Cuối năm 2024 xử phạt hành vi không phân loại rác là thách thức với các địa phương

NHÓM PV |

Cuối năm 2024, hành vi không phân loại rác sẽ bị xử phạt. Như vậy chỉ còn hơn 1 năm nữa để các địa phương chuẩn bị các điều kiện, phương án tiến hành. Tuy nhiên theo ghi nhận, nhiều nơi từ hộ gia đình tới địa phương vẫn đang loay hoay trong công tác phân loại, thu gom rác thải.

Khó từ hộ gia đình khó đến địa phương

Theo lộ trình, việc xử phạt các trường hợp không phân loại rác tại nguồn, sẽ tiến hành chậm nhất vào ngày 31.12.2024. Quy định nêu rõ: phạt tiền từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Tuy nhiên, nhiều người dân còn mơ hồ với thông tin này.

Chị Minh Châu - trú tại quận Tây Hồ (TP Hà Nội) - cho biết: “Tôi chưa biết tới thông tin về lộ trình và quy định xử phạt. Tuy nhiên, tôi đồng tình bởi đây là một phương án hợp lý để góp phần giảm thiểu tình trạng rác thải sinh hoạt tràn lan gây ảnh hưởng tới môi trường".

Là công nhân vệ sinh môi trường tại quận Cầu Giấy (TP Hà Nội), anh Trần Quang Vinh cho biết: “Số lượng rác thải lớn mỗi ngày với quá nhiều loại rác khác nhau, công nhân vệ sinh môi trường chỉ kịp chuyển rác thải ra điểm tập kết, rồi lại chuyển lên xe để đưa về khu vực xử lý chứ không đủ thời gian và nhân lực để phân loại rác thải thêm một lần nữa”.

Tại TPHCM, sau nhiều năm thực hiện cuộc vận động "Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước", đồng thời thí điểm phân loại rác tại nguồn, đến nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến khả quan. Ghi nhận tại một số địa điểm như trước trường học, công viên hay tại một số khu dân cư trên địa bàn TPHCM, người dân chưa lưu tâm đến việc phân loại rác.

Là người nhập cư đến thuê trọ, diện tích phòng trọ chật hẹp sinh hoạt khó khăn, nên việc đặt thùng rác để phân loại đối với anh Lê Văn Thơm (ngụ TP Thủ Đức) càng khó khăn hơn. “Đa phần các khu trọ chỉ để một thùng rác lớn phía trước, mạnh ai nấy bỏ vào, mình có phân loại sẵn mang ra ngoài thì cũng dồn chung một chỗ” - anh Thơm nói.

Theo ông Nguyễn Kỳ Phùng - Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, việc vứt rác bừa bãi ở TPHCM đã trở thành vấn nạn. Nguyên nhân cốt lõi là ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, môi trường của một bộ phận không nhỏ các cá nhân và doanh nghiệp chưa cao. Đồng thời, còn nhiều bất cập trong việc thu gom, xử lý rác thải và phát hiện đối tượng vi phạm.

Còn tại Đà Nẵng, dù được biết đến là địa phương dành nhiều giải thưởng về môi trường, có cả đề án xây dựng thành phố môi trường trong nhiều năm nhưng khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Đà Nẵng vẫn gặp khó. Nhận thức người dân chưa đồng đều đến phương tiện phân loại rác vẫn chưa hợp lý.

Ông Võ Nguyên Chương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng - cho biết, Đà Nẵng là địa phương đi đầu trong phân loại rác thải tại nguồn. Tuy nhiên, việc này đang gặp phải khó khăn do thói quen trong sinh hoạt của người dân.

“Như dự án Sở Công Thương phối hợp với tổ chức nước ngoài triển khai mô hình chợ hạn chế rác thải nhựa nhưng 2 năm nay chỉ mới công nhận 6 quầy hàng sinh thái cho 6 tiểu thương kinh doanh tại chợ Hàn. Tại chợ Hải sản quận Thanh Khê, khi tổ chức phát gần 100.000 túi phân hủy cho người dân nhưng họ mang về cất ở nhà, xách túi nylon đi chợ. Vấn đề nữa là người dân hiện nay rất ngại để thùng rác trước nhà. Về nguyên tắc thì thùng rác đặt giữa 2 nhà nhưng nhà này cứ đẩy qua nhà kia và ngược lại” - ông Chương nêu rõ.

