Cuộc sống vẫn bình thường bên trong thành phố bị cách ly

Trần Thuỳ - Mai Hương |

Ngày đầu cách ly xã hội toàn Thành phố Đà Nẵng, phong toả 4 tuyến đường quanh 3 bệnh viện lớn, vậy nhưng người dân Đà Nẵng vẫn giữ tinh thần lạc quan, bình tĩnh, chấp hành mọi yêu cầu của các cơ quan chức năng. Các hộ gia đình không có tình trạng tích trữ lương thực, chính quyền địa phương thì chủ động tuyên truyền nhắc nhở, đồng thời có nhiều phương án giải quyết các vấn đề phát sinh khi cách ly xã hội.

Người dân lạc quan, bác sĩ cổ vũ bệnh nhân

Từ ngày 28.7, toàn TP.Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong 14 ngày. Không chỉ vậy, 4 tuyến phố bao quanh 3 bệnh viện lớn tại Đà Nẵng cũng bị phong toả, cách ly. Đây là những biện pháp quyết liệt của chính quyền nhằm phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, không hoang mang, lo lắng nhưng không sợ hãi, người dân Đà Nẵng đã nhanh chóng chuyển cuộc sống sang trạng thái mới để cùng thành phố chống dịch.

Trong ngày đầu tiên thực hiện cách ly xã hội, nhiều cửa hàng vẫn hoạt động nhưng chỉ bán mua về và người mua phải cách xa 2 mét, phải rửa tay trước khi cầm thực phẩm. Người dân ra đường dù là đi thể dục hay công việc đều mang khẩu trang.

Tại các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, các công ty đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn cho công nhân trước khi vào làm việc. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân cũng như cộng đồng, công nhân đến làm việc phải đeo khẩu trang, rửa tay…

Riêng tại 4 tuyến đường dẫn vào Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và Phục hồi chức năng đã được lập 10 chốt chặn, phong tỏa hoàn toàn. Người dân tại đây được hỗ trợ đồ ăn, thức uống theo giờ quy định.

Chị Hoàng Mai, một người dân sống ở đường Hải Phòng đoạn bị phong toả cho biết: “Không được đi lại đúng là bất tiện nhưng chủ trương chống dịch thì buộc phải chấp nhận. Người dân sẵn sàng nghỉ việc, cách ly để chung sức cùng thành phố đẩy lùi dịch COVID-19”.

Cũng trong ngày thành phố cách ly toàn xã hội, phong trào “tiếp sức tuyến đầu” của người dân Đà Nẵng đã quay trở lại. Hàng trăm thùng nước, sữa, thực phẩm được tiếp sức cho các y bác sĩ tại 3 bệnh viện bị cách ly cũng như các lực lượng chốt trực. Chưa hết, ngay chính trong bệnh viện, hình ảnh bác sĩ hát cỗ vũ bệnh nhân khiến nhiều người xúc động mạnh.

Đó là câu chuyện về bác sĩ Lê Văn Đương - khoa Cấp cứu Bệnh viện C Đà Nẵng trong ngày 27.7 đã đến phòng bệnh nhân là các cựu chiến binh để hát tặng bài “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” với lời nhắn nhủ: “Chúng ta nhất định thắng đại dịch này”. Tất cả cho thấy một tinh thần rất lạc quan của toàn thể người dân thành phố, cùng nhau tương trợ, cùng nhau bước vào cuộc chiến mới đầy cam go phía trước.

Dù phải cách ly xã hội nhưng công việc của công nhân không bị xáo trộn quá nhiều, họ thể hiện tinh thần yên tâm sản xuất, lao động với những cách phòng tránh dịch an toàn. Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đang phối hợp với các doanh nghiệp vận động các công nhân lao động có liên quan đến các bệnh nhân COVID-19 khai báo y tế và tự cách ly ở nhà. Được biết, hiện Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng có hơn 77.000 lao động đang làm việc.

Theo bà Lê Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch Công đoàn Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng, sau khi có thông báo chính thức về ca dịch COVID-19 đầu tiên ở Đà Nẵng (bệnh nhân 416), các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã kích hoạt trở lại các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động.

