Đại sứ Phạm Sanh Châu: Đất nước là nơi tôi được “về nhà”

Vân Anh (thực hiện) |

Tôi may mắn “bắt” được ông giữa những bộn bề công việc của một vị tân Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ khi ông quay về nước trong chuyến tháp tùng Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam tháng 11 vừa qua. Cái tên Phạm Sanh Châu có lẽ đã quá quen thuộc không chỉ trong giới ngoại giao, mà còn trong công chúng Việt - những người luôn ngưỡng mộ ông vì nhiệt huyết đưa văn hoá Việt vươn xa. Bên tách trà chiều, ông tâm sự về chuyện nghề, chuyện đời của mình.

Thưa Đại sứ, phương châm làm nghề của ông là gì?

- Phương châm làm nghề của tôi có thể gói gọn trong 5 điểm. Thứ nhất là luôn phải tạo ra một sản phẩm có kết quả. Đứng trên bục giảng thì phải có những sinh viên ngoại giao thật tốt, làm ngoại giao văn hoá phải có những sản phẩm quảng bá di sản, làm nghiên cứu phải có những bài dự báo chiến lược sâu sắc về tình hình thế giới, làm ngoại giao kinh tế phải có những hợp đồng kinh tế, hiệp định thương mại thuận lợi cho Việt Nam.

Thứ hai là tạo ra sự khác biệt, không đi vào lối mòn cũ, việc gì có người đã làm rồi thì mình phải làm tốt hơn. Chẳng hạn như khi tôi làm công tác UNESCO, lúc đó chưa rộ lên về di sản văn hoá phi vật thể như bây giờ. Tôi nghĩ tại sao mình không làm nên sự khác biệt, từ đó đã nỗ lực không ngừng để quảng bá di sản Việt Nam theo hướng phi vật thể.

Thứ ba là bảo đảm tính chuyên nghiệp, tôi xác định làm gì cũng phải bài bản, đúng quy trình, đúng chuẩn quốc tế vì chúng ta cần hội nhập, từ cách mặc quần áo, cách xưng hô, cách viết, tiêu đề công hàm, nội dung phát biểu…

Thứ tư, phải rút ra bài học về thành công và thất bại qua các hoạt động. Thứ năm, phải có niềm đam mê, tình yêu và chỉ số hạnh phúc khi làm việc, chứ không phải làm vì sự bắt buộc. Chẳng hạn khi giảng dạy tôi nghĩ mình phải hoá thân, truyền lửa, say sưa như “lên đồng” thì mới tạo ra nguồn cảm hứng. Làm nghề ngoại giao phải có đam mê và cảm xúc, giữ cái đầu lạnh nhưng phải có trái tim nóng.

Trong các nội dung liên quan đến ngoại giao, lĩnh vực nào tôi cũng đam mê: Giảng dạy, thương lượng, tranh luận tại hội nghị, hội thảo, diễn thuyết, quảng bá đất nước. Nhưng tôi thích nhất vẫn là quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, vì đó là sở trường và “cái duyên” của tôi: Ngoại giao văn hoá. 5 phương châm này đã định hướng trong cuộc đời tôi rất nhiều và sẽ tiếp tục định hướng trong thời gian tới.

Đại sứ Phạm Sanh Châu (thứ 3 từ trái sang). Ảnh: S.T
Đại sứ Phạm Sanh Châu (thứ 3 từ trái sang). Ảnh: S.T

Ông vừa nói về “sở trường” và “cái duyên” của mình, vậy theo ông đâu là điều quan trọng nhất khi làm ngoại giao văn hoá?

- Ngoại giao văn hoá quan trọng nhất theo tôi là phải giúp người dân nước khác hiểu rõ hơn về Việt Nam, không phải là hiểu sơ sơ mà phải đưa vào tác động chính sách. Ngoại giao văn hoá phải góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, đồng thời tạo ra môi trường an ninh ổn định.

Trước đây ngoại giao văn hoá chủ yếu chú trọng vào quảng bá, tuyên truyền, nhưng tôi cho rằng ngoại giao văn hoá thời hiện đại phải được đẩy lên một mức cao hơn. Điểm mấu chốt để thế giới hiểu Việt Nam, hiểu cách làm việc của chúng ta, hiểu hệ thống chính trị, lịch sử… là nhằm tránh sốc văn hoá. Chẳng hạn Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chúng ta chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.

Là một người sinh sống, học tập, công tác nhiều năm ở nước ngoài, vậy khái niệm đất nước là gì với riêng ông? 

- Đất nước với tôi vừa hữu hình, vừa vô hình. Đó là mảnh đất nơi chúng ta sinh ra, gắn bó cùng gia đình, bà con, bộ tộc, và những công trình văn hoá. Đất nước đối với tôi là nơi gần gũi nhất, vì đó là nhà của tôi, nơi tôi được “về nhà” - hai tiếng vô cùng thiêng liêng. Tôi đã từng sống nhiều năm ở nước ngoài, ở Bỉ, ở Ấn Độ bây giờ, mặc dù cũng có “nhà” đấy, nhưng đó không phải là đất nước của tôi. Khái niệm “về nhà” vô hình ấy gắn với những khái niệm hữu hình mới tạo nên đất nước trong tôi. Đất nước mà thiếu cảnh đẹp, thiếu lịch sử, thiếu các món ăn ngon, thiếu tình người, thiếu cả quá khứ thì không gọi là đất nước. Cá nhân tôi, không thể tạo ra một đất nước mới dù tôi có đi xa bao nhiêu, ở nước ngoài lâu bao nhiêu chăng nữa.

