Đại học Duy Tân, Đà Nẵng: Chiêu sinh một đằng, cấp văn bằng một nẻo

Thùy Trang |

Trong giấy triệu tập trúng tuyển gửi các sinh viên đến nhập học vào năm 2014, Trường ĐH Duy Tân ghi rõ chuyên ngành Văn - Báo chí, mã ngành D220330 và mã chuyên ngành 601. Tuy nhiên, đến khi tốt nghiệp, tấm bằng đại học mang tên ngành Văn học, kèm bảng điểm chuyên ngành Văn học (Báo chí).

Nhập nhằng học Văn – Báo chí, nhận bằng Văn học

“Học một đường nhận bằng một nẻo khiến sinh viên lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười. Đúng là chúng tôi học Văn nhưng mà Văn – Báo chí chứ không phải là cử nhân Văn học” – anh L.A, một sinh viên ĐH Duy Tân, bức xúc.

Những ngày qua, nhiều sinh viên như L.A phản ánh với các cơ quan báo chí sự việc sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Duy Tân tháng 6.2018 đang phải chấp nhận với tấm bằng không đúng chuyên ngành học đăng ký học.

Trường ĐH Duy Tân ghi rõ chuyên ngành sinh viên theo học là ngành Văn - Báo chí có mã ngành D220330 và mã chuyên ngành 601.
Trường ĐH Duy Tân ghi rõ chuyên ngành sinh viên theo học là ngành Văn - Báo chí với mã ngành D220330 và mã chuyên ngành 601.

“4 năm trước, nhiều sinh viên như tôi lựa chọn chuyên ngành Văn – Báo chí của trường vì nghĩ sẽ được đào tạo nghiêng về báo. Ngành nghề rõ ràng thì công việc sau này sẽ dễ dàng hơn sau khi ra trường. Thế nhưng, đến lúc cầm tấm bằng trên tay, chúng tôi hiện mình là cử nhân Văn học” – L.A nói.

Theo tìm hiểu, trong giấy triệu tập trúng tuyển gửi các sinh viên đến nhập học vào năm 2014, Trường ĐH Duy Tân ghi rõ nội dung các thí sinh như L.A trúng tuyển chuyên ngành Văn - Báo chí. Trong cẩm nang tuyển sinh năm 2014 phát cho sinh viên lúc mới tuyển sinh của trường ĐH Duy Tân cũng ghi rõ chuyên ngành Văn – Báo chí với mã ngành D220330 và mã chuyên ngành 601.

Trong suốt 4 năm học (2014-2018-PV) các sinh viên của ngành Văn - Báo chí tại trường này được học tổng cộng 129 tín chỉ. Trong đó có các môn học về báo chí như: Cơ sở lý luận báo chí, Tác phẩm và các thể loại báo chí, Đạo đức báo chí, Báo in, báo nói, truyền hình, báo điện tử... Tuy nhiên, ra trường, các sinh viên này chỉ được cấp tấm bằng tốt nghiệp đại học mang tên ngành Văn học, chỉ có bảng điểm là ghi thêm chuyên ngành Văn học (Báo chí). 

“Nhiều sinh viên tin tưởng sẽ nhận được tấm bằng Văn – Báo chí nên không thắc mắc gì. Nếu biết trước không có được đúng bằng cử nhân Văn - Báo chí thì tôi đã không vào nhập học và học tại đây. Có thể do quy định này, quy định kia nhưng nhà trường phải nói rõ với sinh viên rằng bằng cấp khi ra trường như thế nào. Khi học đến năm ba, chúng tôi từng thắc mắc bởi khoá đầu tiên tốt nghiệp gặp phải trường hợp này nhưng nhà trường vẫn cứ im lặng. Thậm chí sau lễ tốt nghiệp, chúng tôi mới nhận được bằng và biết được sự việc” – A. nói.

Chưa thỏa đáng! 

Ông Võ Thanh Hải - Phó hiệu trưởng thường trực ĐH Duy Tân giải thích, theo Thông tư 19 hiện nay, Bộ GDĐT không cho phép in chuyên ngành lên bằng, chỉ được in ngành. Cụ thể, chuyên ngành Văn học – Báo chí là thuộc ngành văn học, nhưng nhà trường chủ trương đi theo hướng chuyên ngành Văn - Báo chí. Mỗi một ngành có rất nhiều các chuyên ngành lẻ, nhà trường muốn đào tạo theo các hướng để các em ra trường có thể xin việc.

Nhà trường cũng đã cho in bảng điểm và ghi rõ chuyên ngành của sinh viên. Nếu trong quá trình xin việc làm, doanh nghiệp cần sự xác nhận về chuyên ngành, thì các bạn cứ liên hệ trường, trường sẽ tạo điều kiện.

Lãnh đạo ĐH Duy Tân cho rằng, việc tuyển sinh và cấp bằng tốt nghiệp ngành Văn học - Báo chí, đơn vị đã thực hiện hoàn toàn theo đúng quy định. Tuy vậy, nếu ngay từ đầu, nhà trường thông tin rõ ràng việc tuyển sinh từng ngành học chắc hẳn sẽ không dẫn đến chuyện sinh viên hiểu chưa đúng về ngành, chuyên ngành mình theo học và tấm bằng khi ra trường. 

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

Ra đề mở, cho thí sinh sử dụng tài liệu đang là xu hướng hiện đại

THẢO ANH - ĐỖ PHƯƠNG |

Sau kỳ thi THPT quốc gia, nhiều quan điểm trái chiều về việc giữ hay bỏ kỳ thi này. Trong đó, có ý kiến cho rằng, cần ra đề mở và cho phép thí sinh sử dụng tài liệu trong thi cử. Cùng lắng nghe chia sẻ của các giáo viên về vấn đề này.

Đề thi 2018 quá khó: Thầy và trò lứa 2001 sẽ "bạc mặt" ngay từ đầu năm học

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi làm đề Toán THPT quốc gia 2018 trong 90 phút, thầy giáo Trần Mạnh Tùng – giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vẫn còn 5 câu chưa giải được.

Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia: Con cháu chúng ta thật tài giỏi!

Từ Ân |

Rất nhiều nước mắt của thí sinh và cả phụ huynh đã rơi trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay vì đề thi Toán “khó là hiển nhiên” theo như trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Ra đề mở, cho thí sinh sử dụng tài liệu đang là xu hướng hiện đại

THẢO ANH - ĐỖ PHƯƠNG |

Sau kỳ thi THPT quốc gia, nhiều quan điểm trái chiều về việc giữ hay bỏ kỳ thi này. Trong đó, có ý kiến cho rằng, cần ra đề mở và cho phép thí sinh sử dụng tài liệu trong thi cử. Cùng lắng nghe chia sẻ của các giáo viên về vấn đề này.

Đề thi 2018 quá khó: Thầy và trò lứa 2001 sẽ "bạc mặt" ngay từ đầu năm học

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi làm đề Toán THPT quốc gia 2018 trong 90 phút, thầy giáo Trần Mạnh Tùng – giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vẫn còn 5 câu chưa giải được.

Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia: Con cháu chúng ta thật tài giỏi!

Từ Ân |

Rất nhiều nước mắt của thí sinh và cả phụ huynh đã rơi trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay vì đề thi Toán “khó là hiển nhiên” theo như trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).