Đà Nẵng xin đắp đập đẩy mặn, Quảng Nam chưa có phản hồi

THÙY TRANG |

Mới đầu mùa khô năm 2024 nhưng có thời điểm nhà máy cấp nước tại TP Đà Nẵng phải “kêu cứu” vì nước sông bị nhiễm mặn. UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản xin đắp đập tạm trên sông Quảng Huế (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), trong khi tỉnh bạn chưa có phản hồi vì còn chờ thêm ý kiến của địa phương.

Đầu mùa khô, Đà Nẵng đã có ngày nhiễm mặn vượt 20 lần

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, dù mới đầu mùa khô nhưng độ mặn trên sông Cầu Đỏ - nơi cung cấp nước thô cho nhà máy nước thành phố - có lúc ghi nhận vượt 20 lần quy chuẩn cho phép (lúc 17h ngày 18.3).

Trước đó, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng cho biết, từ ngày 10 đến ngày 26.2, độ mặn của nguồn nước thô tại sông Cầu Đỏ thường xuyên vượt ngưỡng 300mg/l, có lúc độ mặn cao nhất lên đến 2.378mg/l. Đơn vị đã triển khai vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch để đảm bảo cung cấp nước thô về cho các nhà máy xử lý nước.

Tuy nhiên, nguồn nước thô tại thượng lưu đập An Trạch có thời điểm mực nước sông xuống thấp, ảnh hưởng đến công tác vận hành.

d
Đập An Trạch có thời điểm mực nước xuống thấp vì không có nước từ sông Vu Gia. Ảnh: Sở TNMT TP Đà Nẵng

Trước tình hình trên, ngay từ đầu tháng 3, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất tiếp tục đắp đập tạm trên sông Quảng Huế nhằm tăng lưu lượng nước về hạ du sông Vu Gia.

UBND TP Đà Nẵng nêu rõ, trong các năm từ 2019 đến năm 2021, Đà Nẵng đã giao cho Công ty CP Cấp thoát nước Đà Nẵng tiến hành đắp đập tạm bằng bao cát tại sông Quảng Huế đến cao trình +3,2m.

Qua kiểm tra, việc đắp đập đã giúp tăng lưu lượng nước về hạ du sông Vu Gia và góp phần cấp nước tưới cho khu vực huyện Đại Lộc, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cũng như cấp nước giảm mặn tại cửa thu nhà máy nước Cầu Đỏ đảm bảo cấp nước an toàn cho TP Đà Nẵng. Do đó, Đà Nẵng đề nghị Quảng Nam thống nhất chủ trương tiếp tục triển khai đắp đập tạm trên sông Quảng Huế trong năm 2024 để đảm bảo cấp nước an toàn cho hạ du sông Vu Gia thuộc khu vực của cả 2 địa phương.

Quảng Nam chờ thêm ý kiến địa phương

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết thêm, hiện trạng đập Quảng Huế đang bị sạt lở nghiêm trọng dẫn đến lượng nước chảy về sông Vu Gia bị giảm sút so với trước đây.

Cuối tháng 2 vừa qua, khi dòng chảy về Vu Gia quá ít khiến nhiều trạm bơm dừng hoạt động. Nhà máy nước Đại Lộc (Quảng Nam) phải dừng cấp nước vài ngày, nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng) có 1 trạm bơm phải ngừng hoạt động.

Việc đề nghị tỉnh Quảng Nam phối hợp, thống nhất đắp đập Quảng Huế, TP Đà Nẵng đã sớm có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam từ những năm trước nhưng có ý kiến người dân lo ngại vấn đề sạt lở, ảnh hưởng đến nông nghiệp nên tỉnh Quảng Nam đề nghị lấy ý kiến dân cư.

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đang đợi lấy ý kiến của huyện Đại Lộc để tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh.

Quan điểm của tỉnh là thống nhất về chủ trương nhưng về thời gian đắp đập thì cần bàn thêm, chỉ đắp đập khi hạn mặn tại hạ du bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Riêng Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, trong lúc đợi tỉnh Quảng Nam phản hồi, đơn vị đã tham mưu thành phố có văn bản gửi cho Cục Quản lý tài nguyên nước với quan điểm rằng việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư là không phù hợp với nghị định của luật và cũng đang chờ Bộ có ý kiến.