Ông đã nói đến khái niệm “về nhà”. Hẳn gia đình là điểm tựa vững chắc trong cuộc đời một nhà ngoại giao luôn xa đất nước như ông? 

- Giá trị của gia đình đối với tôi rất quan trọng. Có thể có lúc nào đó chúng ta sống xa đất nước vì học tập, công việc, nhưng sống xa gia đình là điều rất khó khăn. Nếu phải sống xa đất nước, nhất định tôi phải có gia đình. Đối với những nhà ngoại giao đi ra khỏi đất nước, nỗi nhớ quê càng da diết. Tôi thật khâm phục những nhà ngoại giao đi công tác một mình, bởi họ thiếu vắng không gian tình cảm gia đình. Tôi luôn cố gắng tổ chức để bên tôi luôn có gia đình, có “hơi người”, để không mất đi sợi dây tình cảm, gắn kết và chia sẻ. Đối với tôi sự chia sẻ quan trọng hơn cả. Gia đình cho ta cảm xúc, vui buồn, tức giận.

Cảm nhận cái Tết trong ông như thế nào?

- Tôi nghiệm ra rằng cuộc đời mỗi con người nếu cảm nhận được 50-60 cái Tết là đã may mắn rồi, vì thế cần chắt chiu và trân quý mỗi cái Tết chúng ta trải qua. Phần thưởng lớn nhất với tôi sau cả năm là được tận hưởng không khí Tết tại Hà Nội. Nhiều người nói sao Tết dài thế, hay có ý kiến gộp hai cái Tết làm một. Cá nhân tôi không đồng tình, bởi cái Tết trong cuộc đời mỗi con người không nhiều. Cái thời khắc Tết sao mà thiêng liêng, ấm áp, là sự hội tụ, kết tinh của đất trời và lòng người. Tôi đặc biệt thích văn hoá của người miền Bắc vào dịp Tết, bởi nó lắng đọng và sâu sắc. Nhớ những ngày tôi mới về nước, má tôi nấu mứt bằng những cân đường tiết kiệm của ba tôi, những ký ức và trải nghiệm ấy đi theo tôi suốt cuộc đời.

Tôi rất thèm khát quay về Việt Nam vào dịp Tết, nhưng có lẽ năm nay tôi không về được. Ở sứ quán, chúng tôi cũng sẽ tổ chức đón Tết, nhưng tôi biết tôi sẽ rất khắc khoải, nhớ lắm cái không khí chạy đôn chạy đáo trước Tết, đi chợ hoa, ngắm đào ngắm quất, nhớ câu lạc bộ Đình làng Việt, nơi chúng tôi xúng xính trong những tà áo dài đi lễ, tụ tập ở đình làng hát các bài hát truyền thống, quảng bá cho người nước ngoài. Tôi kêu gọi tất cả các bạn, những người không thích Tết hãy nghĩ lại, nhìn Tết một cách khác, đừng nặng nề quá về vật chất, lễ lạt, cỗ bàn. Đấy là tiếng lòng của một người đã từng có những cái Tết buồn vì xa quê như tôi.

Xin trân trọng cảm ơn ông và chúc ông đón Tết Kỷ Hợi ấm áp, an lành!

Vân Anh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Vĩnh biệt chú Phan Văn Khải, tấm gương hết lòng tận tụy vì nước, vì dân

Thanh Hà |

Được tin nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần, nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu trong đó có Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ sự tiếc thương và nhắc lại những kỷ niệm không quên với ông.

Đầu năm nghe ông Phạm Sanh Châu kể chuyện ứng cử Tổng Giám đốc UNESCO

H.L |

Đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương tham gia vận động của Việt Nam cũng trưởng thành hơn nhờ nhiều bài học kinh nghiệm giá trị.

Đại sứ Phạm Sanh Châu có tên trong vòng bầu chọn Tổng Giám đốc UNESCO

SONG MINH |

Đại sứ Phạm Sanh Châu là một trong bảy ứng viên lọt vào vòng bỏ phiếu cuối cùng cho vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Văn hoá và Khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Vĩnh biệt chú Phan Văn Khải, tấm gương hết lòng tận tụy vì nước, vì dân

Thanh Hà |

Được tin nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần, nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu trong đó có Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ sự tiếc thương và nhắc lại những kỷ niệm không quên với ông.

Đầu năm nghe ông Phạm Sanh Châu kể chuyện ứng cử Tổng Giám đốc UNESCO

H.L |

Đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương tham gia vận động của Việt Nam cũng trưởng thành hơn nhờ nhiều bài học kinh nghiệm giá trị.

Đại sứ Phạm Sanh Châu có tên trong vòng bầu chọn Tổng Giám đốc UNESCO

SONG MINH |

Đại sứ Phạm Sanh Châu là một trong bảy ứng viên lọt vào vòng bỏ phiếu cuối cùng cho vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Văn hoá và Khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO).