Cựu chiến binh 20 năm "chở" chữ cho trẻ em nghèo

TR.L - N.H |

Khóm Nguyễn Du (phường Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, An Giang) hiện vẫn còn nhiều căn nhà lụp xụp. Nhiều trẻ em chân trần khép nép ở góc sân khi thấy người lạ vào ngõ. Lòng vòng qua mấy con hẻm, chúng tôi mới đến được lớp học tình thương (LHTT) của ông Nguyễn Hữu Thời - cựu chiến binh và hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học phường Mỹ Bình… 

Lớp học tình thương giữa xóm nghèo

Do “mọc lên” giữa xóm nghèo nên LHTT của ông Thời không thể đẹp, khang trang như những ngôi trường điểm. Lớp chỉ rộng khoảng 25 mét vuông; xung quanh được dựng bằng những tấm tôn cũ kỹ; khung và nền nhà, bàn ghế đều xuống cấp… Ông Thời kể: “Năm 1995, về địa phương sinh sống, tôi thấy nhiều cháu trong xóm còn dốt chữ. Các cháu lang thang không người chăm sóc, dạy bảo rồi có cháu vi phạm pháp luật… Tôi là lính Cụ Hồ, thấy như thế không chịu được, hơn nữa Bác Hồ rất quyết liệt trong công tác diệt "giặc dốt". Từ những trăn trở này, tôi bàn với lãnh đạo khóm, phường rồi quyết định mở LHTT này từ năm 1995”. 

Theo ông Thời, ban đầu lớp chỉ có 3 học sinh (HS). Ông phải dùng tiền lương mua bánh kẹo, sách vở... dụ các cháu đến học; rồi dạy kỹ năng sống. Dần dà phụ huynh tin tưởng nên cho con em đến học. Sau một năm, sĩ số lớp học tăng lên 10, 20 rồi 50 em. Khi sĩ số lớp học được hai con số, ông Thời đến gặp một người bạn là đồng đội năm xưa (nay đang là linh mục ở TP.Long Xuyên) nhờ tìm người đứng lớp. Từ mối liên hệ này, lớp học được một nữ tu sĩ đến giảng dạy (khi nữ tu sĩ này về hưu đã giới thiệu cô Thủy đến đứng lớp cho tới nay). 

Ông Thời chia sẻ: "Các cháu đang theo học phần lớn là con em người dân lao động nghèo từ Campuchia và một số tỉnh khác như Trà Vinh, Sóc Trăng… về đây thuê nhà trọ, bán vé số, phụ hồ… sinh sống. Do bận việc mưu sinh, đến đây không có giấy tờ nên việc học hành của con em họ gần như... để đó. Khi chính quyền vận động họ về quê làm giấy tờ thì các cháu đã quá tuổi vào lớp 1 nên chúng tôi gom các cháu về đây dạy chữ, dạy làm người tốt”. 

Để duy trì lớp học, ngoài sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương về cơ sở vật chất, ông Thời và các giáo viên đứng lớp tích cực vận động các nhà hảo tâm để lo sách vở, quần áo… cho HS. Nhiều lúc, ông Thời và các cô giáo bỏ tiền túi để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tặng bánh kẹo để “giữ chân" HS.

Hơn 20 năm thầm lặng “đưa đò”

Hiện lớp học của ông Thời có từ 10 - 20 HS. Do không có cơ sở rộng rãi, HS từ lớp 1 đến lớp 5 học chung một lớp (từ 7h30 đến 10h hàng ngày). Thời gian gần đây, khi biết thông tin về LHTT của ông Thời, nhiều sinh viên Trường Đại học An Giang đến tham gia hỗ trợ giảng dạy, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho HS.  

Cô giáo tương lai Cao Thị Chúc Ly - sinh viên năm cuối ngành Sư phạm tiểu học, Trường Đại học An Giang - chia sẻ: "Mỗi HS ở đây là một hoàn cảnh, có em còn cha thì mẹ bỏ đi hoặc ngược lại. Có em theo cha mẹ từ Trà Vinh, Sóc Trăng và cả Campuchia về đây thuê nhà trọ sinh sống bằng nghề bán vé số, phụ hồ… Thiếu sự quan tâm dạy dỗ, chăm sóc của người lớn (do cha mẹ chạy lo cái ăn) nên các em thiếu thốn nhiều thứ; nhất là chuyện học hành. Chính vì thế, bọn em đến đây, tiếp xúc với các em và không thể bỏ rơi các em được”. Theo Chúc Ly, cái khó khi dạy là các em rất tinh nghịch và bướng bĩnh. Người dạy phải thật kiên nhẫn mới “bám” lớp được. Từ sự uốn nắn của cô Thủy, chú Thời…, các em đã ngoan ngoãn, lễ phép với cha mẹ. Tuy nhiên, hiện cơ sở vật chất lớp học đang xuống cấp, không có chỗ vệ sinh. Lúc cần "giải quyết", các em phải chạy về nhà nên lớp học hay bị gián đoạn. 

