“Đá núi tật nguyền” ở Công viên Địa chất Toàn cầu

Bài và ảnh: Thanh Am |

Chỉ có thể nói là quá sức vô lý, khi mà các cỗ máy khai thác đá khổng lồ cứ ngày đêm gặm mòn các di sản địa chất, địa mạo của Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang). Là Công viên Địa chất Toàn cầu đầu tiên của Việt Nam, với những giá trị vô song về nhiều lĩnh vực, đang được coi là “con gà đẻ trứng vàng” của du lịch miền địa đầu cực Bắc nồng say ấy, miền đá Đồng Văn đang đứng trước các thách thức lớn, cần có một “bàn tay sắt” giải cứu trước khi quá muộn.

Ấy là nạn phá núi khai thác đá trái phép

Ai cũng biết, “sống trên đá, chết vùi trong đá”, hàng trăm cây số điệp trùng đá trải trên nhiều huyện, sông chỉ lắt lẻo khảm dưới vực sâu như lưỡi kiếm hàng trăm triệu năm tuổi, thì nơi này hầu như không tìm được cát để xây dựng. Do thế, lâu nay, người ta đã phải nghiền đá ra làm vật liệu xây dựng, làm “cát nhân tạo”. Từ đây đặt ra một bài toán quy hoạch, khai thác, chế biến đá thành vật liệu xây dựng trên địa bàn - nhất là khu vực này đã được nhân loại tiến bộ vinh danh là Công viên Địa chất Toàn cầu.

Tỉnh Hà Giang đã có quy hoạch cho các khu vực khai thác đá làm vật liệu xây dựng. Ví dụ, huyện Yên Minh có 2 hợp tác xã khai thác đá. Họ đóng thuế, được cấp thuốc nổ và cung cấp đá, bột đá quy chuẩn cho dân. Tuy nhiên, để gia tăng lợi nhuận, nhiều đối tượng đã chọn phương án “đi tắt đón đầu”, “làm cả ăn tất”, rằng: Khỏi cần xin cấp mỏ, khỏi cần quy hoạch, cứ vác búa, máy vào các dãy núi mà đào đá đem bán. “Lãi khủng” lại dùng để mua máy móc to hơn, hiện đại hơn, thậm chí đã có dư luận về việc “bảo kê” cho đá tặc là vì thế.

Một ông trùm thẳng thắn: Thuế tài nguyên và các loại phí chiếm đến 25% giá thành đá và nguyên liệu bột đá khai thác được. Giờ làm tắt là ngon ăn nhất. Vả lại, “mỏ” bao giờ cũng có quy hoạch vào vùng sâu vùng xa, tránh phá vỡ cảnh quan của Công viên Địa chất Toàn cầu. Như thế, thuê nhân công sẽ tốn tiền đi lại, đá làm ra, vận chuyển đi bán tốn công sức xăng dầu, “tiền thuốc nặng hơn tiền thang”. Còn riêng “ăn trộm đá” thì sướng lắm. Chỗ nào ngon, gần đường quốc lộ, tiện xe cộ thông thương là xông vào khoét hàm ếch, bửa được xe nào ăn trọn luôn xe đó.

Tình trạng khai thác đá, tàn phá cảnh quan Công viên Địa chất Toàn cầu,  gây bức xúc dư luận ở thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.  Ảnh chụp màn hình
Tình trạng khai thác đá, tàn phá cảnh quan Công viên Địa chất Toàn cầu,  gây bức xúc dư luận ở thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.  Ảnh chụp màn hình
Tình trạng khai thác đá, tàn phá cảnh quan Công viên Địa chất Toàn cầu,  gây bức xúc dư luận ở thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.  Ảnh chụp màn hình
Tình trạng khai thác đá, tàn phá cảnh quan Công viên Địa chất Toàn cầu,  gây bức xúc dư luận ở thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.  Ảnh chụp màn hình
Tình trạng khai thác đá, tàn phá cảnh quan Công viên Địa chất Toàn cầu,  gây bức xúc dư luận ở thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.  Ảnh chụp màn hình
Tình trạng khai thác đá, tàn phá cảnh quan Công viên Địa chất Toàn cầu, gây bức xúc dư luận ở thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Ảnh chụp màn hình

