Đã có hệ gen mã hoá bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của Việt Nam

TRÍ MINH |

Lần đầu tiên có nghiên cứu xác định mối liên quan giữa yếu tố di truyền, nhóm máu và COVID-19 ở người Việt Nam. Kết quả của những nghiên cứu này được đánh giá mang lại giá trị lớn trong dự đoán nguy cơ lây nhiễm và diễn biến của COVID-19 cho người dân Việt Nam.

Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 17.5 cho hay theo kế hoạch, đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu đặc điểm hệ gen người Việt Nam liên quan đến lây nhiễm và diễn biến của bệnh nhân COVID-19” sẽ được nghiệm thu trong tháng 5.2023.

Đề tài này có tổng kinh phí gần 10 tỉ đồng từ nguồn ngân sách và tổ chức chủ trì nhiệm vụ là Viện Nghiên cứu Hệ gen - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Theo PGS.TS Nguyễn Hải Hà - chủ nhiệm nhiệm vụ của đề tài, đóng góp mới của nhiệm vụ này là đã sử dụng các công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới và các phương pháp phân tích thực nghiệm hiện đại, đề tài đã xây dựng cơ sở dữ liệu hệ gen mã hoá của 200 bệnh nhân COVID-19 và 100 mẫu đối chứng.

Đồng thời đã xác định được các biến thể di truyền có thể có vai trò bảo vệ hoặc yếu tố nguy cơ cho con người khi tiếp xúc hoặc nhiễm SARS-CoV-2, từ đó có thể góp phần hỗ trợ dự đoán nguy cơ lây nhiễm và diễn biến của COVID-19 cho người dân Việt Nam.

"Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định mối liên quan giữa yếu tố di truyền, nhóm máu và COVID-19 ở người Việt Nam. Tính đa hình di truyền của vật chủ có thể đã góp phần vào phản ứng của cơ thể đối với SARS-CoV-2, do đó giải thích một phần cho sự đa dạng trong các triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân COVID-19" - báo cáo kết quả tự đánh giá của đề tài cho biết.

Ngoài ra, các kết quả của đề tài, đặc biệt là bộ chỉ thị gợi ý các biến thể của các gen liên quan đến bệnh nhân COVID-19, có thể góp phần hỗ trợ sàng lọc, dự đoán nguy cơ lây bệnh và diễn biến của bệnh COVID-19 cho người dân Việt Nam, từ đó tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa, làm giảm gánh nặng về tâm lý và kinh tế cho các cơ sở y tế và xã hội trên phạm vi cả nước.

Bộ dữ liệu toàn bộ hệ gen mã hoá của bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của Việt Nam và bộ chỉ thị các biến thể của các gen liên quan đến bệnh nhân COVID-19 là nguồn thông tin rất có giá trị đối với quốc gia và cộng đồng khoa học, đóng góp cho cơ sở dữ liệu hệ gen người người bệnh trên thế giới và chia sẻ các thông tin hữu ích liên quan đến bệnh của người Việt Nam.

Việt Nam đang tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 với hình thức quản lí bền vững. Ảnh: Hải Nguyễn.
Việt Nam đang tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 với hình thức quản lí bền vững. Ảnh: Hải Nguyễn.

Trước đó, theo GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho biết, dịch bệnh COVID-19 vẫn được đánh giá diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi, xuất hiện; miễn dịch giảm theo thời gian, xu hướng dịch bệnh khó dự báo.

Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 với hình thức quản lí bền vững. Bộ Y tế đã và đang theo dõi chặt chẽ tình hình, không để bị động trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh; đồng thời phối hợp các chuyên gia, tổ chức trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình nhằm chủ động có các điều chỉnh phù hợp

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

TP Hồ Chí Minh có 267 điểm tiêm vaccine COVID-19 trong ngày 17.5

Huyền Trân |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật  TP Hồ Chí Minh (HCDC) công bố trong ngày 17.5, trên địa bàn thành phố có đến 267 điểm tiêm vaccine COVID-19 để phục vụ nhu cầu tiêm vaccine cho người dân.

Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch COVID-19?

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, mặc dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu, tuy nhiên điều đó không có nghĩa COVID-19 không còn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Số ca COVID-19 mới hôm nay tăng gần gấp đôi

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 ghi nhận được trên cả nước ngày 15.5 là 1.987 ca, tăng gần gấp đôi so với hôm qua (1.050 ca).

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

TP Hồ Chí Minh có 267 điểm tiêm vaccine COVID-19 trong ngày 17.5

Huyền Trân |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật  TP Hồ Chí Minh (HCDC) công bố trong ngày 17.5, trên địa bàn thành phố có đến 267 điểm tiêm vaccine COVID-19 để phục vụ nhu cầu tiêm vaccine cho người dân.

Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch COVID-19?

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, mặc dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu, tuy nhiên điều đó không có nghĩa COVID-19 không còn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Số ca COVID-19 mới hôm nay tăng gần gấp đôi

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 ghi nhận được trên cả nước ngày 15.5 là 1.987 ca, tăng gần gấp đôi so với hôm qua (1.050 ca).