tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa với làn đường riêng là một bài học cần được đánh giá cụ thể bởi tuyến này sử dụng phần đường cũ vốn hẹp và hay xảy ra tắc đường nên dẫu có đường riêng cho BRT, các xe cá nhân vẫn cứ lấn vào làn này.

Theo đó, ông Bùi Danh Liên cho rằng, để xây dựng được làn đường riêng cho xe buýt như các đề xuất mới đây, lòng đường cần phải đảm bảo rộng 30m-40m, chia làm nhiều làn, trong đó có là làn đường dành riêng

cho ôtô.

Còn với thực trạng hạ tầng giao thông Hà Nội như hiện nay, việc phân làn là rất khó khăn và nếu không tính toán kỹ, tình trạng ùn tắc giao thông sẽ trở nên phức tạp hơn khi triển khai các làn đường dành riêng cho xe buýt.

Với thực tế nhiều tuyến đường có mặt cắt hẹp chỉ trung bình 12m-15m như hiện nay, trong khi lại có nhiều đường cắt ngang dễ gây xung đột giao thông, việc triển khai 14 làn dành riêng cho xe buýt cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Làn ưu tiên sẽ gây thêm tắc đường

Tiến sĩ kinh tế Lương Hoài Nam cho biết, đường phố ở Hà Nội ngày càng ùn tắc do có quá nhiều phương tiện cá nhân (bao gồm cả xe máy, ôtô cá nhân).

Bình quân mỗi km đường đang phải “gánh” trên 2.000 xe máy, khoảng 150 xe ôtô các loại (trong đó có nhiều xe con). Đó là chưa kể số xe đăng ký ngoại tỉnh. Các loại phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh quá, chiếm hết mặt đường và gây đường tắc. Chính vì vậy, để giảm tắc đường, hướng tới đô thị văn minh thì chính quyền phải phát giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt.

Để xe buýt chạy nhanh, hiệu quả, an toàn thì nó phải có làn đường riêng. Nếu xe buýt bị “vây” kín bởi các phương tiện giao thông cá nhân thì nó không chạy nhanh và an toàn được.

Tuy nhiên theo ông Nam, việc ưu tiên đường cho xe buýt sẽ gây thêm tắc đường trên các làn đường dành cho phương tiện giao thông cá nhân.

Người dân vì vậy phải lựa chọn, muốn không tắc thì dùng phương tiện công cộng, còn muốn dùng phương tiện cá nhân thì không ai cấm, nhưng phải chấp nhận tắc đường.

Ông Nam cho rằng, độ rộng của một con đường tại Hà Nội rất hạn chế, không phải muốn mở rộng ra bao nhiêu thì mở vì vướng đến nhà dân, tốn tiền đền bù giải toả.

Theo ông Nam, không ở đâu trên thế giới này chính quyền quanh năm mở rộng đường để chạy theo số lượng phương tiện giao thông cá nhân. Khi mặt đường hạn chế thì phải ưu tiên cho các phương tiện công cộng, phải kiểm soát phương tiện cá nhân. Trong các loại phương tiện lưu thông trên đường, xe buýt tiết kiệm đường nhất, tiết kiệm hơn cả xe máy. Vì vậy, khi đường tắc, cần ưu tiên dành làn đường cho xe buýt.

“Không có chính quyền nào có thể thỏa mãn được nhu cầu đi xe cá nhân của mọi người dân mà không để xảy ra tắc đường. Kể cả xe buýt không phát triển được, nhưng ôtô, xe máy cá nhân cứ phát triển bừa bãi thì không tắc đường mới là lạ. Singapore kiểm soát rất chặt phương tiện giao thông cá nhân. Ở Singapore, về cơ bản không có xe máy làm phương tiện giao thông, nhưng họ kiểm soát chặt số lượng ôtô. Họ đặc biệt ưu tiên cho phương tiện công cộng, tạo làn đường riêng cho xe buýt” - ông Nam dẫn chứng.

Ông Lương Hoài Nam cũng cho rằng, Hà Nội nên áp dụng làn đường riêng cho xe buýt trong cả giờ cao điểm lẫn thấp điểm tạo không gian bền vững cho xe buýt hoạt động hiệu quả, an toàn trong cả ngày. Như thế xe buýt mới có thể phát triển mạnh mẽ, tăng tuyến, tăng chuyến, cải thiện chất lượng dịch vụ, nhờ đó dần dần trở thành lựa chọn ưu thích của người dân.