Một khó khăn khác tại Đà Nẵng là việc thu gom rác hiện nay vẫn không có gì thay đổi. Phân loại rác theo quy định nhưng khi thu gom rác lại đổ hết vào một nơi. Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng - cho biết, trong phân loại rác thải, phường hiện có mô hình thu gom ve chai bán gây quỹ được duy trì hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, phân loại rác thải tại khu dân cư cũng chỉ mới dừng lại ở đó chứ chẳng thể hơn.

Bởi thực tế, mỗi gia đình, có những nơi đã phân loại rác cơ bản rồi thì đến lúc thu gom, công nhân vệ sinh và xe thu gom rác lại đổ chung vào một nơi. Vậy nên, có phân loại bước đầu cũng thành công cốc.

Việc thu gom, xử lý rác thải đang là bài toán với các địa phương. Ảnh: Hải Danh
Việc thu gom, xử lý rác thải đang là bài toán với các địa phương. Ảnh: Hải Danh

Thách thức cho các địa phương

Đại diện UBND phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TPHCM) cho biết, hằng tháng phường tổ chức đối thoại giữa người dân, doanh nghiệp, chính quyền và đơn vị thu gom rác để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu gom, phân loại rác. Đồng thời, địa phương còn tuyên truyền và yêu cầu 100% hộ dân sinh sống, kinh doanh ở mặt đường trên địa bàn phường giữ gìn vệ sinh môi trường, trang bị thiết bị lưu chứa và phân loại rác thải…

Theo ông Nguyễn Kỳ Phùng - Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, địa phương này đã sử dụng thiết bị flycam để kiểm tra và ghi nhận các điểm rác phát sinh tại các khu vực dự án có diện tích đất trống lớn; đồng thời sử dụng phần mềm GIS để cập nhật thường xuyên, liên tục các điểm rác phát sinh, tái phát sinh rác thải để dễ dàng quản lý và chỉ đạo xử lý kịp thời.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 8.2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án “Quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030”. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, 80 - 98% rác thải rắn sinh hoạt tại thành thị và nông thôn được thu gom, xử lý… Hiện các địa phương khác cũng đang vào cuộc để thực hiện phân loại rác tại nguồn trên toàn tỉnh.

Các địa phương phải có hướng dẫn chi tiết

Trao đổi với Lao động, theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT), Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08, Thông tư 02 đã quy định rất rõ về nội dung liên quan đến phân loại rác thải tại nguồn.

Theo yêu cầu của Bộ TNMT, các địa phương sẽ phải ban hành quy định hướng dẫn chi tiết để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn, nếu như không thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với cá nhân và 1.500.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với doanh nghiệp.

"Để thực hiện được điều này, các địa phương cần thực hiện phân loại rác thải thành 3 thùng. Thùng thứ nhất là rác thải hữu cơ, thùng thứ 2 là vô cơ tái chế, thùng thứ 3 là các loại rác vô cơ khác. Tuỳ điều kiện của từng địa phương mà các địa phương có thể ban hành việc phân loại theo các thùng rác khác.

Ví dụ Hà Nội dự kiến có thêm thùng rác thải mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất và rác thải cồng kềnh" - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, đây là nội dung chủ yếu liên quan đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.

Các tiêu chuẩn, tiêu chí về thu gom, phân loại không khó, Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ TNMT là một sự hỗ trợ đối với các địa phương để thực hiện thuận lợi hơn.

Mấu chốt chính là ở việc đầu tư hạ tầng, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng... vì nó liên quan đến tiền, đến năng lực, đến công nghệ. Nếu chúng ta không thực hiện đồng bộ thì khi người dân phân loại xong không biết vận chuyển đi đâu, lưu trữ ở đâu; doanh nghiệp tái chế không biết lấy nguồn rác từ chỗ nào vì quá trình thu gom có thể đã gộp lại với nhau làm mất tác dụng của việc phân loại, thu gom.

"Đây là một thách thức lớn của các địa phương. Thời gian còn lại rất ngắn, nếu các địa phương không tập trung vào hạ tầng phân loại, thu gom, vận chuyển... thì chúng ta không thể thực hiện thành công việc phân loại, thu gom" - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết.

Nguyễn Hà

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Khó xử phạt hành vi không phân loại rác tại nguồn dù có lộ trình

Hải Danh - Thanh Hằng |

Việc xử phạt các trường hợp không phân loại rác tại nguồn theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP sẽ được thực hiện theo lộ trình chậm nhất vào ngày 31.12.2024 nhưng việc phân loại rác hiện nay chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để.

Thùng phân loại rác như vô hình, chủ yếu phục vụ quảng cáo

Hải Danh - Linh Trang |

Nhằm tạo cho người dân thói quen giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng, vứt rác đúng nơi quy định, thùng rác thông minh được lắp đặt tại nhiều con phố trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, theo ghi nhận, tại một số khu vực có tình trạng bị mất thùng rác hoặc thùng rác bị úp ngược, chỉ còn lại biển quảng cáo, nơi thì thùng rác công nghệ để cho có gây lãng phí, mất cảnh quan đô thị.

Người dân chán cảnh phân loại rác, rồi lại bị trộn lẫn khi thu gom

Hải Danh - Vũ Linh |

Theo nhiều người dân Thủ đô cho biết, mặc dù đã có ý thức trong việc phân loại rác thải để thuận tiện cho công tác thu gom và tái chế. Tuy nhiên, nhiều công nhân môi trường khi thu gom lại bỏ chung những loại rác đã phân loại với nhau khiến việc làm này dần trở nên vô ích.

Hồ sơ phạm tội của giang hồ Cường "quắt", kẻ liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng

Lương Hà - Trung Du |

Thái Bình - Ông Lưu Bình Nhưỡng vừa bị Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ về hành vi cưỡng đoạt tài sản từ kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (sinh năm 1986, thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án; trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Đề xuất không hủy dự toán 16.000 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Nếu không được kéo dài nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023 khoảng 16.000 tỉ đồng. Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, nếu cắt nguồn vốn này thì áp lực giải ngân của Chính phủ có giảm đi, nhưng lại thiệt thòi cho các địa phương.

Bất chấp tiền phạt, thanh tra, nhiều doanh nghiệp ngó lơ trách nhiệm đóng BHXH

Thùy Trang |

Nhiều doanh nghiệp để chậm đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) kéo dài do ý thức chấp hành pháp luật của các chủ sử dụng lao động chưa nghiêm. Dù phải làm cam kết bằng văn bản, bị thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần nhưng một số đơn vị vẫn tái diễn việc chậm đóng.

Hà Nội thí điểm triển khai sổ sức khỏe điện tử

Hà Lê |

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về triển khai thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử và sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn TP.Hà Nội.

Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao việc đổi tên thành dự án Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Bộ Chính trị đã đồng thuận, thống nhất rất cao việc đổi tên thành dự án Luật Căn cước.

Khó xử phạt hành vi không phân loại rác tại nguồn dù có lộ trình

Hải Danh - Thanh Hằng |

Việc xử phạt các trường hợp không phân loại rác tại nguồn theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP sẽ được thực hiện theo lộ trình chậm nhất vào ngày 31.12.2024 nhưng việc phân loại rác hiện nay chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để.

Thùng phân loại rác như vô hình, chủ yếu phục vụ quảng cáo

Hải Danh - Linh Trang |

Nhằm tạo cho người dân thói quen giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng, vứt rác đúng nơi quy định, thùng rác thông minh được lắp đặt tại nhiều con phố trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, theo ghi nhận, tại một số khu vực có tình trạng bị mất thùng rác hoặc thùng rác bị úp ngược, chỉ còn lại biển quảng cáo, nơi thì thùng rác công nghệ để cho có gây lãng phí, mất cảnh quan đô thị.

Người dân chán cảnh phân loại rác, rồi lại bị trộn lẫn khi thu gom

Hải Danh - Vũ Linh |

Theo nhiều người dân Thủ đô cho biết, mặc dù đã có ý thức trong việc phân loại rác thải để thuận tiện cho công tác thu gom và tái chế. Tuy nhiên, nhiều công nhân môi trường khi thu gom lại bỏ chung những loại rác đã phân loại với nhau khiến việc làm này dần trở nên vô ích.