Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiệm vụ trong Cách mạng Tháng Tám

Nguyễn Tùng |

Đầu năm 1945, từ Pác Pó (Cao Bằng), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo đồng chí Võ Nguyên Giáp tìm một trung tâm chỉ đạo cách mạng mới với các yếu tố “Nơi đó phải ở trong căn cứ địa Việt Bắc, quần chúng giác ngộ cao, giao thông thuận lợi và nhất là gần Trung ương”.

Xây dựng căn cứ địa cách mạng

Bước sang năm 1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến thuận lợi, thời cơ giành chính quyền đã đến gần. Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở Pác Pó (Cao Bằng) đã chỉ đạo đồng chí Võ Nguyên Giáp cần tìm ngay một địa điểm làm trung tâm chỉ đạo mới của cách mạng.

Vâng lời Bác, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đi các tỉnh trong khu Việt Bắc để tìm một địa điểm với các tiêu chí "có dân tốt, có cơ sở cách mạng tốt, địa hình tốt, thuận tiện làm một trung tâm liên lạc với miền xuôi, miền ngược và ra nước ngoài".

Đặc biệt nơi này phải có địa thế đáp ứng yêu cầu khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ. Cuối cùng, Tân Trào (Tuyên Quang) đã được chọn như một nơi hội tụ đủ các yếu tố để trở thành "đại bản doanh của cách mạng".

Di tích cây đa Tân Trào, nơi Đại tướng Võ Nguyên giáp đọc bản Quân lệnh số 1 rồi tiến về đánh chiếm thị xã Thái Nguyên mở đầu cho Tổng khởi nghĩa. Ảnh: Nguyễn Tùng
Di tích cây đa Tân Trào, nơi Đại tướng Võ Nguyên giáp đọc bản Quân lệnh số 1 rồi tiến về đánh chiếm thị xã Thái Nguyên mở đầu cho Tổng khởi nghĩa. Ảnh: Nguyễn Tùng

Theo Nhà văn Phù Ninh (tên thật là Nguyễn Văn Mạch), người đã sống và dành cả cuộc đời để nghiên cứu về lịch sử Tuyên Quang, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chọn Tân Trào làm căn cứ địa cách mạng có dấu ấn rất lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Sau chỉ thị của Bác, ông Võ Nguyên Giáp đã bàn bạc với các đồng chí trong Phân khu ủy Nguyễn Huệ, cân nhắc nhiều yếu tố và quyết định chọn làng Kim Long, Tân Trào để làm trung tâm chỉ đạo cách mạng mới.

Bởi khi đó, nơi đây đã có cơ sở cách mạng được xây dựng từ rất sớm, địa thế núi rừng hiểm trở, bảo đảm an toàn bí mật. Từ đây có đường đi nhiều ngả, lên ngược về xuôi” - Nhà văn Phù Ninh cho hay.

Ngày 4.5.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tuyên Quang. Chiều ngày 17.5.1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đón Bác ở Chợ Đồn (Thái Nguyên), 4 ngày sau Bác tới Tân Trào. Từ thời điểm này, vị tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp luôn ở bên cạnh Người để chuẩn bị các công việc cho Tổng khởi nghĩa.

Xây dựng lực lượng

Với tầm nhìn của một bậc Lãnh tụ, Bác đã sớm nhận ra tài năng quân sự của ông Võ Nguyên Giáp. Nhiệm vụ tập hợp những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất cùng khí khí tốt nhất để tổ chức ra một đội vũ trang tập trung, một đội quân chủ lực được Bác giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp.

Ngày 22.12.1944 tại rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), Đội Việt Nam Truyền truyền Giải phóng quân với 34 cán bộ, chiến sĩ đã  tuyên thệ thành lập dưới sự lãnh đạo của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Ngay sau đó là đánh thắng trận đầu ở Phai Khắt, Nà Ngần, tạo khí thế đấu tranh cách mạng cho toàn dân.

Bước sang năm 1945, tình hình trong nước và thế giới có những chuyển biến mau lẹ, thời cơ cho cách mạng đang đến rất gần. Đây cũng là thời điểm đặt ra những yêu cầu cao hơn, khẩn trương hơn về công tác lực lượng quân sự cho cách mạng.

Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp đọc tuyên thệ tại lễ thành lập, ngày 22.12.1944. Ảnh tư liệu
Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp đọc tuyên thệ tại lễ thành lập, ngày 22.12.1944. Ảnh tư liệu

Từ 15 đến 20.4.1945, Hội nghị quân sự Bắc kỳ đã bàn vấn đề tạo thời cơ và kịp thời nắm bắt thời cơ, sẵn sàng phát động tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ đây, Ủy ban Quân sự Bắc kỳ được thành lập gồm Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh…

Ngay sau đó, ngày 15.5.1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thống nhất Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân, với lực lượng ban đầu gồm 13 đại đội và các đội vũ trang tập trung ở các tỉnh, huyện.

Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, các đơn vị vũ trang còn mỏng về số lượng, đơn giản về quy mô đã có bước trưởng thành quan trọng và dần trở thành một đội quân chính quy.

PGS.TS Phạm Ngọc Anh (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng) nhận định: “Ông Võ Nguyên Giáp khi ấy còn rất trẻ nhưng Bác Hồ đã sớm nhìn nhận ra những phẩm chất thiên tài của vị tổng chỉ huy để rèn rũa và giao những việc quan trọng.

Trong đó nhiệm vụ xây dựng, đào tạo lực lượng quân sự như một trong những yếu tố tiên quyết để tiến tới sự thành công của cách mạng”.

Phát súng đầu cho Tổng khởi nghĩa

Tháng 8.1945, Nhật tuyên bố đầu hàng, thời cơ  của cách mạng đã tới. Bác Hồ đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15.8.1945) để quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng Minh tiến vào Đông Dương.

PGS.TS Trần Ngọc Long - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho rằng: "Chính ông Võ Nguyên Giáp là người trực tiếp vâng lệnh Bác Hồ thảo ra các bức điện hỏa tốc triệu tập các đại biểu về dự Hội nghị toàn quốc của Đảng và sau đó là Quốc dân Đại hội Tân trào để ra quyết định Tổng khởi nghĩa một cách nhanh chóng, mau lẹ".

Đình Tân Trào nơi diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào (16.8.1945), sự kiện vẫn được ví như tiền thân của Quốc hội ngày nay.
Đình Tân Trào nơi diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào, sự kiện vẫn được ví như tiền thân của Quốc hội ngày nay. Ảnh: Nguyễn Tùng

Ngày 16.8.1945, Đại hội Quốc dân tổ chức tại Tân Trào quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam gồm 15 người, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đồng chí Võ Nguyên Giáp là thành viên.

Chiều ngày hôm đó, khi Đại hội còn chưa kết thúc, dưới gốc đa Tân Trào, tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 rồi dẫn quân tiến về đánh chiếm thị xã Thái Nguyên như một phát súng mở đầu cho Tổng khởi nghĩa trên cả nước.

Theo GS.TS. Phạm Hồng Tung - Đại học Quốc gia Hà Nội, chọn tấn công trại quân Nhật ở Thái Nguyên ngay khi xuất quân vừa có yếu tố địa lý nhưng cũng vừa là biểu tượng của hoạt động vũ trang chống phát xít của Mặt trận Việt Minh. Vì vậy đã đánh là phải thắng. Nhiệm vụ đó đã được Bác tin tưởng giao cho ông Võ Nguyên Giáp.

Ngày 22.8.1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp về đến Hà Nội, cùng Trung ương Đảng và Chính phủ chuẩn bị để tổ chức Lễ Tuyên bố độc lập.

Sau chiến thắng Thu - Đông 1947, ngày 20.1.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân Quân tự vệ. Khi ấy người Đại tướng mới 37 tuổi.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương, viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Phi Long |

Quảng Bình - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Quảng Bình, ngày 15.6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến dâng hương viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).

Trên một thập kỷ cho hai tác phẩm “Điện Biên Phủ” và “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”

Trần Việt |

Vào đúng dịp kỷ niệm 68 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022), tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 phố Yết Kiêu, Hà Nội) diễn ra triển lãm hội họa của họa sĩ Mai Duy Minh với hai tác phẩm sơn dầu khổ lớn và nhiều ký họa chì, bút bi, bút sắt và phác thảo chì, sơn dầu... cho thấy hành trình lao động của họa sĩ khi thực hiện dự án này. Triển lãm diễn ra từ ngày 7 đến 20.5.2022.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự, nhà lãnh đạo có uy tín lớn, tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu Diễn văn do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25.8.1911 - 25.8.2021), được tổ chức sáng 22.12 tại tỉnh Quảng Bình.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương, viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Phi Long |

Quảng Bình - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Quảng Bình, ngày 15.6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến dâng hương viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).

Trên một thập kỷ cho hai tác phẩm “Điện Biên Phủ” và “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”

Trần Việt |

Vào đúng dịp kỷ niệm 68 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022), tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 phố Yết Kiêu, Hà Nội) diễn ra triển lãm hội họa của họa sĩ Mai Duy Minh với hai tác phẩm sơn dầu khổ lớn và nhiều ký họa chì, bút bi, bút sắt và phác thảo chì, sơn dầu... cho thấy hành trình lao động của họa sĩ khi thực hiện dự án này. Triển lãm diễn ra từ ngày 7 đến 20.5.2022.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự, nhà lãnh đạo có uy tín lớn, tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu Diễn văn do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25.8.1911 - 25.8.2021), được tổ chức sáng 22.12 tại tỉnh Quảng Bình.