Dán nhãn sinh thái phương tiện giao thông: Giải pháp giảm thiểu khí ô nhiễm?

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Theo các chuyên gia, nếu việc dán nhãn sinh thái các sản phẩm, phương tiện và dịch vụ giao thông vận tải thân thiện với môi trường được triển khai hiệu quả và thực chất sẽ là một giải pháp hữu ích để giảm thiểu phát sinh khí ô nhiễm.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, ban hành tiêu chí và chứng nhận nhãn sinh thái đối với các sản phẩm, phương tiện và dịch vụ giao thông vận tải thân thiện môi trường; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, hoàn thiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí.

Việc rất nên làm

Theo GS.TS Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, việc dán nhãn sinh thái là việc rất nên làm. Hiện nay rất nhiều nơi đã thừa nhận rằng hoạt động giao thông gây ô nhiễm không khí là rất rõ ràng, ảnh hưởng tới nhiều đô thị, tuyến đường giao thông. "Việc dán nhãn sinh thái sẽ giúp, hướng các phương tiện giao thông phải áp dụng các biện pháp về cả nguyên liệu cho đến thiết bị, làm sao giảm thiểu việc phát sinh ra các khí ô nhiễm" - GS.TS Chi nói.

Theo GS.TS Đặng Thị Kim Chi, các phương tiện có thể được dán nhãn sinh thái là các phương tiện đã chuyển việc sử dụng nhiên liệu lỏng sang khí sạch; loại thứ hai là loại mà tuổi hệ thống thiết bị, khuyến khích các hệ thống thiết bị mà động cơ khi cháy hoàn hảo, để giảm thiểu các loại xe cũ, thiết bị càng cũ thì càng độc; loại thứ ba là phải chấm dứt sử dụng các thiết bị, phương tiện quá cũ, quá hạn thì không được vận hành.

Tuy nhiên, theo GS.TS Đặng Thị Kim Chi, để thực thi được điều này thì yêu cầu đến từ cả hai phía, về phía quản lý cần tìm ra các biện pháp để áp dụng việc dán nhãn sinh thái một cách hiệu quả thông qua việc kiểm soát về chất lượng xe, loại hình xe, nhiên liệu mà xe sử dụng. Phải làm sao thuận lợi chứ không gây khó khăn làm nó kéo dài, phải tìm được giải pháp tích cực để kiểm soát được việc dán nhãn sinh thái. Về phía người sử dụng giao thông cũng phải có ý thức tự giác, thậm chí phải có hình thức xử phạt cao nếu như gian dối.

GS.TS Đặng Thị Kim Chi cũng lưu ý rằng, hiện nay những người sử dụng phương tiện cũ, xe phát thải thường tập trung vào những người lao động nghèo, khi ấy ảnh hưởng đến tầng lớp cần giúp đỡ trong xã hội. Tuy nhiên đây là việc vẫn phải làm để nâng cao ý thức, đồng thời tạo điều kiện để người dân có khả năng thay thế.

Dán nhãn chỉ có thời hạn nhất định

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, có hai hình thức dán nhãn sinh thái, thứ nhất là với những sản phẩm mới sản xuất ra, sau khi kiểm định chất lượng sản phẩm có thể dán nhãn được; thứ hai là cần kiểm soát khí thải của các phương tiện vận chuyển đang sử dụng, nếu đảm bảo được khí thải, phát thải thì có thể dán nhãn.

"Việc dán nhãn này chỉ có thời hạn nhất định, sau một thời gian phải kiểm định lại. Vì trong quá trình sử dụng sẽ có những hư hỏng hay gây ra những tác nhân mà nếu sử dụng sẽ gây nên ô nhiễm không khí" - ông Dũng cho biết.

Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam cho rằng, việc dán nhãn sinh thái này được đưa ra là cần thiết nhưng cần có lộ trình. Ông Dũng lấy dẫn chứng, trong một đô thị có thể có cả các khu dân cư khác nhau, có khu đô thị thông minh, đô thị thương mại nhưng cũng có khu vực dân cư nghèo, nhà ở xã hội. Với những khu vực này để dán nhãn sinh thái thì chưa thực hiện hiệu quả ngay được mà cần hỗ trợ nguồn ngân sách để người dân có thể thay thế các phương tiện khác được.

Còn theo PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, nếu việc dán nhãn sinh thái được thực hiện hiệu quả sẽ giúp cung cấp nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, người tiêu dùng sẽ loại bỏ các sản phẩm, phương tiện không tốt cho sinh thái. "Để thực hiện đi vào thực chất thì cần những tiêu chí, thiết bị đo rất chuẩn, từ người đo, công nghệ đo là công nghệ nào phải minh bạch, có giám sát chéo nếu không sẽ vô nghĩa".

Bà An cũng cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên xây dựng tiêu chí này càng sớm càng tốt, và cần có thời gian hoàn thành cùng với những tiêu chí cụ thể.

Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, về mặt lý thuyết điều này hoàn toàn là điều tốt, nhưng trước hết phải làm rõ nhãn sinh thái là gì. “Nhãn sinh thái nói một cách tổng quát nhất là một nhãn hàng được dán cho những mặt hàng thân thiện với môi trường theo nghĩa nào đó. Nếu có nhãn này dán cho các loại xe là một điều tốt, nhưng vấn đề ở chỗ ai kiểm tra, ai dán, kiểm soát nó như thế nào mới là điều quan trọng”.

Nguyễn Hà - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Hạ tầng giao thông Việt Nam sau 35 năm đổi mới: Đi trước một bước để thúc đẩy phát triển kinh tế

Văn Nguyễn |

Sau 35 năm Đổi mới và đặc biệt trong vòng 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 được đề ra tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, hệ thống hạ thầng giao thông Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ và “lột xác” để phát triển theo cấp số nhân. Các tuyến quốc lộ được làm mới, hoặc mở rộng lên gấp nhiều lần so với trước. Từ lúc không có tuyến đường cao tốc, đến nay cả nước đã có gần 1.800km đường cao tốc.

Hà Nội: Các phương tiện giao thông đi lại thế nào khi diễn ra Đại hội XIII?

Phạm Đông |

Công an TP Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Giao thông mở đường cho phát triển

TRẦN LƯU |

Hàng loạt tuyến đường huyết mạch được nâng cấp, sửa chữa; cùng với đó, những tuyến đường cao tốc đồng loạt được khởi công hoặc đưa vào sử dụng mở ra “đường bằng” cho Đất Chín Rồng “cất cánh”…

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hạ tầng giao thông Việt Nam sau 35 năm đổi mới: Đi trước một bước để thúc đẩy phát triển kinh tế

Văn Nguyễn |

Sau 35 năm Đổi mới và đặc biệt trong vòng 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 được đề ra tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, hệ thống hạ thầng giao thông Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ và “lột xác” để phát triển theo cấp số nhân. Các tuyến quốc lộ được làm mới, hoặc mở rộng lên gấp nhiều lần so với trước. Từ lúc không có tuyến đường cao tốc, đến nay cả nước đã có gần 1.800km đường cao tốc.

Hà Nội: Các phương tiện giao thông đi lại thế nào khi diễn ra Đại hội XIII?

Phạm Đông |

Công an TP Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Giao thông mở đường cho phát triển

TRẦN LƯU |

Hàng loạt tuyến đường huyết mạch được nâng cấp, sửa chữa; cùng với đó, những tuyến đường cao tốc đồng loạt được khởi công hoặc đưa vào sử dụng mở ra “đường bằng” cho Đất Chín Rồng “cất cánh”…