Đà Nẵng hỗ trợ người lao động tự do mắc kẹt giữa tâm dịch

Mai Hương |

Đà Nẵng, trong thời gian  thực hiện giãn cách xã hội,  khá nhiều người lao động tự do mắc kẹt ở tâm dịch. Họ đa phần là những người đến từ nhiều tỉnh, thành khu vực miền Trung, làm nhiều nghề khác nhau, sống ở các khu nhà trọ nhếch nhác, chật chội. Do lệnh giãn cách xã hội, không đi làm dẫn đến không có thu nhập, nhiều lao động rơi vào tình cảnh đi không được, về cũng không xong.

Đủ mọi hoàn cảnh

Đến nay, đã hơn 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội, nhiều lao động tự do đã phải trở về quê thay vì ở lại thành phố chờ dịch qua đi để tiếp tục công việc. Tuy nhiên, việc quyết định đi hay ở không phải ai cũng có quyền lựa chọn bởi không ít người trong số họ đang mắc kẹt, không thể về và phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.

Những người mắc kẹt lại ở tâm dịch Đà Nẵng đủ các thành phần, mỗi người một hoàn cảnh. Họ chủ yếu là những lao động nghèo khó làm việc cho các công trình xây dựng, doanh nghiệp…

Nằm trong một con ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Trường Tộ, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng là ngôi nhà trọ nhỏ chật chội của 23 công nhân lao động người Nghệ An. Từ ngày dịch bùng phát trở lại, những công nhân này không được đến công trường làm việc, họ chỉ loanh quanh trong nhà. Những ngày đầu, họ dùng số tiền ít ỏi của tháng lương trước để đi chợ nấu cơm, nhưng sau dịch bệnh kéo dài, chưa được quay trở lại đi làm nên sinh hoạt của họ rất khó khăn. Mặc dù muốn trở về quê,  nhưng phần lo sợ dịch bệnh, phần không có tiền nên họ đành ngậm ngùi ở lại đợi đến khi dịch bệnh qua đi.

Anh Nguyễn Văn An (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, tiền lương tháng trước anh gửi về gia đình để lo con cái học hành. Tuy nhiên, sang tháng này, đi làm được mấy hôm thì dịch bệnh trở lại, công ty cho nghỉ nên anh không có lương để chi trả sinh hoạt phí hằng ngày. Dù rất muốn về với gia đình nhưng đến giờ, trong người anh không còn đồng nào để chi tiêu.

Khác với anh Nguyễn Văn An, cô Nguyễn Thị Sửu (Thanh Chương, Nghệ An) được người quen giới thiệu vào Đà Nẵng làm nhân viên vệ sinh cho một khách sạn trên địa bàn quận Sơn Trà. Giữa tháng 7 cô bắt xe từ Nghệ An vào Đà Nẵng để nhận công việc mới và thuê trọ trong căn nhà cấp 4 vẻn vẹn 20m2 trên đường Phó Đức Chính, quận Sơn Trà. Khi dịch bùng phát, toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội, khách sạn cô Sửu làm việc cũng đóng cửa khiến cô chưa nhận được đồng lương nào đã bị mắc kẹt ở lại Đà Nẵng. Bây giờ, dịch kéo dài, cô Sửu không có tiền để mua thức ăn, lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan, thiếu thốn đủ bề...

“Dịch bệnh làm người lao động chân tay chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Nhiều tổ chức hỗ trợ đưa chúng tôi về quê, nhưng chúng tôi không về để tránh sự lây lan của dịch bệnh, ai ở chỗ nào, ở yên chỗ đó. Dù có thiếu thốn nhiều nhưng tôi sẽ cố gắng trụ lại đến khi dịch tan“ - cô Sửu chia sẻ.

Nằm sâu trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Đức An, quận Sơn Trà là căn nhà cấp 4 cũ kỹ, đơn sơ, sân đầy rong rêu. Tuy vậy nhưng đây lại là nơi tá túc lý tưởng cho 13 người thợ hồ đang làm việc cho công trình gần đó. Họ là những người dân tộc thiểu số ở các vùng núi tỉnh Quảng Bình, Nghệ An. Khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, họ gặp không ít khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Nhiều ngày qua, họ ăn mì tôm qua bữa, thi thoảng xin cơm từ thiện từ những bữa ăn miễn phí từ các câu lạc bộ từ thiện.

Sự chung tay của cộng đồng

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.Đà Nẵng, kết quả cập nhật từ các tổ dân phố báo về cho thấy, Đà Nẵng hiện có hơn 15.000 lao động tự do ở nhiều tỉnh, thành miền Trung đang kẹt lại dưới nhiều hình thức như ở trọ, tạm trú... Nếu tính toàn bộ lao động ngoại tỉnh (công nhân, lao động đang làm việc tại các nhà máy, xưởng, khu chế xuất, khu công nghiệp...), con số này lên đến hơn 110.000 người.

