Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một huyền thoại, là niềm tự hào là của quân và dân Việt Nam. Còn trong trái tim của mỗi người Điện Biên, huyền thoại ấy lại giống như người thân trong mỗi gia đình.

Người giữ rừng Đại tướng

Nhân Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không phải là lần đầu chúng tôi đã có dịp kết nối với những con người có mối “quan hệ” đặc biệt với “người Anh cả” - vị Tư lệnh lừng danh của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam.

Một trong những nhân vật mà chúng tôi nói đến là ông Lò Văn Bóng - nguyên là Xã đội trưởng xã Mường Phăng, huyện Điện Biên (nay là TP.Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Từ tháng 1.1954, ông đã làm nhiệm vụ “bảo vệ rừng Mường Phăng - Sở chỉ huy chiến thắng Điện Biên Phủ vì trong đó có… bí mật!”.

Sau giải phóng Điện Biên, ông Bóng mới 22 tuổi. Vì quá ngưỡng mộ vị Đại tướng tài ba mà mộc mạc, gần gũi nên đã tiếp tục tự nguyện trông coi “di sản” của Đại tướng, của quân và dân Việt Nam. Ông luôn mong chờ sẽ có một ngày Đại tướng quay lại và cũng vì một câu nói của đồng chí cán bộ đại đội vỗ vai ông lúc chia tay: “Anh ở lại cố giữ nguyên mọi thứ cho nhân dân, cho Nhà nước”. Vậy là ông Bóng “tuân lệnh” ấy tới 50 năm trời.

Trong 24 năm không thù lao (đến 1978), ông Bóng trông coi di tích, ngăn chặn phá rừng. Ông từng có một câu nói nổi tiếng: “Thù lao bảo vệ di tích chính là trách nhiệm đảng viên của tôi!”. Thời gian sau đó, ông cũng được chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu (cũ) Lò Văn Hặc giao việc: “Bác cố giữ gìn cho tỉnh. Hiện tỉnh rất khó khăn, chưa có tiền trả cho bác đâu”. Thế thôi, ông cũng chỉ cần có thế thôi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp lặp lại người dân Mường Phăng sau 40 năm giải phóng Điện Biên. Ảnh tư liệu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp lại người dân Mường Phăng sau 40 năm giải phóng Điện Biên. Ảnh tư liệu

Từ lúc thù lao chỉ là trách nhiệm đảng viên, tận 24 năm sau thì hằng tháng, 7 con người vinh dự được lĩnh 15 rồi 70 nghìn đồng và năm 2004 là 550 nghìn đồng/người/tháng thì ông Bóng nghỉ bởi khi đó ông đã 82 tuổi, tròn 50 năm đập chung một nhịp tim với cả nước!

Gặp chúng tôi, khi ấy, ông Bóng vẫn rưng rưng xúc động. Ông kể, năm 1984, Đại tướng Hoàng Văn Thái lên thăm Mường Phăng, Đại tướng đã ôm ghì người đồng đội từng bảo vệ mình, bảo vệ Sở chỉ huy chiến dịch mà giờ mới gặp mặt. Bữa ấy, xã mổ một con lợn 50kg tại nhà ông Bóng để tiếp Đại tướng, nhưng “anh Thái” không ăn mà chỉ xin ông một bát cháo.

Sau đó gần tháng, một đơn vị bộ đội vào sửa lại cửa hầm và phát dọn đường biên bảo vệ. Từ đó, ông Bóng cùng với 6 người nữa trong tổ hưu Mường Phăng chính thức được lập thành tổ bảo vệ di tích do ông làm tổ trưởng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng lần đầu tiên sau 40 năm. Ảnh Catherine Karnow.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ sau 40 năm giải phóng Điện Biên. Ảnh tư liệu

Vào dịp kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên thăm Mường Phăng. Cảm kích trước tấm lòng ông Bóng, đích thân Đại tướng mời ông về Hà Nội, an dưỡng và có riêng một đại úy bảo vệ. Thấy thế, nhiều người Hà Nội tưởng ông là một vị tướng lừng danh nào đó...

Ông kể, những ngày ở Hà Nội, Đại tướng dặn đồng chí đại úy đưa ông đi bất cứ nơi đâu, mua bất cứ thứ gì ông thích, nhưng cuối cùng ông chỉ xin 1 cái xoong quân dụng để về nấu rượu sắn…

"Gặp nhau đây là quý lắm rồi!"

Chúng tôi cũng tìm đến trò chuyện với nhà báo Trương Hữu Thiêm - người may mắn được tháp tùng Đại tướng trong lần trở lại chiến trường thăm đồng bào và cựu chiến binh lần cuối.