Cháu Phan Thị Thùy Mi - học lớp 2 - kể: "Mẹ cháu bỏ đi, cha cháu đi làm hồ. Chị cháu cũng đi phụ việc cho một quán bán nước mía. Cháu rất thích được đi học, muốn sau này trở thành cô giáo để dạy chữ cho các bạn khác như cô Thủy, cô Ly". Còn cháu Võ Thanh Đạt - đang học lớp 4, nói: "Nhà cháu nghèo lắm, cha cháu đi bán trái cây lo cho 4 anh em. Cháu muốn đến trường lắm, cha cháu bảo đến đây học. Nhưng học ở đây cháu chỉ được học đến lớp 5 là phải nghỉ học như anh cháu!". 

Ông Thời cho biết, LHTT này chỉ dạy chữ cho các cháu đến lớp 5, sau đó giới thiệu những chỗ dạy nghề để các cháu có thể vừa học chữ, vừa học nghề. Cháu nào muốn học tiếp thì đăng ký học bổ túc. Hiện có vài cháu đang làm dân quân tự vệ tại phường. 

TR.L - N.H
TIN LIÊN QUAN

Điều gì đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023?

Thái Mạnh |

2022 đánh dấu một năm ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế bứt phá. Tuy nhiên, những thách thức vĩ mô tiếp diễn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ là trở ngại của ngành ngân hàng trong năm 2023. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Simon Chen - Tổng Giám đốc CTCP xếp hạng tín nhiệm Việt Nam về những điều đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023.

Thị trường dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Cảnh báo những nguy cơ ngộ độc rượu sau những cuộc vui ngày Tết

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

Tết là thời điểm mà những bữa cơm sum họp thường được các gia đình sử dụng bia rượu khá phổ biến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ ngộ độc rượu, bia tăng cao trong những ngày này. Để an toàn, hạn chế được rủi ro ngộ độc bia rượu, BS CKI Tăng Tuấn Phong - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã có những chia sẻ cách phòng, tránh và giảm tử vong nếu không may bị ngộ độc bia, rượu.

Đầu năm chiêm ngưỡng dàn siêu môtô tí hon, độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Tô Thế |

Nguyễn Long - chàng trai không chỉ được biết đến với công việc làm tóc mà còn nổi danh trong giới chơi xe bởi biệt tài tự chế tác những mô hình môtô handmade giống y thật, rất tinh xảo từ phế liệu, rác thải điện tử. Long cũng chính là người đầu tiên ở Việt Nam đã chế tạo mô hình siêu xe môtô Ducati thủ công có thể chuyển động được. Nhiều mô hình của Long được giới chơi xe yêu thích, thậm chí là mê mẩn.

Lý do Lego chọn Việt Nam để xây nhà máy trung hòa carbon đầu tiên

Khánh Minh |

Lego, nhà sản xuất đồ chơi số 1 thế giới tính theo doanh thu, đã động thổ xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của công ty ở Châu Á, đặt tại Việt Nam.

Giải cứu mèo rừng

Hải Nguyễn - Mai Hương |

Tại Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam nằm trong Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), nhiều chú mèo rừng đã được cứu sống và chăm sóc, chữa trị, phục hồi tập tính và tái thả về rừng. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những chú mèo rừng sẽ không bao giờ được trở về nhà, bởi những chấn thương về cả thể chất lẫn tinh thần nặng nề mà chúng đã phải trải qua do hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép từ con người.

Mô hình xe đạp công cộng ở TPHCM ra sao sau một năm thí điểm?

MINH QUÂN |

TPHCM - Sau hơn một năm thí điểm ở trung tâm quận 1, mô hình xe đạp công cộng thu hút gần 300.000 tài khoản đăng ký sử dụng. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM dự kiến mở rộng mô hình này ra nhiều nơi tại thành phố trong năm nay.

Kỳ vọng từ cuộc đua phim Tết

NGỌC DỦ |

Có thể nói trong năm 2022, điện ảnh Việt có không ít sự mờ nhạt khi không có tác phẩm nào mang lại doanh thu vượt trội. Chính vì thế, đường đua phim Tết 2023 với 3 tác phẩm đến từ những nhà sản xuất có tay nghề đang được xem là sự kỳ vọng giúp vực dậy phòng vé tại các rạp trên toàn quốc.