"Nếu mực nước trên sông Vu Gia không đảm bảo thì các trạm bơm ở hạ lưu sông sẽ ngừng hoạt động mà cao điểm nắng hạn sẽ diễn ra trong tháng 4 tháng 5 sắp tới” - đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho hay.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Khoảng 1.000ha ảnh hưởng hạn mặn, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo cứu lúa

PHƯƠNG ANH |

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng, có khoảng 1.000 ha lúa Đông Xuân muộn (vụ 3) bị ảnh hưởng do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn do hạn hán, xâm nhập mặn.

Cùng 1 mảnh đất, nông dân thoải mái ngọt thì trồng lúa, mặn thì nuôi tôm

NGUYÊN ANH |

Từ khi chuyển sang luân canh vụ tôm - lúa cộng với triển khai điều tiết nước từ các hệ thống cống, nông dân ở xã ven biển của huyện An Biên (Kiên Giang) đã bớt nỗi lo hạn, mặn, thoải mái sản xuất canh tác thu lợi nhuận cao.

Chấp cả hạn mặn, mô hình 3 tầng giúp nông dân Kiên Giang thu lợi nhuận cao

NGUYÊN ANH |

Mô hình “sinh thái 3 tầng” khóm - cau - dừa của người dân ở huyện Châu Thành (Kiên Giang) vừa nhẹ công chăm sóc lại có thu nhập cao, đặc biệt không còn nỗi lo thiếu nước tưới vào mùa hạn mặn.

Hà Nội xem xét kỷ luật đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini

PHẠM ĐÔNG |

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội sẽ thảo luận, cho ý kiến 4 nội dung quan trọng, trong đó có việc xem xét kỷ luật đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini.

Sáp nhập 4 phường ở Cần Thơ, người dân quan tâm năng lực bộ máy hành chính

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

TP Cần Thơ đang tiến hành lấy ý kiến của 32.000 người dân về việc sáp nhập 4 phường ở quận Ninh Kiều; nhiều tâm tư, trăn trở của người dân dần được giãi bày, chia sẻ...

Cung cấp bằng chứng tố cáo Phó Chủ tịch xã tại Nghệ An dọa bắn dân

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Làm việc với đoàn công tác của huyện Tân Kỳ, công dân đã cung cấp file video, ghi âm làm bằng chứng cho nội dung tố cáo Phó Chủ tịch xã dọa bắn dân.

Các đối tượng vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy đã giao dịch mua bán hơn 25.000 tỉ đồng

MINH QUÂN |

TPHCM - Từ vụ phát hiện 4 tiếp viên hàng không bị lợi dụng xách ma túy vào ngày 16.3.2023 tại sân bay Tân Sơn Nhất, Công an TPHCM đã khởi tố 543 bị can, thu giữ hơn 212kg ma túy. Các đối tượng trong các đường dây đã giao dịch mua bán ma túy với số tiền trên 25.000 tỉ đồng.

Hà Nội: Không có điện, người dân phải thắp đèn dầu cho con học bài

THẾ ĐẠI |

Tại khu đất dịch vụ Đồng Mai 2, quận Hà Đông (Hà Nội), nhiều hộ gia đình đã 5 năm, 10 năm phải chịu cảnh không điện. Vì không có điện nên tất cả các hộ dân sinh sống trong khu vực phải đóng tiền mua công tơ, mua điện từ một hộ dân trong xóm kéo ra, cung cấp cho cả khu.

Khoảng 1.000ha ảnh hưởng hạn mặn, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo cứu lúa

PHƯƠNG ANH |

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng, có khoảng 1.000 ha lúa Đông Xuân muộn (vụ 3) bị ảnh hưởng do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn do hạn hán, xâm nhập mặn.

Cùng 1 mảnh đất, nông dân thoải mái ngọt thì trồng lúa, mặn thì nuôi tôm

NGUYÊN ANH |

Từ khi chuyển sang luân canh vụ tôm - lúa cộng với triển khai điều tiết nước từ các hệ thống cống, nông dân ở xã ven biển của huyện An Biên (Kiên Giang) đã bớt nỗi lo hạn, mặn, thoải mái sản xuất canh tác thu lợi nhuận cao.

Chấp cả hạn mặn, mô hình 3 tầng giúp nông dân Kiên Giang thu lợi nhuận cao

NGUYÊN ANH |

Mô hình “sinh thái 3 tầng” khóm - cau - dừa của người dân ở huyện Châu Thành (Kiên Giang) vừa nhẹ công chăm sóc lại có thu nhập cao, đặc biệt không còn nỗi lo thiếu nước tưới vào mùa hạn mặn.