Giữa những khó khăn mà người lao động tự do phải đối mặt, không ít tổ chức tình nguyện, nhà hảo tâm đã đứng lên kêu gọi, hỗ trợ lương thực, thực phẩm để những người lao động này vượt qua giai đoạn này. Thông qua mạng xã hội, nhiều nhà hảo tâm và nhóm thiện nguyện đã nhanh chóng nắm số lượng, vận chuyển nhiều chuyến hàng đến trao tận tay cho những người dân lao động đang gặp khó trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Tiếp nhận sự giúp sức của cộng đồng, những người được hỗ trợ lại chia sẻ cho nhau từng gói mì tôm, quả trứng, từng chai nước uống, động viên nhau cầm cự qua mùa dịch...

Thành đoàn Đà Nẵng cũng đã hưởng ứng chương trình “Triệu bữa cơm” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động, với chỉ tiêu 12.000 bữa cơm hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn đang chống chọi với dịch COVID-19. Đợt đầu, ngày 9.8, có hơn 2.400 suất cơm được trao tặng. Cũng trong khuôn khổ chương trình này, tuổi trẻ TP.Đà Nẵng đã xúc tiến hỗ trợ 800 người dân có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người vô gia cư, công nhân, lao động mất việc làm, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật thuộc địa bàn 7 quận, huyện; kéo dài 15 ngày kể từ ngày 9.8. Cụ thể, mang đến tận nhà hỗ trợ gạo, thịt, rau... cho người dân (được đóng gói, khử trùng).

Trước đó, ngày 11.8, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh cũng đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban MTTQ, các cơ quan liên quan và các địa phương khẩn trương rà soát, thống kê, kịp thời tham mưu, đề xuất hỗ trợ, cứu trợ người dân, công nhân lao động, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội trong mùa dịch bệnh cũng như sau dịch.

* Đà Nẵng thực hiện cách ly trong cách ly. Không chỉ thắt chặt việc đi chợ của người dân, thực hiện cách ly xã hội không có thời hạn, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ còn chỉ đạo các quận huyện chủ động đề xuất các khu vực để thiết lập vùng cách ly y tế trong trường hợp ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhằm đảm bảo ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.

Ông Cao Đình Hải - Chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông cho biết, các chốt cách ly hoạt động liên tục 24/24 giờ cho đến khi có thông báo giải thể. Đối với những hộ dân có nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật dụng, nhu yếu phẩm cần thiết, UBND quận cũng cung cấp số điện thoại của hệ thống siêu thị trên địa bàn quận để đặt hàng và nhận hàng tại nhà. Song song với việc cách ly, các khu dân cư bị phong toả sẽ được lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để kịp thời phát hiện, cách ly những trường hợp nghi ngờ.

* Thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 Đà Nẵng được xuất viện. Ngày 14.8, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng tiếp tục trao giấy xuất viện cho 5 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi bệnh. 5 trường hợp được xuất viện gồm: Bệnh nhân 613, 628, 642, 667 và 687. Sau khi ra viện, các bệnh nhân sẽ tiếp tục thực hiện cách ly tại nơi cư trú, cơ quan y tế địa phương 14 ngày theo quy định phòng chống dịch. Như vậy, đến sáng 14.8, Đà Nẵng đã có 20 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Thuỳ Trang

Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhân mắc COVID-19 nhập cảnh trái phép vào TPHCM đã đi những đâu?

Anh Nhàn |

Ca bệnh mắc COVID-19 số 912 vừa được Bộ Y tế công bố chiều 14.8, trước đó đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Giải quyết vấn đề xét nghiệm COVID-19 ở Hải Dương như thế nào?

Thùy Linh |

Ngày 14.8, Bộ Y tế có công điện số 1280/CĐ-BYT về việc hỗ trợ ngành Y tế tỉnh Hải Dương điều tra dịch tễ, khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm COVID-19.

Ca bệnh 867 nhiễm COVID-19 từ Hải Dương chứ không phải lây ở Hà Nội

Nguyễn Hà - Phạm Đông |

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, ca bệnh 867 từ Hải Dương lên Hà Nội có yếu tố dịch tễ chưa rõ ràng, tuy nhiên lực lượng chức năng khẳng định lây bệnh ở Hải Dương lên Hà Nội chứ không phải lây ở Hà Nội

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Bệnh nhân mắc COVID-19 nhập cảnh trái phép vào TPHCM đã đi những đâu?

Anh Nhàn |

Ca bệnh mắc COVID-19 số 912 vừa được Bộ Y tế công bố chiều 14.8, trước đó đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Giải quyết vấn đề xét nghiệm COVID-19 ở Hải Dương như thế nào?

Thùy Linh |

Ngày 14.8, Bộ Y tế có công điện số 1280/CĐ-BYT về việc hỗ trợ ngành Y tế tỉnh Hải Dương điều tra dịch tễ, khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm COVID-19.

Ca bệnh 867 nhiễm COVID-19 từ Hải Dương chứ không phải lây ở Hà Nội

Nguyễn Hà - Phạm Đông |

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, ca bệnh 867 từ Hải Dương lên Hà Nội có yếu tố dịch tễ chưa rõ ràng, tuy nhiên lực lượng chức năng khẳng định lây bệnh ở Hải Dương lên Hà Nội chứ không phải lây ở Hà Nội