Đà Nẵng dừng phát triển xe buýt BRT vì không phù hợp thực tế

Hữu Long |

Đánh giá việc triển khai hệ thống BRT ở thời điểm này khả năng chưa mang hiệu quả xã hội cao nên UBND TP.Đà Nẵng vừa quyết định dừng triển khai thực hiện để tập trung đầu tư hệ thống xe buýt chất lượng cao. Đây được xem là chủ trương đúng đắn bởi thực tế, hạ tầng giao thông của thành phố hiện còn nhiều bất cập, việc khớp nối các tuyến xe buýt nội đô chưa đồng bộ, chưa tạo ra được thói quen người dân tham gia phương tiện công cộng. Xa hơn nữa, Đà Nẵng ngừng phát triển xe buýt BRT sẽ tránh lãng phí tiền ngân sách nhà nước, tạo ra sự đồng thuận cao từ phía xã hội.

Xe buýt BRT không phù hợp với thực tế

Năm 2013, Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng với 5 hợp phần là cải thiện hệ thống nước mưa, nước thải; hệ thống xe buýt nhanh (BRT) thí điểm; các đường chiến lược đô thị; tăng cường năng lực và hỗ trợ thực hiện dự án và hợp phần các hạng mục được chuyển từ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6.2021 nhưng đến nay, chỉ mới thực hiện xong 84% khối lượng với kinh phí 185 triệu USD (tương đương hơn 4.200 tỉ đồng).

Hiện tại, các hợp phần 1,3 và 4 đã cơ bản hoàn thành, hợp phần 5 hoàn thành 100%. Tuy nhiên, hợp phần 2 có nội dung xây dựng hệ thống xe buýt BRT chỉ mới đạt được 33% khối lượng. Cụ thể, hợp phần 2 hoàn thành hạ tầng cho xe buýt trợ giá thành phố gồm điểm đầu cuối, nhà chờ, trụ biển báo, cải tạo một số nút giao thông, xây dựng hầm chui nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương. Hợp phần này chưa hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống vé thông minh, hệ thống tín hiệu giao thông ưu tiên…

Trên cơ sở rà soát, đánh giá công tác quản lý, vận hành xe buýt đô thị trợ giá đưa vào vận hành từ năm 2017, Sở GTVT Đà Nẵng nhận thấy, việc đưa xe buýt nhanh thí điểm vào trong giai đoạn này có những bất cập. Nguyên nhân do dự báo sản lượng hành khách tính toán của BRT chưa đạt yêu cầu, hiện Đà Nẵng vẫn chưa có bãi đỗ xe cá nhân, thói quen tham gia giao thông công cộng của người dân chưa cao.

Với thực tế này, nếu Đà Nẵng triển khai hệ thống BRT sẽ không mang hiệu quả xã hội cao; không thực hiện được mục tiêu chống ùn tắc giao thông trên địa bàn cũng như tăng số lượng người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, trong khi đó chi phí trợ giá sẽ tăng cao hơn nhiều so với trợ giá xe buýt thường và kéo dài.

Tập trung đầu tư xe buýt chất lượng cao

Tại Kỳ họp thứ 17, khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND TP.Đà Nẵng đã thông qua tờ trình của UBND thành phố về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Trong tờ trình này, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và WB đã thống nhất cho phép chuyển hệ thống xe buýt nhanh BRT sang hệ thống xe buýt chất lượng cao.

Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, đối với hợp phần 2, hiện thành phố sẽ giảm mức độ đầu tư, tạm ngừng triển khai đấu thầu và thi công các công trình, hạng mục mới liên quan xe buýt nhanh. Thời gian tới, thành phố chỉ tiếp tục triển khai thi công một số hạ tầng cơ bản xe buýt trợ giá để đảm bảo hoàn thành toàn bộ các điểm đầu cuối phục vụ cho 12 tuyến buýt trợ giá.

Ngay khi công bố thông tin ngừng phát triển xe buýt BRT, nhiều ý kiến người dân tại Đà Nẵng đã bày tỏ sự ủng hộ. Nhiều người dẫn chứng tại một số địa phương trên cả nước, sau khi đổ hàng nghìn tỉ đồng vào xây dựng xe buýt BRT nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng kẹt xe, gây lãng phí ngân sách.

Ông Huỳnh Anh Vũ - Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP.Đà Nẵng (chủ đầu tư, kiêm điều hành dự án) xác nhận, hiện BQL đã làm việc với WB và đạt được sự nhất trí về việc dừng việc xây dựng hệ thống xe buýt BRT trên địa bàn thành phố. Theo ông Vũ, thay vì phát triển xe buýt BRT, Ban Quản lý sẽ tập trung hoàn thiện các hạng mục liên quan đến việc phát triển tuyến xe buýt trợ giá tại Đà Nẵng.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Xe buýt điện chính thức vận hành, thêm cơ hội cho giao thông công cộng

Lâm Anh |

Tuyến xe buýt điện đầu tiên tại Việt Nam vừa chính thức đi vào vận hành tại Hà Nội. Những tuyến xe buýt điện đầu tiên sẽ chạy tại khu đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) trong khi chờ hoàn tất các thủ tục để kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố trong thời gian tới.

Bộ GTVT “bật đèn xanh” cho TPHCM thí điểm xe buýt mini

MINH QUÂN |

Trước đề xuất của UBND TPHCM về sử dụng xe buýt 12 đến 17 chỗ ngồi (xe buýt mini) để phát triển mạng lưới giao thông công cộng, Bộ GTVT đề nghị UBND TPHCM rà soát lại tính khả thi, báo cáo Thủ tướng cho thí điểm.

Cận cảnh tuyến đường đầu tiên ở TPHCM sẽ có làn riêng cho xe buýt BRT

MINH QUÂN |

Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ là một tuyến đường đẹp và lớn nhất đi qua trung tâm TPHCM sẽ được cải tạo và bố trí hai làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) số 1 chạy với tốc độ 60km/giờ vào năm 2023.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Xe buýt điện chính thức vận hành, thêm cơ hội cho giao thông công cộng

Lâm Anh |

Tuyến xe buýt điện đầu tiên tại Việt Nam vừa chính thức đi vào vận hành tại Hà Nội. Những tuyến xe buýt điện đầu tiên sẽ chạy tại khu đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) trong khi chờ hoàn tất các thủ tục để kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố trong thời gian tới.

Bộ GTVT “bật đèn xanh” cho TPHCM thí điểm xe buýt mini

MINH QUÂN |

Trước đề xuất của UBND TPHCM về sử dụng xe buýt 12 đến 17 chỗ ngồi (xe buýt mini) để phát triển mạng lưới giao thông công cộng, Bộ GTVT đề nghị UBND TPHCM rà soát lại tính khả thi, báo cáo Thủ tướng cho thí điểm.

Cận cảnh tuyến đường đầu tiên ở TPHCM sẽ có làn riêng cho xe buýt BRT

MINH QUÂN |

Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ là một tuyến đường đẹp và lớn nhất đi qua trung tâm TPHCM sẽ được cải tạo và bố trí hai làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) số 1 chạy với tốc độ 60km/giờ vào năm 2023.