8 tuyến xe buýt nhanh BRT bây giờ ra sao?

Theo Quyết định số 519 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến xe buýt nhanh được quy hoạch lâu dài gồm: Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa, Ngọc Hồi - Phú Xuyên, Sơn Đồng - Ba Vì, Phù Đổng - Bát Tràng - Hưng Yên, Gia Lâm - Mê Linh (Vành đai 3), Mê Linh - Sơn Đồng - Yên Nghĩa - Ngọc Hồi - Quốc lộ 5 - Lạc Đạo (Vành đai 4), Ba La - Ứng Hòa và Ứng Hòa - Phú Xuyên. Tuy nhiên, trong suốt hơn 4 năm qua, mới có duy nhất tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa được đưa vào hoạt động. V.N


Minh Quân - Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất Hà Nội mở thêm 14 làn đường dành riêng cho xe buýt: Bài học giao thông hỗn loạn trên tuyến đường BRT

Phạm Đông- Kim Anh |

Khi đề xuất triển khai 14 tuyến đường dành riêng cho xe buýt tại Hà Nội được đưa ra, nhiều người dân lại thêm lo lắng khi nhìn từ tuyến đường BRT đầu tiên của Thủ đô. Tuyến xe buýt nhanh này được sử dụng phần đường cũ (tuyến đường vốn đã nhỏ hẹp, thường xuyên ùn tắc), từ khi có BRT thì việc ùn tắc trên tuyến đường này càng trở nên trầm trọng khiến người tham gia giao thông khốn khổ vì một bên thì ùn ứ, một bên thì lại quá thông thoáng.

TPHCM: Gần 3.300 tỉ đồng làm tuyến BRT số 1 với tốc độ 60km/giờ

MINH QUÂN |

Tuyến BRT số 1 ở TPHCM có tổng mức đầu tư gần 3.300 tỉ đồng, dài 26km chạy với tốc độ 60km/giờ trên làn đường riêng dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ.

Hà Nội: BRT 3 năm di chuyển chậm, thêm 14 làn ưu tiên xe buýt sẽ ra sao?

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Sau 3 năm được đưa vào khai thác, tình trạng tắc đường trên các tuyến đường có xe buýt nhanh BRT đi qua vẫn thường xuyên diễn ra tại Hà Nội. Vậy làm thế nào để đề xuất triển khai 14 tuyến đường dành riêng cho xe buýt của Hà Nội hiệu quả?

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Đề xuất Hà Nội mở thêm 14 làn đường dành riêng cho xe buýt: Bài học giao thông hỗn loạn trên tuyến đường BRT

Phạm Đông- Kim Anh |

Khi đề xuất triển khai 14 tuyến đường dành riêng cho xe buýt tại Hà Nội được đưa ra, nhiều người dân lại thêm lo lắng khi nhìn từ tuyến đường BRT đầu tiên của Thủ đô. Tuyến xe buýt nhanh này được sử dụng phần đường cũ (tuyến đường vốn đã nhỏ hẹp, thường xuyên ùn tắc), từ khi có BRT thì việc ùn tắc trên tuyến đường này càng trở nên trầm trọng khiến người tham gia giao thông khốn khổ vì một bên thì ùn ứ, một bên thì lại quá thông thoáng.

TPHCM: Gần 3.300 tỉ đồng làm tuyến BRT số 1 với tốc độ 60km/giờ

MINH QUÂN |

Tuyến BRT số 1 ở TPHCM có tổng mức đầu tư gần 3.300 tỉ đồng, dài 26km chạy với tốc độ 60km/giờ trên làn đường riêng dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ.

Hà Nội: BRT 3 năm di chuyển chậm, thêm 14 làn ưu tiên xe buýt sẽ ra sao?

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Sau 3 năm được đưa vào khai thác, tình trạng tắc đường trên các tuyến đường có xe buýt nhanh BRT đi qua vẫn thường xuyên diễn ra tại Hà Nội. Vậy làm thế nào để đề xuất triển khai 14 tuyến đường dành riêng cho xe buýt của Hà Nội hiệu quả?