Ông vẫn còn nhớ như in, ngày 19.4.2004, sau khi đã đi viếng Nghĩa trang Liệt sĩ A1 và một vài điểm di tích trong lòng chảo, chiếc chuyên cơ mang số hiệu Mi-172 của Quân chủng Phòng không - Không quân đưa đã Đại tướng từ sân bay Mường Thanh vào nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Một ngày sau đó, Đại tướng có cuộc gặp gỡ với hơn 300 cựu chiến binh đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu. “Hôm nay, chúng ta gặp nhau đây là quý lắm rồi! Sau 50 năm, gặp nhau đây là quý lắm rồi!'. Sau mấy lời gan ruột của Đại tướng, rất nhiều cựu chiến binh đưa bàn tay già nua run run chùi lên khóe mắt”- ông Thiêm kể.

Người dân Điện Biên dâng hương tưởng nhớ Đại tướng trên Đồi E2. Ảnh: Văn Thành Chương
Người dân Điện Biên dâng hương tưởng nhớ Đại tướng trên Đồi E2, tháng 10.2013. Ảnh: Văn Thành Chương

Hơn 9 năm sau, ngày 4.10.2013, những giọt nước mắt của các “Chiến sĩ Điện Biên” lại một lần nữa nhạt nhòa khi họ hay tin Đại tướng đã ra đi mãi mãi. Trái tim vĩ đại ấy đã yên nghỉ, sau cả cuộc đời chắt chiu từng nhịp đập cho non sông đất nước.

Một trái tim ngừng đập kéo theo hàng triệu trái tim thổn thức, nghẹn ngào. Cả lòng chảo Điện Biên, không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi.

Ngay lập tức, tại căn cứ địa Mường Phăng, người dân đã lập bàn thờ trang trọng. Những bông hoa tươi thắm được hái vội từ khuôn viên di tích lẫn trong những giọt nước mắt nghẹn ngào. Từ già đến trẻ, mỗi người dân lần lượt đặt những bông hoa lên bàn thờ trong sự thương tiếc vô hạn.

Tại TP.Điện Biên Phủ, chúng tôi và những đồng nghiệp đến từ Hà Nội cũng đã có mặt trên Đồi E2 từ rất sớm khi một bàn thờ được tỉnh Điện Biên lập một cách trang trọng để người dân đến thắp hương tưởng nhớ và bày tỏ lòng tiếc thương Đại tướng.

Không ai bảo ai, từng dòng người cứ lặng lẽ đến dâng hương từ sáng đến đêm. Liên tục nhiều ngày sau đó, các cơ quan, đơn vị, các trường học cũng tổ chức từng đoàn, từng nhóm đến dâng hương để tưởng nhớ về một vị tướng - một người ông, người cha thân thiết trong gia đình.

Du khách chiêm ngưỡng bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp được một người dân Điện Biên chế tác từ những hạt gạo trên cánh đồng Mường Thanh. Ảnh: Văn Thành Chương
Du khách chiêm ngưỡng bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp được một người dân Điện Biên chế tác từ những hạt gạo trên cánh đồng Mường Thanh. Ảnh: Văn Thành Chương

Đến nay, có rất nhiều gia đình treo ảnh Đại tướng trên bàn thờ bên cạnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn.

Không phải ngẫu nhiên mà Đại tướng đặt tên con trai trưởng của mình là Võ Điện Biên và cũng không phải ngẫu nhiên mà con đường đẹp nhất TP.Điện Biên Phủ được mang tên Đại tướng - Võ Nguyên Giáp.

Đó chính là mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa "vị tướng huyền thoại" với nhân dân tại mảnh đất Điện Biên lịch sử, anh hùng.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Lọt 1 ca COVID-19 cộng đồng, "vùng xanh" Điện Biên siết chặt kiểm soát

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Siết chặt kiểm soát người và phương tiện vào địa bàn tại các chốt, trạm; Tổ COVID-19 cộng đồng “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” của tỉnh Điện Biên đang siết chặt quản lý người về địa phương sau khi để lọt 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Chủ tịch nước dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

THEO TTXVN |

Sáng 22.8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng (25.8.1911-25.8.2021).

Lùi thời gian tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

LÊ PHI LONG |

Ngày 20.8 UBND tỉnh Quảng Bình có thông báo về việc lùi thời gian tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Lọt 1 ca COVID-19 cộng đồng, "vùng xanh" Điện Biên siết chặt kiểm soát

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Siết chặt kiểm soát người và phương tiện vào địa bàn tại các chốt, trạm; Tổ COVID-19 cộng đồng “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” của tỉnh Điện Biên đang siết chặt quản lý người về địa phương sau khi để lọt 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Chủ tịch nước dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

THEO TTXVN |

Sáng 22.8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng (25.8.1911-25.8.2021).

Lùi thời gian tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

LÊ PHI LONG |

Ngày 20.8 UBND tỉnh Quảng Bình có thông báo về việc lùi thời gian tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.