Trước tình trạng đó, lại thêm các cuộc ra quân chưa thực sự hiệu quả hay thêm lời đồn đại về ai đó “bảo kê chỗ nọ chỗ kia” - như lời ông Nguyễn Hữu Tuyển, Trưởng Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Yên Minh, thừa nhận với chúng tôi - thành thử: “Đá tặc” cứ tràn lan. Ông A làm được thì ông B cũng làm theo, xã A có chuyện Bí thư Chi bộ tố cáo viết vào văn bản có dấu có triện về việc nổ mìn phá đá trái phép gây ảnh hưởng mồ mả và cuộc sống của lương dân; thì xã B cũng... làm bừa. Chỉ một hai chuyến thị sát, nhóm phóng viên chúng tôi đã ghi nhận rất nhiều điểm khai thác, chế biến đá trái phép hoạt động rầm rộ đêm ngày.

Có cỗ máy khoan, đập đá to khổng lồ, giữa ban ngày, hoạt động ngay trung tâm thị trấn Yên Minh. Tiếng nổ của nó đinh tai nhức óc, hình dáng của nó to kềnh càng bò trên vách núi, ở xa vài cây số, bạn cũng có thể nhìn thấy. Âm thanh rền vang của nó bay vào tận phòng họp Ủy ban xã Hữu Vĩnh, theo đúng nghĩa đen. Bên cạnh là 7-8 người quần quật lao động. Họ làm trái phép 6-7 năm rồi, đình chỉ, cắt điện ba pha, họ mua máy phát điện về làm tiếp, nhà báo ạ. Máy nghiền chạy rầm rĩ. Ôtô ra vào “ăn” đá náo nức. Nhiều điểm khai thác đá trái phép ngay ven quốc lộ 4C “Con đường Hạnh Phúc” từ Yên Minh lên với với vùng sâu vùng xa Đồng Văn, Mèo Vạc.

Chưa hết, choáng hơn nữa là: Sau khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang có văn bản nhắc nhở lãnh đạo huyện Yên Minh chưa nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn nạn “đá tặc”; sau khi nhóm phóng viên chúng tôi gửi thông tin về tình hình nóng bỏng trên đến lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy, trao đổi với cả Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ít hôm sau quay lại hiện trường, mọi việc vẫn... đâu đóng đấy. Máy móc vẫn chạy ầm ầm.

Thử hỏi cơ quan chức năng có biết chuyện này không? Lãnh đạo Phòng Tài nguyên-Môi trường của huyện Yên Minh thừa nhận: Đã biết, đã ra quân, đã “bận bịu” với các vụ việc đá tặc kia đến mức “không làm được cái gì nữa”. Đi bắt giữ xử lý họ, họ chửi bới, ném cả tổ ong vào phía đoàn để cho nó đốt.... - nhằm phản đối. Lại có dư luận nói cán bộ huyện “bảo kê cho chỗ nọ chỗ kia”, vị cán bộ thừa nhận thẳng thắn. Nhà báo chúng tôi vào cuộc, họ bặm trợn ra che ống kính, công khai chụp ảnh cả đoàn “làm tư liệu” gì đó, với vẻ mặt đầy thách thức. Họ cũng đem xe tải ra chặn đường vào thực địa của chúng tôi. Sự coi thường pháp luật đã tăng theo cấp số nhân, từ lợi nhuận “khủng” của việc khai thác đá trái phép. Cơ quan chức năng biết cả, các quyết định xử lý, xử phạt vẫn được ban hành đều, nhưng sự thật có vẻ vẫn ở dạng nước đổ lá khoai.

Câu hỏi đặt ra là: Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang đã liên tục có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng khai thác đá trái phép trên địa bàn, vậy thì: Vì sao UBND huyện Yên Minh không xử lý dứt điểm được vấn đề? Đâu phải là chuyện con sâu cái kiến lẩn lút trong rừng. Mà là giữa trung tâm huyện, là ven quốc lộ hẳn hoi, là ngay đường liên xã, với tố cáo của Bí thư Chi bộ cơ sở, với văn bản Công an, chính quyền đã ký xác nhận về vi phạm hẳn hoi. Các cỗ máy khổng lồ gào rú hoạt động trái phép kia vì sao không bị thu giữ, xử lý hiệu quả? Đây quả là những dấu hỏi khó hiểu đang chờ được hồi đáp.