Các doanh nghiệp cũng đã đồng loạt triển khai các biện pháp phòng chống dịch cho người lao động: Phun khuẩn khuôn viên, nơi làm việc, phòng ăn; buộc người lao động khai báo y tế; phát khẩu trang và trang bị dung dịch nước rửa tay, sát khuẩn; đo thân nhiệt từ cổng vào; những ai có thân nhiệt không đảm bảo thì được nghỉ để tự cách ly ở nhà; chia nhỏ các bữa ăn ca từ 3 lên 5 bữa/ ngày và giãn khoảng cách trong phòng ăn từ một đến hai mét...

Chính quyền chủ động

Dù vậy, việc đột ngột cách ly toàn thành phố cũng đã khiến một số người dân gặp khó khăn. Đơn cử như nhiều người bệnh chạy thận, lọc máu tại Bệnh viện Đà Nẵng vì nhiều lý do không kịp vào bệnh viện.

Ông Nguyễn Văn Long, trú huyện Nông Sơn, Quảng Nam cho biết, ông có lịch chạy thận tại bệnh viện vào thứ 3, thứ 5 hàng tuần. Nhưng do chủ quan, không nắm được thông tin nên khi Bệnh viện Đà Nẵng bị phong tỏa, ông Long tỏ ra bất ngờ và lo lắng. Nắm bắt thông tin này trong quá trình kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã liên hệ với Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng đề nghị có hướng giải quyết cho những trường hợp bệnh nhân này. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ hỗ trợ lương thực thực phẩm một phần để giúp họ trong thời gian cách ly.

Theo Sở Du lịch, Đà Nẵng hiện còn 228 du khách bị kẹt lại. Phần lớn họ là những khách lẻ, khách đến thăm người thân… Sở Du lịch đã bố trí và giới thiệu 5 khách sạn đủ cho toàn bộ những người này lưu trú thực hiện cách ly theo đúng chỉ đạo. Với giá phòng hỗ trợ tối thiểu từ 200.000-300.000 đồng/cho hai người/ngày để hỗ trợ du khách.

Hiện Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy đang tích cực hỗ trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng về công tác phân luồng bệnh nhân, cách ly, giám sát nhiễm khuẩn, hồi sức tích cực...

Trần Thuỳ - Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ngãi truy vết những đối tượng F1 từng đến 3 bệnh viện ở Đà Nẵng

Thanh Chung |

Tỉnh Quảng Ngãi có thông báo khẩn về việc truy vết các đối tượng F1 từng đến 3 bệnh viện ở TP.Đà Nẵng và tiếp xúc gần với các ca bệnh dương tính SARS-CoV-2.

7 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại Quảng Nam và Đà Nẵng

Lệ Hà - Thuỳ Linh |

Chiều 28.7, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, có thêm 7 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Quảng Nam và Đà Nẵng.

Cuộc sống của người dân Đà Nẵng trong khu cách ly

MAI HƯƠNG |

Theo ghi nhận của PV, khu phong tỏa gồm các khu dân cư và 3 bệnh viện là ổ dịch COVID-19 tại Đà Nẵng được các cán bộ, chiến sĩ công an đứng chốt nghiêm ngặt. Bên trong khu phong tỏa, đa số người dân đều đóng cửa, ở nhà. Một số người có việc ra khỏi nhà đều mang khẩu trang, mũ chống giọt rất cẩn thận.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quảng Ngãi truy vết những đối tượng F1 từng đến 3 bệnh viện ở Đà Nẵng

Thanh Chung |

Tỉnh Quảng Ngãi có thông báo khẩn về việc truy vết các đối tượng F1 từng đến 3 bệnh viện ở TP.Đà Nẵng và tiếp xúc gần với các ca bệnh dương tính SARS-CoV-2.

7 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại Quảng Nam và Đà Nẵng

Lệ Hà - Thuỳ Linh |

Chiều 28.7, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, có thêm 7 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Quảng Nam và Đà Nẵng.

Cuộc sống của người dân Đà Nẵng trong khu cách ly

MAI HƯƠNG |

Theo ghi nhận của PV, khu phong tỏa gồm các khu dân cư và 3 bệnh viện là ổ dịch COVID-19 tại Đà Nẵng được các cán bộ, chiến sĩ công an đứng chốt nghiêm ngặt. Bên trong khu phong tỏa, đa số người dân đều đóng cửa, ở nhà. Một số người có việc ra khỏi nhà đều mang khẩu trang, mũ chống giọt rất cẩn thận.