Đắk Nông phải "chạy nước rút" để trồng mới hơn 9.000 ha rừng

BẢO LÂM |

Giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng tỷ lệ độ che phủ rừng của tỉnh Đắk Nông giảm từ 38,8% xuống còn 38%. Với mục tiêu đến năm 2025 phải nâng tỷ lệ độ che phủ rừng từ 38% lên đến 40%. Ngay từ bây giờ cho đến năm 2022, tỉnh Đắk Nông phải "chạy nước rút" trồng mới hơn 9.000 ha rừng.

Giai đoạn 2016 – 2020, ngành Lâm nghiệp của Đắk Nông đã đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở quỹ đất và điều kiện hiện có, các địa phương, công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch trồng rừng hằng năm. Trung bình mỗi năm, diện tích rừng trồng được từ 1.000 - 1.500 ha. Cả giai đoạn, toàn tỉnh Đắk Nông trồng được 8.470 ha rừng, vượt 3.470 ha so với kế hoạch được giao.

Phát triển rừng trong giai đoạn này có chiều hướng tích cực, nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Hiện nay, diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp còn bị lấn chiếm nhiều. Các chính sách trồng rừng chưa thu hút được người dân, doanh nghiệp tham gia. Do điều kiện, đất đai, cây nông nghiệp vẫn chiếm lợi thế hơn so với cây lâm nghiệp, nên việc khuyến khích người dân tham gia trồng rừng còn gặp khó khăn.

Công tác bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực. Lực lượng chức năng của tỉnh đã ngăn chặn được tình trạng phá rừng quy mô lớn, xóa các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Hàng năm không đạt chỉ tiêu giảm 50% số vụ phá rừng và diện tích thiệt hại mà nghị quyết HĐND tỉnh đặt ra.

Trong giai đoạn, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1.865 vụ phá rừng trái pháp luật, thiệt hại 729 ha rừng. Đặc biệt, đối với các dự án nông lâm nghiệp, tình trạng doanh nghiệp, chủ rừng và cơ quan chức năng quản lý rừng chưa chặt chẽ, gây mất rừng và kéo theo nhiều điểm nóng về đất đai, gây mất an ninh trật tự, làm phát sinh khiếu nại, khiếu kiện.

Năm 2016, tỷ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 38,8%. Đến năm 2020, tỷ lệ độ che phủ rừng lại giảm xuống còn 38%. Trong khi chỉ tiêu độ che phủ rừng năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 42%. Như vậy trong giai đoạn 2016-2020 chẳng những không tỷ lệ nâng cao độ che phủ rừng không đạt mà còn bị giảm xuống 0,8%.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân độ che phủ rừng giảm chủ yếu do nhiều diện tích rừng bị phá. Tình trạng dân di cư tự do từ nơi khác đến vẫn diễn ra nhiều và khó kiểm soát, gây áp lực lên rừng và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

Ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để tăng độ che phủ rừng, trước mắt cần phải tập trung giữ nguyên diện tích rừng tự nhiên, tăng cường trồng rừng. Đối với cây rừng trồng mới, ít nhất sau 3 năm, khi cây khép tán mới được tính vào diện tích che phủ rừng.

Cũng theo ông Dần, ngành lâm nghiệp đang xây dựng kế hoạch đến năm 2025 nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 40%. Như vậy, bình quân mỗi năm phải giảm được 50% số vụ phá rừng và diện tích rừng bị phá. Để đạt mục tiêu kế hoạch này, từ năm 2021 - 2022, ngành lâm nghiệp sẽ phải trồng mới hơn 9.000 ha rừng.

Nhiệm vụ này sẽ rất khó khăn, nhưng ngành lâm nghiệp đã xây dựng kế hoạch, trong đó triển khai các giải pháp hạn chế thấp nhất tình trạng phá rừng tự nhiên. Ngành lâm nghiệp cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân phát triển các loại cây công nghiệp được tính vào độ che phủ rừng cao su, mắc ca, điều...

Đặc biệt, ngành lâm nghiệp cũng sẽ triển khai các chính sách hỗ trợ người dân tham gia trồng rừng. Ngoài trồng rừng ngành lâm nghiệp cũng sẽ triển khai Đề án Nông lâm kết hợp để vừa giải quyết bài toán sinh kế, vừa giải quyết vấn đề môi trường, tăng độ che phủ rừng.

BẢO LÂM
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Rừng tự nhiên tăng 1,3 triệu ha trong 30 năm

Nguyễn Hà - Trần Vương - Đặng Chung |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, so với cách đây 30 năm diện tích rừng tự nhiên đã tăng 1,3 triệu ha nhưng chất lượng rừng tự nhiên chưa được tốt.

Lâm Đồng chưa xem xét 3 doanh nghiệp xin thuê môi trường rừng

Nhiệt Băng |

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản cho biết chưa xem xét cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái dưới tán rừng theo đề nghị của 3 doanh nghiệp.

Khắc phục rừng thiệt hại do thiên tai gây ra

Lưu Hoàng |

Đó là đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trước thực trạng một số nơi bị sạt lở gây mất rừng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Rừng tự nhiên tăng 1,3 triệu ha trong 30 năm

Nguyễn Hà - Trần Vương - Đặng Chung |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, so với cách đây 30 năm diện tích rừng tự nhiên đã tăng 1,3 triệu ha nhưng chất lượng rừng tự nhiên chưa được tốt.

Lâm Đồng chưa xem xét 3 doanh nghiệp xin thuê môi trường rừng

Nhiệt Băng |

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản cho biết chưa xem xét cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái dưới tán rừng theo đề nghị của 3 doanh nghiệp.

Khắc phục rừng thiệt hại do thiên tai gây ra

Lưu Hoàng |

Đó là đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trước thực trạng một số nơi bị sạt lở gây mất rừng.