Trong một văn bản yêu cầu chấn chỉnh tình trạng xâm hại giá trị của Công viên Địa chất Toàn cầu gần đây, bà Hà Thị Minh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - đã thẳng thắn đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của đích thân đồng chí Chủ tịch UBND huyện Yên Minh khi để xảy ra tình trạng trên. Có hay không việc “Chủ tịch UBND huyện Yên Minh vẫn chưa “quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc” các ý kiến chỉ đạo của tỉnh?

Đã đến lúc, nếu chúng ta không chung tay quyết liệt, các vách đá, triền núi, các hóa thạch cổ và nhiều trầm tích di sản quý báu khác của Khu vực Công viên Địa chất Toàn cầu kia sẽ bị máy xúc máy ủi tàn phá và nghiền làm bột đá hết trụi. Các vách đá vôi bí ẩn, cao vời, các triền núi vàng óng qua hàng trăm triệu năm với vô số hoạt động địa chất và bào mòn thú vị sẽ đồng loạt biến mất. Chỉ còn lại “đá núi tật nguyền, vết sẹo thời gian” như ca từ của một bài hát buồn quen thuộc...

Bài và ảnh: Thanh Am
TIN LIÊN QUAN

Công viên nước 1.000 tỉ đồng, bỏ hoang suốt 13 năm- quá buốt ruột!

Anh Đào |

Trong khi có nơi trẻ em không có nổi một mét vuông sân chơi, phải ra sông ra hồ “đánh bạc sinh mạng” với thủy thần thì để hoang một cái công viên nước 26,3 ha, ngay giữa Thủ đô, không đơn thuần chỉ là phí phạm cả ngàn tỉ đồng. Nó nằm trong cái công viên có tên rất trẻ- Công viên Tuổi trẻ!

Cười ra nước mắt với cách "mặc áo", tô son cho tượng tại công viên

Thiên Bình - Phương Anh |

17 bức tượng tại công viên Thống Nhất được ban quản lý tô màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người không khỏi giật mình. Tuy nhiên, theo lãnh đạo của công viên này, những tượng được sơn không mang tính chất chính trị, việc tô tượng tạo nên màu sắc sinh động cho công viên.

Công viên biến thành nơi kinh doanh ăn uống

Đặng Đức |

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi vườn hoa công viên Quận 9, TP.HCM được quy hoạch với cây xanh, thảm cỏ, hệ thống ánh sáng, và lắp đặt máy, dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời khá hoàn chỉnh, thì nơi này thành nơi tụ tập ăn uống của nhiều người.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Công viên nước 1.000 tỉ đồng, bỏ hoang suốt 13 năm- quá buốt ruột!

Anh Đào |

Trong khi có nơi trẻ em không có nổi một mét vuông sân chơi, phải ra sông ra hồ “đánh bạc sinh mạng” với thủy thần thì để hoang một cái công viên nước 26,3 ha, ngay giữa Thủ đô, không đơn thuần chỉ là phí phạm cả ngàn tỉ đồng. Nó nằm trong cái công viên có tên rất trẻ- Công viên Tuổi trẻ!

Cười ra nước mắt với cách "mặc áo", tô son cho tượng tại công viên

Thiên Bình - Phương Anh |

17 bức tượng tại công viên Thống Nhất được ban quản lý tô màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người không khỏi giật mình. Tuy nhiên, theo lãnh đạo của công viên này, những tượng được sơn không mang tính chất chính trị, việc tô tượng tạo nên màu sắc sinh động cho công viên.

Công viên biến thành nơi kinh doanh ăn uống

Đặng Đức |

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi vườn hoa công viên Quận 9, TP.HCM được quy hoạch với cây xanh, thảm cỏ, hệ thống ánh sáng, và lắp đặt máy, dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời khá hoàn chỉnh, thì nơi này thành nơi tụ tập ăn uống của nhiều người.